1. Chuyển đề tài cho thư giãn chút.
Mấy bữa trước nhân post bài về lịch sử Việt Nam, liên quan đến An Dương Vương - Mỵ Châu - Trọng Thủy; rồi lại xem bài về vụ tái tạo nỏ thần ở Việt Nam (coi ảnh thì thấy cũng có gì kỳ diệu lắm đâu? có lẽ các nhà nghiên cứu của ta chưa phát hiện ra cáo tinh túy của nỏ thần, bét ra cũng phải như hỏa tiễn Cachiusa của Nga La Tư ấy chứ???), mới nhớ ngày xưa có hai bài thơ được coi là khá “nổi đình đám” về tích Mỵ Châu - Trọng Thủy.
Đáng chú ý là cả hai tác giả đều là “nhà thơ quân đội”, ấy thế mà cả hai đều bốc phết, rắp tâm cổ vũ… cứ yêu tràn, yêu đại, bừa bãi, không cảnh giác, dầu… mất nước cũng đành ;) Có lẽ hai ông này trót quên lời phê của đại thi hào Tố Hữu, bảo Mỵ Châu “trái tim lầm chỗ để trên đầu” nhỉ? (*)
TRIẾT LÝ KHI YÊU
(Vương Trọng)
Chừng mực với mọi điều
Với tình yêu xin đừng chừng mực
Đã yêu thì yêu như lửa đốt
Cây cành nào cũng phải cháy thành tro
Đã yêu thì yêu như rượu bốc
Trên có trời, dưới đất, giữa hai taĐã yêu thì yêu như ông bà
Tam tứ núi cũng trèo, ngũ lục sông cũng lội
Lên đò sang ngang, vai mang khăn gói
Thương mẹ thì thương, con cứ theo chồngĐã yêu thì yêu như Tiên Dung
Đẳng cấp sang hèn không bàn đến
Đã yêu thì yêu như Mỵ Châu
Đầu dù rơi vẫn không sai lời hẹn
Đã yêu thì yêu như Trương Chi
Thân dù tan, hồn lặn vào đáy chén ...Nồng ấm thế ơi em thương mến
Rượu bốc trên môi, lửa rực trong tim
Nghe anh nói, vòng tay em siết chặt
Đã yêu thì quý nhất khoảng lặng im!MỴ CHÂU
(Anh Ngọc)Lông ngỗng lông ngan rơi trắng đường chạy nạn
Những chiếc lông không tự biết giấu mìnhNước mắt thành mặt trái của lòng tin
Tình yêu đến cùng đường là cái chết
Nhưng người đẹp dẫu rơi đầu vẫn đẹp
Tình yêu bị dối lừa vẫn nguyên vẹn tình yêuGiá như trên đời còn có một Mỵ Châu
Vừa say đắm yêu đương vừa luôn luôn cảnh giác
Không sơ hở, chẳng mắc lừa mẹo giặc
Một Mỵ Châu như ta vẫn hằng mơ
Thì hẳn Mỵ Châu không sống đến bây giờ
Để chung thủy với tình yêu hai ngàn năm có lẻ
Như anh với em dẫu yêu nhau chung thủy
Đến bạc đầu bất quá chỉ trăm nămNên chúng ta dù rất đỗi đau lòng
Vẫn không thể cứu Mỵ Châu khỏi chết
Lũ trai biển sẽ thay người nuôi tiếp
Giữa lòng mình viên ngọc của tình yêuVẫn còn đây pho tượng đá cụt đầu
Bởi cụt đầu nên tượng càng rất sống
Cái đầu cụt gợi nhớ dòng máu nóng
Hai ngàn năm dưới đá vẫn tuôn tràoAnh cũng như em muốn nhắc Mỵ Châu
Đời còn giặc xin đừng quên cảnh giác
Nhưng nhắc sao được người hai ngàn năm trước
Nên em ơi ta đành tự nhắc mình...
