12/12/08

Sinh nhật NCTG

37 nhận xét



Đúng vào ngày này 7 năm trước (12-12-2001), một tờ báo nhỏ đã ra đời...

Tồn tại được với hơn 230 số báo giấy và hiện giờ, trên mạng, đến nay NCTG vẫn chỉ là một tờ báo nhỏ, của một (nhóm nhỏ trong một) cộng đồng Việt nhỏ ở một nước nhỏ. Có chăng, điều đáng nói, nó là một tờ báo độc lập và tự lực, và có lẽ vì thế, ít nhiều hữu ích...

Ngần ấy năm chẳng phải khoảng thời gian quá dài đối với một đời người, đời một tờ báo, nhưng cũng là một nỗ lực không nhỏ của vài anh em chủ trương. Vả chăng, NCTG tồn tại bất chấp mọi thứ phi lý, xét trên một logic thông thường: trước sau người làm báo không hề có kinh phí, không hề có thu nhập, CTV không hề có nhuận bút, tờ báo không hề có ai... chỉ đạo..., nhưng điều phi lý cuối cùng có lẽ lại là, trong môi trường báo chí & văn nghệ của các cộng đồng Việt Nam tại Đông Âu, những điều này thực ra không mấy phi lý :). Âu vậy cũng là chút khích lệ cho những ai còn đeo đuổi với tờ báo.

Bù lại, trong 7 năm qua, NCTG đã có được không ít bạn hữu thân thiết và chân thành từ khắp nơi. Những người bạn mà mỗi khi ngã lòng, mệt mỏi, nghĩ tới họ, người làm báo lại cảm thấy, công việc của mình dầu sao cũng có ích, và thấy như được an ủi. Có người bảo, báo "nghiệp dư", bé tí ti mà sao đặt cái tên "to" thế. Đến bây giờ thì có thể trả lời, tên "to", chẳng phải vì tờ báo "to", mà vì, ít nhất, như viên sỏi, như hòn đất, NCTG cũng đã kết nối được những người bạn...

Có lẽ vì thế - và nhờ những kỷ niệm ấy - mà đến giờ NCTG vẫn tồn tại, như một lời cám ơn đến tất cả...

(*) Ảnh trên là bìa số báo (giấy) cuối cùng.

7/12/08

Thôi nôi (2)

4 nhận xét



Bây giờ là 3 giờ đêm, cún và Thu Vân đã ngủ từ lâu, nhưng bố mẹ và cô Hà vẫn thức chong chong tán gẫu (cô Hà thì tay đánh máy thoăn thoắt, vừa liên hệ với "hậu phương nhớn" ở nhà, vừa giới thiệu cho mẹ cún một số topic nóng trên Tathy như "gái mạng", Thủy Top... với mục đích nâng cao dân trí, khai sáng... ;)).

Thế là từ hôm nay cún đã "có tuổi" (chữ của Mẹ 2Khoai). Lễ sinh nhật được... cử hành trang trọng, tuy nhiên, phải nói là như mọi tục lệ "man rợ" khác của Việt Nam như cưới hỏi, tang lễ..., nó ít nhằm phục vụ nhu cầu và sở thích của đương sự (là cún), mà chỉ chiểu theo sở thích của những kẻ ngoại vi (bố mẹ). Cún bị quần 1 trận nên thân, thay quần áo, vận com lê com táo, sơ mi, thắt cà vạt... rồi bị bắt đứng ngồi, cười cợt... rõ là nhọc (nhất là trong trạng thái mới ốm dậy, lại bị ngã lăn quay 1 cú, xước hết cả mặt mũi). Nên nét mặt hẳn nhiên không thể tươi, cử chỉ cũng không thể "chuẩn" như ý (bố mẹ), nhưng cái quan trọng là có được vài "bô" ảnh để vài chục năm sau, cún có thể giở ra xem; khi ấy, có thể bố mẹ không còn nữa, và cún có thể thấy buồn cười cho cái thói quen và ý muốn ấu trĩ và lạc hậu của bố mẹ, nhưng đó âu cũng là một kỷ niệm để con nhớ lại "ngày xửa ngày xưa"...

Cái đặc biệt trong vụ sinh nhật này của cún, ngoài bộ "Âu phục" củ rất oách (nhưng cún có lẽ sẽ không mặc thêm được lần nữa, vì áo sơ-mi lót trong đã chật căng, nhất là ở phần bụng ;)), thì là cái bánh ga-tô (nhân sô-cô-la), nặng có lẽ đến quá 3 ký, mà trung tâm là một cái poster hình Kungfu Panda.

