" Tiền Phong Online" có bài này đáng để ý, về việc ông Đỗ Văn Xuyền, một nhà giáo đã nghỉ hưu, "bước đầu công bố công trình “giải mã chữ Việt cổ”, "gây được sự chú ý của giới khoa học".
Mới nghe những từ "giải mã", "chữ Việt cổ"..., bố cún thấy có vẻ đi sâu vào chuyên môn ngôn ngữ học của bạn Minh, hoặc bét ra cũng mang màu sắc Hán - Nôm, hay Tạ Chí Đại Trường, sợ khó hiểu và mệt. Nhưng đọc lướt thì thấy bài viết dễ hiểu, và bố cún rất "kết" cái kết luận của bài báo, cho rằng chữ Quốc ngữ có lẽ không phải "sáng kiến" độc quyền của thày A Lịch Sơn Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes), mà khả năng là thày đã "tiếp thu bộ chữ cổ của người Việt" (từ một "thiếu niên bản xứ"), và "có công La Tinh hóa nó, để ra được chữ Quốc ngữ".
Nếu đúng như vậy thì quả là... vẻ vang dân Việt!
Mà rõ là bài báo có những khẳng định, hoặc giả định, rất đáng tự hào, lâng lâng, về nền văn hóa và giáo dục (rất văn minh!) của nước ta thời... vua Hùng:
- Phải chăng trước khi chìm đắm vào đêm dài Bắc thuộc, nước Văn Lang đã có một nền văn hiến rực rỡ?
- Không chỉ để lại cho hôm nay những chiếc trống đồng Đông Sơn tuyệt hảo, cha ông ta còn để lại (đâu đó, trong những di tích như Thiên Cổ miếu) bằng chứng về một nền giáo dục, một thể chế kén chọn người tài phát triển ngay từ thời dựng nước?
- Hầu khắp các tỉnh lưu vực sông Đà, sông Lô, sông Hồng, xa hơn nữa mạn Thanh Hóa, Nghệ An, đều có các bằng chứng về các thầy giáo danh tiếng và các học trò giỏi thời Hai Bà Trưng, An Dương Vương, Hùng Vương!
- Những sưu tầm còn cho thấy từ thời Hùng Vương, việc kén tìm người giúp nước trị dân thường được tuyển chọn trong những học trò giỏi, hoặc qua việc thi cử mà khẳng định, hoặc lập được chiến công chống ngoại xâm.
Rồi kết cục, là việc chữ Quốc giữ có khả năng bắt nguồn từ chữ Việt cổ cách đấy hai ngàn năm, v.v... và v.v...
Cơ mà, đọc xong, nghĩ đi nghĩ lại, mới thấy hồ nghi. Những chuyện to lớn tầy đình thế này mà giới sử học chuyên nghiệp Việt Nam đâu rồi (chắc vẫn còn lo... đấu tranh giai cấp ;)), sao bỏ qua hết, để một thày giáo nghiên cứu nghiệp dư tìm ra? Chuyện một cái miếu từ thời vua Hùng vẫn còn "ngang nhiên" tồn tại, có ngọc phả hẳn hoi, mà không ai để ý? Cái thời mà ngay sự tồn tại một cách xác thực của nó, trên văn bản giấy tờ, hầu như không (chưa) có - có chăng chỉ là những huyền sử, trong đó có huyền sử về cậu bé có thể bị thiểu nang (hoặc Down), mà sau trở thành anh hùng, và sẽ được Giáo hội Phật giáo Việt Nam "chủ thầu đầu tư" dựng tượng từ tiền cúng đường của thiện nam tín nữ ;) - giờ không lẽ được "giải mã", "giải mật" một cách dễ dàng thế?
Nên chăng, tạm thời, ta hẵng cứ "hoài nghi tất cả" theo phương châm mà cụ Mã Khắc Tư yêu thích đã, cho chắc, nhỉ?
(*) Minh họa không liên quan đến đề tài: cún hôm nay, khi tắm, đã biết đạp để nghịch ngợm và khoái chí lắm với trò vờn nước.
8 nhận xét:
:D :D :D
Tại anh viết có chất mỉa mai quá nên em mới lạc đề :P
Sozì hì hì
@ Vàng Anh: Sáo chán, chán cái gì chứ? ;)
@ Mẹ Dế: Anh ko nói là "ngày xưa" nói chung, mà đang nói là từ thời vua Hùng kia mà; thời đó mình chưa có sử liệu gì xác tín cả. Đọc cái list 99 người còn theo cha mẹ (Lạc Long Quân & Âu Cơ) mà thấy toàn tên lạ, chả quen ai :)
Mẹ Dế đọc kỹ bài ấy đi, có phải là nói về chuyện "ngày xưa trọng người hiền (tài" đâu? ;)
Iem trộm nghĩ, nền giáo dục nước ta thời xưa, tuy các quan không... đi Tây đi Tàu về quản lý, vẫn có nhiều điểm ưu việt mà bi giờ cần học hỏi! Tác giả bài viết cũng ko phải là ko có lý. Việc cầu hiền và đãi ngộ nhân tài xưa đã được chú trọng, rồi mất đi từ bao giờ, nay hình như đã lại được nhớ đến. Nhưng cũng manh mún và chưa đồng nhất! Người tài ở trong một cơ chế không phát huy được cái tài của mình, hoặc bị o ép quá mà bỏ đi :). Hì, nhưng mà cũng lại hy vọng là tình hình không bi đát thế!
hình đẹp
@ 2Ti: Thì đi hỏi thày giáo ấy. Hoặc là hỏi ông… Đắc Lộ (có tượng ở Viện Ngôn ngữ học ;)
thich xem cai hinh hon
doc cai xong thay chan
oi dan tri nc Viet...ve vang that
Em tò mò về bộ chữ cổ này quá :????
Đăng nhận xét