Hai bài này, vào lúc điểm ra đời (loanh quanh thời “cổi trói” của ông Nói & Làm), thuộc loại rất “cấp tiến”. Như bố cún nhớ, “Triết lý khi yêu” còn bị một “độc giả” báo nọ phê phán, vì con ông ta đọc bài này sẽ không thể lý giải được những gì học trong trường phổ thông, theo đó cần lên án cha con An Dương Vương & Mỵ Châu nhẹ dạ, mất cảnh giác, gây mất nước. Còn bài “Mỵ Châu”, tuy có khổ thơ cuối vớt vát lập trường (đây là khổ yếu nhất trong bài), nhưng rõ ràng là tác giả tỏ ý “bênh” tình yêu Mỵ Châu & Trọng Thủy.
Thế mới thấy yêu là thứ phức tạp, phức tạp trong đời thường đã đành, mà trong "truyện triều đình", còn dẫn đến vong quốc như bỡn. Như huyền thoại về mối tình Đường Minh Hoàng & Dương Quý Phi, hay Chu U Vương & Bao Tự, mà bố cún có dịp đến tận “hiện trường” ngó nghiêng…
2. Cũng vẫn đề tài mối tình Mỵ Châu - Trọng Thủy, bài viết sau không bằng lòng với việc đơn thuần “đi” chùm ảnh về “Dân Cả Quậy tưng bừng mở hội Cổ Loa”, mà còn có “tham vọng” “lập thuyết”:
“… huyền thoại giếng Ngọc Mỵ Châu thì bao lâu nay vẫn chỉ là huyền thoại. Các nhà văn hóa chỉ có thể đưa ra kết luận xơ cứng như: “Tình yêu lầm lẫn của nàng Mỵ Châu đã dẫn đến câu chuyện mất nước: “Tôi nhớ ngày xưa chuyện Mỵ Châu / Trái tim lầm chỗ để trên đầu / Nỏ thần vô ý trao tay giặc / Đến nỗi cơ đồ đắm biển sâu”.
“Như vậy, lễ hội Cổ Loa có vẻ như một bài học cảnh tỉnh cần phải nhắc đi nhắc lại mỗi năm một lần để mọi người dân Việt phải ghi lòng tạc dạ chuyện an nguy của nước nhà bao giờ cũng phải đặt trên tình riêng, hạnh phúc cá nhân. Nhưng ý nghĩa của huyền thoại giếng Ngọc Mỵ Châu có phải chỉ là bài học giản đơn như thế? Tại sao những viên ngọc trai nơi nàng Mỵ Châu gặp nạn nếu đem rửa nước giếng Ngọc nơi chàng Trọng Thủy trẫm mình lại trở nên trong hơn và phát sáng?”
Có lẽ lần đầu mới có người dám “chê” thi hào Tố Hữu một cách “xấc xược” như vậy ;) Ý bài viết thì không có gì mới – vẫn là kiểu “chỉ tình yêu ở lại”, blah blah (bá láp)… - nhưng câu cuối vậy là mạnh bạo: “Tình yêu có hóa giải được thù hận giữa con người với con người hoặc cao hơn, giữa các quốc gia?”
Chỉ tiếc là kết luận hơi mang dáng dấp “vẻ vang dân Việt”: “Chỉ nguyên mấy câu hỏi này thôi, huyền thoại giếng Ngọc Mỵ Châu cũng đã xứng đáng là một kiệt tác văn hóa của nhân loại.” Nhưng không sao, cao hứng… bất tử ngợi ca tình yêu, có quá đà chút, âu cũng là sự có thể thể tất!
3. Tò mò, bố cún lang thang trên mạng thì thấy ở đây có nhiều thơ thẩn tụng ca tích Mỵ Châu - Trọng Thủy.
Đã thống nhất với bạn Minh rằng, thơ thẩn yêu đương, dễ đọc, dễ xúc động, dĩ nhiên có thể sến (nhiều hay ít, tùy), nhưng cũng có chút ý nghĩ của nó. ;)
Chả thế mà các chùm thơ yêu trên NCTG, nhất là nếu khéo chọn được một câu mùi mẫn làm “đề từ” cho cả chùm để “câu khách”, thì bao giờ cũng có lượng người đọc rất đông đúc.