Cái sáng kiến quái quỷ này xuất phát từ một buổi mẹ đãi chị Thu Vân xem chiếu bóng ngoài rạp: phim buồn cười quá khiến đến lúc về nhà Thu Vân còn lên youtube để xem lại một số đoạn, và mẹ thì rắp tâm phải làm cho cún 1 cái poster như thế nhằm dịp thôi nôi. Ý tưởng mà "mẹ phán" xem chừng đơn giản: ở đúng cái gót chân đá lên của cún (thủ vai Panda) là "1 số 1 to, sáng chói, tỏa hào quang, vừa có ý nghĩa tròn tuổi tôi, vừa tượng trưng năm-bờ-oăn" ;). Còn hàng chữ giả cầy dở Tây dở ta ở dưới - HAPPY BIRTHDAY NHẬT MINH - thì phải "chia làm hai dòng, lấy hệt theo mẫu của poster gốc, phối màu cũng vậy..." Chưa hết, cái poster ấy cần đặt lên "1 bánh ga-tô có hình cuốn sách mở, tương trưng cho... cuộc sống muôn màu, rộng mở" ;), "xung quanh là những hộp quà tặng (không được hoa vì cún là con trai, phải mạnh mẽ)"...

Tối kiến của mẹ cún rành mạch, tưởng dễ, mà khi bắt tay vào làm mới nhọc làm sao!

- Thứ nhất là thiết kế cái poster đã ngốn mất của bố cún và cô (chị?) Hồng Trang vài buổi tối. Bất cứ kiểu thiết kế tân kỳ nào của cô Trang (làm từ xa) đều bị mẹ có ý kiến là... chưa đạt ;). Sau đó, đến khi cô Trang kiệt sức rồi, mẹ cún sợ quá, phải chấp nhận 1-2 dạng cuối cùng. (Tuy nhiên, khi in ra thì thấy màu sắc quả là đẹp, đậm đặc, tươi tắn và hùng dũng lắm!)

- Thứ nhì là đi đặt bánh. Làm xong poster thì còn 1 tuần đến sinh nhật cún. Bỗng dưng, cả nhà lăn ra ốm và sau đó cún sốt đùng đùng, phải vào viện. Thế là đến... chiều thứ Sáu (5-12), giời mưa tầm tã, bố mới có thời gian đi kiếm chỗ đặt cho cún. Đến đâu, cũng nhận được cái nhìn khôi hài, đôi nơi còn mang màu sắc thương hại rõ rệt: "Ồ, anh đặt bánh hình thù theo sở thích thế này, cần... 7-10 ngày rộng dài mới được!"

Mà đến Chủ nhật là cún cần bánh rồi. :((

Cuối cùng, mãi mới có một nơi đưa ra được lời chào hàng khả dĩ. Nhu cầu cũng được giảm thiểu, sau một hồi điện đóm bàn bạc "viễn liên" từ tiệm bánh về nhà. Cuốn sách mở được thay bằng một cái bánh hình... vuông, hộp quà không có sẵn thì thay bằng lá xanh ("tượng trưng cho... sức trẻ, "cây đời mãi xanh tươi"... gì gì đó), và thêm những hạt ngọc rải xung quanh, với số lượng nghiêm ngặt theo con số 6-8 ;)

Bánh lấy chiều thứ Bảy, to đùng, phải tháo vài bộ phận tủ lạnh mới nhét vô được. Rốt cục, những thủ tục khủng khiếp như đốt pháo hoa, thổi nến... cũng xong xuôi, bố mẹ thở phào nhẹ nhõm vì đã chụp xong ảnh, cún được cởi bộ củ và lại tạm thời bị... tống vào cũi để các cô chú nếm bánh (khá ngon, may thay!) ;)

Dầu sao đi nữa, đây là lần đầu tiên mẹ cho con xơi bánh ga-tô và con ăn ngon lành (không hiểu mẹ xem được trong cuốn sách giời đánh nào đó, bảo trẻ em dưới 1 tuổi không được ăn ngọt/mặn, có hại, dù một tháng nay, lần nào bố mẹ ăn bánh trái cún cũng nhìn thèm thuồng, thương lắm...)

(Sẽ úp ảnh phóng sự sau, giờ đi ngủ đã, mắt díp rồi...)

Còn tiếp

Thôi nôi (3)

23 nhận xét



Mãi đến giờ mới úp được ảnh. Lý do rất kỳ quái, nói không ai tin: tự nhiên, toàn bộ ảnh trong folder (đề tài sinh nhật tối qua) đều bị cái trò bí hiểm là xem ảnh nhỏ (ảnh đại diện) thì là một hình, mà nhấn vào đó cho nó to lên (cả màn hình) thì lại là một hình khác. Hỏi các chuyên gia máy tính, ai cũng cười khẩy, ra cái điệu bố cún chắc say, hay lẩm cẩm, làm gì có chuyện ấy. May mà bên cạnh bố cún còn có những người khác, làm chứng cho sự ấy.