Bố cún vẫn nhớ một câu tay bạn Hung cùng lớp, vẻ rất thương hại, khi một tay khác tự nhiên vô cớ bỗng đâm đầu đi… yêu (chuyện cách đây cũng chừng 18 năm rồi). Nếu dịch ra tiếng Việt thì là như vầy: “Hỏng rồi, ngay từ rễ! Biết thế còn cố đấm ăn xôi làm gì!”
Ý cậu ta nói, tình yêu – vì bản chất của nó - hỏng ngay từ khi bắt đầu. Theo ngôn ngữ bố cún thì, “nhà Hán đổ từ đấy!”
Thế mà thiên hạ tự cổ chí kim vẫn yêu, lạ! Chắc là để chuốc lấy “thú đau thương” ;)
4. Entry này ý tứ lộn xộn, rất vô nghĩa, chỉ là chuyện làm quà chứ không có ngụ ý gì ;)
(*) Cũng trong bài này, ngay sau khổ thơ cổ kính về Mỵ Châu, lại có một khổ “tân kỳ” hơi bị chán (và điển tích rắn rết này thiết nghĩ cần phải chú thích cho hạng độc giả loàng xoàng như bố cún ;)):
Chuyện cô du kích xóm Lai Vu
Rắn quấn bên chân vẫn bắn thù:
“Mỹ hại trăm nhà, lo diệt trước
Rắn, mình em chịu, có sao đâu!”
Ghi chú: đã đưa thêm link vụ rắn rết để bà con "ôn cố tri tân" :)
31 nhận xét:
Nhân nói về yêu đương như Mỵ Châu, Tiên Dung, em nhớ một khổ thơ, hình như của Nguyễn Nhược Pháp. Góp thêm câu, yêu thì yêu như Thủy Tinh nữa, yêu dai! ;)) Em đọc hồi bé, chẳng nhớ rõ lắm, nhưng thấy hay:
"Thủy Tinh năm năm dâng nước bể
Đục núi reo hò đòi Mỵ Nương
Trần gian đâu có người dai thế!
Cũng bởi thần yêu nên khác thường!"
:P
Đuc
@ Mẹ Dế:
Tàng thư về vụ Sơn Tinh - Thủy Tinh phải kể đến mấy "tư liệu" sau (theo thứ tự thời gian):
1. "Sự tích những ngày đẹp trời" (Hòa Vang, đã mất): http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?t=9034
2. "Nỗi lòng Thủy Tinh" (Giang Tuấn Đạt, nhà thơ "mãi mãi tuổi 18" này ở bên Hung ;)): http://my.opera.com/Huyhieu/blog/n-i-lo
3. "Sơn Tinh Thủy Tinh" (Lê Minh Hà, ở Bá Lanh): http://www.nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1203
Trong số đó, liên quan đến bài thứ hai có một chuyện ly kỳ như sau. Độ 8-9 năm trước, anh Nguyễn Hoài Phương là nhà văn bên Đức, trong một chuyến ngao du lên Bá Lanh, đã gặp một ông chủ quán yêu văn nghệ, ổn chép một số bài thơ - chữ rất bay bướm - và bảo là của ổng. Nhận được bản copy ấy, anh ngạc nhiên về tài thơ của ông chủ quán! Nhất là trong trường hợp bài "Nỗi lòng Thủy Tinh".
Độ dăm năm sau, quen được Giang Tuấn Đạt bên này, được Đạt gửi bài thơ nói trên, trước khi đăng anh còn phải đánh bạo hỏi lại Đạt "có phải bài này em làm ko?" May mà Đạt (hình như) ko giận trong dịp ấy ;) Tí nữa thì ông chủ quán làm mình muối mặt ;)
"Nỗi lòng Thủy Tinh", đến giờ, sau mười mấy năm, vẫn tiếp tục chinh phục chị em phụ nữ, trong số đó, có cả một số nhà văn nữ quen biết :)
@ 2Ti: Vẫn lạc quan nhỉ? ;)
@ Hoa Pion: Tội tại ông Tố Hữu! Thơ với cả thẩn! :((
Eo, cái khổ thơ bố em Cún trích ở cuối bài, đọc rợn người quá, mất hết cả dòng cảm xúc đang dồi dào về chuyện yêu đương! :P
@ Mẹ Dế: Cũng có thể anh nhà văn nghe nhầm: ông chủ quán chỉ bảo đó là những bài ông ta ưa thích, và chép lại thôi. Để anh xác minh lại trước khi buộc tội ông ấy ;)
Chuyện này (nhập nhằng, ko rõ ràng - miễn bàn là vô tình hay cố ý) trong giới nhà văn, nhà thơ còn phổ biến nữa là. Ví dụ” thấy bài thơ hay, chép vào sổ thơ, nhưng cấm đề cụ thê là của ai ;). Nghi án như thế đầy rẫy :(
Dù hỏng ngay từ đầu nhưng tình yêu vẫn muôn đời kỳ lạ và hấp dẫn. He he...
@ TM: Thế thì mới bảo, thằng Tây kia nói đúng: mình đi vào chỗ chết bắt đầu từ khi mới rắp tâm yêu mà ;). Kiểu gì cũng chết hihi, có khi nên... chết hoành tráng (từ dùng ở Việt Nam) ;)
Sao không thấy ai nhắc đến "Xúc xắc mùa thu" của Hoàng Nhuận Cầm nhỉ? Có Mỵ Châu và Trọng Thủy mà :D
Tình yêu đến trong đời không báo động
Trái tim anh chưa lỗi hẹn bao giờ
Viên xúc xắc mùa thu trong cỏ
Mắt anh nhìn sáu mặt bão mưa giăng
...
Anh đi qua tất cả mối tình câm
Mối tình nói, rồi mối tình bỏ dở
Đôi tay kẻ ăn xin, đôi môi hồng trẻ nhỏ
Đất nước đau buồn chưa hết, Mỵ Châu ơi!
Lông ngỗng bay như số phận giữa trời
Trọng Thủy đứng suốt đời không hết lạ
Vệt lông ngỗng con đường tình trắng xóa
Có ai hay thăm thẳm giếng không cùng
@ NoName: Cám ơn chị!
Trọng Thủy chắc chắn không phải người đớn hèn đâu, văn võ song toàn phết đấy. Thêm chuyện yêu đương với Mỵ Châu nữa, chắc chắn đây là mẫu đàn ông mà nếu còn tồn tại đến giờ, thế nào cũng là "thần tượng" (theo nghĩa tốt của từ này) với chị em :)
@Chị Minh; Cẩn thận với khi tiếp xúc trực tiếp với thần tượng chị nhé? (Là em lo cho chị :P)
@ Vụ "rắn quấn bên chân": vì ko "thủng" ngay về điển tích này, nên mấy bữa trước bố cún đã tra ngay trên Net, có một số info về chị Vân này. Được biết, chị Bùi Thị Vân, người xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, "nổi tiếng trong những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Trong một trận chiến đấu chống bọn giặc trời Mỹ để bảo vệ quê hương, vì mải mê chiến đấu mà chị không biết một con rắn đã quấn dưới chân mình từ lúc nào" (tạp chí "Văn hóa Quân sự", số 19 tháng 3-2007).
Chị Vân, theo các nguồn, thì sinh năm 1947. Như vậy, khi ""Mỹ hại trăm nhà, lo diệt trước - Rắn, mình em chịu, có sao đâu!" (năm 1965?), thì chị mới 18 tuổi. Trong hoàn cảnh bị cắn quấn chân như thế, khó bắn trúng máy bay Mỹ - hành động của chị hẳn là mang tình tượng trưng là chủ yếu. Cũng có thể đây là một huyền thoại về "chủ nghĩa anh hùng cách mạng" thời chiến, như hằng hà sa số những huyền thoại cùng loại, mà ở cuộc chiến nào cũng có (kiểu như "có cụ già bắn rơi máy bay").
Bài "Tâm sự" Tố Hữu làm đầu năm 1967, nếu trường hợp của chị Vân không quá nổi tiếng, thì ngay thời ấy đã phải chú thích rồi. Để đến giờ, quả là đánh đố, như điển tích trong "Kiều" vậy ;)
Mà nếu cụ Lành muốn mượn gió đả Tàu ở đây, thì quả là... tế nhị, chả mấy ai hiểu được ;)
anh Linh oi, anh Giang Tuan Dat co blog ko? Troi oi cai bai Noi long Thuy Tinh day la tha'nh ca cua em 1 thoi day :p, tung nhu tung kinh suot ngay :p
@ TM: Có nhất thiết phải trực diện thần tượng thế ko nhỉ?
Đây, chiều ý thích của em: http://360.yahoo.com/profile-N50Z0lU1erK_qvuscjawqbU1g0k-?cq=1 ;)
(Đưa thêm TM vào list các nhà văn gái quen biết, vẫn thích dài dài "Nỗi lòng Thủy Tinh" nhé? ;)
@ Mẹ Dế: Muốn liên tưỏng thì liên tưởng thế nào mà chả được! ;)
Mà có lẽ cũng nên chấm dứt đề tài rắn rết ở đây. Đang lãng mạn yêu đương, tự nhiên nói về cái này, thô quá! Chán bác Tố Hữu! :(
Ban xem wa cai nay
http://blog.360.yahoo.com/blog-ixRZ1kMndLLgHCzn044s36XUX9aEAg--?cq=1&p=771
va cai nay
http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/2008/2/143214/
Chừng mực với mọi điều
Với tình yêu xin đừng chừng mực
Đã yêu thì yêu như lửa đốt
Cây cành nào cũng phải cháy thành tro
Đã yêu thì yêu như rượu bốc
Trên có trời, dưới đất, giữa hai ta
Đã yêu thì yêu như ông bà
Tam tứ núi cũng trèo, ngũ lục sông cũng lội
Lên đò sang ngang, vai mang khăn gói
Thương mẹ thì thương, con cứ theo chồng
Đã yêu thì yêu như Tiên Dung
Đẳng cấp sang hèn không bàn đến
Đã yêu thì yêu như Mỵ Châu
Đầu dù rơi vẫn không sai lời hẹn
Đã yêu thì yêu như Trương Chi
Thân dù tan, hồn lặn vào đáy chén ...
Nồng ấm thế ơi em thương mến
Rượu bốc trên môi, lửa rực trong tim
Nghe anh nói, vòng tay em siết chặt
Đã yêu thì quý nhất khoảng lặng im!
Yeu kieu day moi chet bac a. Noi chung, em dong y voi bac la yeu la hong tu re, nhung ma cai na~o minh no khon nan lam (trich loi 1 em gai), no toan lua minh thoi, ma minh biet the van de cho no lua :p
Cũng trong bài này, ngay sau khổ thơ cổ kính về Mỵ Châu, lại có một khổ “tân kỳ” hơi bị chán (và điển tích rắn rết này thiết nghĩ cần phải chú thích cho hạng độc giả loàng xoàng như bố cún ;)):
----------->
Vụ"rắn quấn bên chân" là chuyện có thật của chị Bùi Thị Vân, nhảy xuống cái hố toàn rắn nhưng vẫn bắn máy bay mỹ ( suýt rụng). Chuyện xảy ra vào năm 1965 tại Hải Dương, bố cún tìm trên mạng sẽ thấy.
Theo như phân tích của một số người thì cụ Lành không phải tự dưng đưa chuyện này vào.Rắn quấn bên chân ở đây chính là anh Trung Quốc, có quan hệ bắt đầu xấu đi với VN trong thời điểm ấy.
Nếu đúng thế, hẳn cụ Lành phải sướng mâý ngày vì chửi đểu được TQ một câu!
Khiếp quá, thanks các bác về info, nhưng mà từ chuyện rắn xiên sang chuyện giận Tàu thì quả là, như người ta nói, "Thái Tài!"! Anh Linh viết thêm về văn hóa "liên tưởng" của người Việt mình nữa đi ạ :P
OK, bổ sung!!! ;)
:D. Tư liệu hay thật ạ!
Em hình như có được đọc bài "Nỗi lòng Thủy Tinh" ấy rồi. Giang Tuấn Đạt, cái tên rất dễ nhớ.
Trường hợp như anh em cũng từng gặp, là do dân ta đôi khi có người thích nhận xằng thơ của người khác!
@ TM: Đúng rồi! Vụ chuyển hướng từ Mỵ Châu sang Mỵ Nương là "tội" của mẹ Dế, anh đã tra lại!
"Nước mắt Mỵ Nương" đọc rờn rợn, kiểu giả cổ, rất sợ!
@ TM: Đang nói chuyện Mỵ Châu - Trọng Thủy, lại lan sang Mỵ Nương???
OK, sẽ up. Xem tại lại cái này đã: http://www.nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=435
Tai anh chuyen sang chuyen Son Tinh Thuy Tinh thi em moi nhac den My Nuong cua em chu :p
Anh Linh quên mất bài Nước mắt Mỵ Nương của em ;). Hôm nào up lại giả em đê :p
Thụy Anh: Vừa vào ngó mặt thần tượng rồi, chưa kịp đọc. Yên tâm đê, chị có hàng trăm thần tượng, offline lẫn online, không sao đâu :p
"Nước mắt Mỵ Nương" như nào ạ, anh Linh, chị Minh? :) Nghe tò mò quá.
Em vừa đọc được Sơn Tinh Thủy Tinh ở báo anh. Hì, kể chuyện cổ tích cho trẻ em mà thế thì chít :))
Khiep anh Linh nay, mot la khong nho, hai la co tinh bia de doa TA, lam gi co doan"ron ron, gia co, rat so" hic hic.
TA: Uh de chi post lai ben blog chi
@ TM: Sao lại ko nhớ?
Bốt bù 2 thi phẩm cổ điển của Minh, thời xa xưa nhé (trích trong "Tuyển thơ TM", gần 100 trang khổ A4, chưa phát hành).
Thơ nhảm nhỉ? ;)
ĐÊM TRẮNG
Đêm dài quá
mình em thao thức
Đốt cháy mình
trong nỗi nhớ vời vơi
Đêm thẳm sâu
vần thơ buốt nhức
Gọi thầm anh
chỉ khoảng trống chơi vơi
(Tháng 8/91)
KHÔNG ĐỀ
Những cánh hồng nhợt nhạt
Phủ đầy những trái tim đau
Những trái tim
Không úa màu
Theo năm tháng
Kỷ niệm trong
Như đáy hồ xanh thẳm
Anh thân yêu có hiểu
Những cánh hồng nhợt nhat
Cứ thế suốt đời
Rụng đầy những trái tim đau
(Sept 1993 - ĐHSPNNHN)
hehe, nha?m va tha?m :p
Thế này mà gọi là nhảm a?
"Kỷ niệm trong
Như đáy hồ xanh thẳm"
Em thích câu này!
Ý cậu ta nói, tình yêu – vì bản chất của nó - hỏng ngay từ khi bắt đầu. Theo ngôn ngữ bố cún thì, “nhà Hán đổ từ đấy!”
con theo ngon ngu cua tui thi: "ban chat tinh yeu la tan vo". Nho co lan mang "menh de" nay ra ban voi mot thi sy dang yeu, luc dau Mr giat nay minh, cai lay duoc... nhung sau roi cung phai chiu.
Ma, co khi cung phai ke ro them mot chut. Luc ban ve chuyen nay, thi sy dang yeu mot em... sau do mot thoi gian, hoi lai, tinh hinh the nao roi, thi ong dap: "tao da no roi" (nhung cu nhu y tu ma suy thi la nguoc lai)
...
"Hoa nở để mà tàn, trăng tròn để mà khuyết..." thì tình yêu hợp rồi tan âu cũng là lẽ thường của tạo hóa! Dưng mà bác ở trên kể rõ thêm đoạn cuối làm em hãi quá, hãi các nhà thơ!
Đăng nhận xét