Kỳ cạch suốt mấy tiếng, thử đủ kiểu chả tìm ra lỗi gì - đành thực hiện một hạ sách là làm 1 cái folder mới, cọp hết ảnh về đó, thì không sao cả. Tuy nhiên, cứ ở folder cũ là ảnh có vấn đề... Hẳn nào, bọn Tây (Hung) cũng có câu "a technika kisördöge", gần như "hiện đại hại điện" nhà mình, nhưng thiên về ý kỹ thuật nó có những cái chả lường được.

Chùm ảnh sinh nhật của cún, dù đã dụng công, nhưng không có những cái như ý (kiểu nghệ thuật, tròn trịa, hàm tiếu, v.v...) Bù lại, được cái tự nhiên, nhất là vết xước quái quỷ trên mặt làm cún trông khó coi quá...

Ảnh minh họa trên cùng là cái mẫu "sách mở & poster" do mẹ cún nghĩ ra và bắt cô Hồng Trang thiết kế. Nhưng bất thành... ;)

Cún và chị Thu Vân thời "tiền thôi nôi"

Cuối cùng thì cái bánh ga-tô đầy tâm huyết của mẹ cún đã bị biến hình đơn giản thế này. Những hạt ngọc, thay vì "rải rác theo từng cụm, lấy con số 6 và 8 làm chủ đạo", đã bị rải đều xung quanh bánh ;)

Lũ trẻ phùng môi trợn má thổi bóng bay cho cún (mỗi quả bóng còn được viết những dòng chữ khác nhau, rất dụng công, kiểu "Yêu cún nhiều!", "Hoan hô cún", v.v...)


Cún quá chán đời khi bị bắt ăn vận lịch sự (hóa ra, Borat vẫn là cái thoải mái :))

"Kích cầu" mãi mà cún vẫn không tươi lên nổi...

Chờ đợi đặt con số 1 lên bánh

Chị Thu Vân cũng khổ sở với cún

Để cún ngồi yên, làm 1 bô ảnh bên bánh ga-tô không hề dễ: trước đó, cún đã đập một phát vào bánh, làm vẹo cả một góc

"Đêm pháo hoa là đêm pháo hoa..."

Lúc này mới thấy cún hơi tươi được một chút, vì lần đầu tiên thấy khói lửa ở khoảng cách rất gần

Cô Hà và bọn quỷ sứ nhà giời, đứa nào đứa nấy trông rất du thử du thực!

Thôi nôi (1)

18 nhận xét




Hôm nay là cún của bố thôi nôi đây!

Một năm trôi vèo, cún đã thành một chàng trai rất bình đẳng với mọi người trong nhà! Cún đã đi lại đĩnh đạc, ăn uống thì phóng khoáng: bất cứ thứ gì bố mẹ và chị ăn, là cún đều xơi được tuốt. Tất nhiên là cún hiếu động, con trai là vậy mà, và không chịu bằng lòng với giải pháp khi bố mẹ đã quá mệt mỏi, là tống cún vào cũi và để ti tỉ thứ đồ chơi trong đó. Vì cún chuộng tự do, cũng như bố vậy, và không chịu nổi "tự do trong lưu đày" (Đạt lai Lạt ma), ấy chết, tự do trong cũi :)

Mấy hôm trước, cún bị ốm một trận tơi tả, sốt sình sịch 3-4 ngày liền 39-40 độ, rồi giật đùng đùng khiến bố mẹ phải gọi cấp cứu vào viện. Về cái khoản sốt cao và giật này, thì bố và chị Thu Vân hồi nhỏ đều bị cả: mẹ cũng quen xử lý rồi, những khi ấy phải chườm lạnh lập tức và cho thìa vào miệng để khỏi cắn vào lưỡi. Nhưng, cũng như cụ Thụy của cún gần 40 năm trước đã lo cho bố, bây giờ bố mẹ cũng lo lắm, sao những dịp thế này, cún có bị ảnh hưởng gì về sau không? Cái ảnh hưởng nhỡn tiền của gần 1 tuần sốt ròng rã là cún gầy rộc đi, xanh xao và tiều tụy, làm mẹ xót xa lắm: ai đời mấy tháng mà chả lên cân gì cả (mặc dù bố đã giải thích liên hồi, là vận tốc tăng trưởng ở những tháng về sau nó phải chầm chậm thôi chứ, không thì cún bằng... bố à?)

(Sẽ viết tiếp, giờ phải chạy cái đã, bác Chung "đòi" đãi món xúp cá halászlé, mà bác nấu còn ngon hơn hiệu... :))

Ảnh minh họa: (Bên cái góc mà bố gọi là "góc học tập", còn mẹ gọi là "bãi rác", của bố) Cún hành hạ máy tính của bố.

2/11/08

Sống chết mặc bay

7 nhận xét



Nhân cô giáo Minh có nhu (yêu) cầu "ôn cố tri tân" 1 truyện ngắn nổi tiếng sáng tác cách đây tròn 90 năm, của ông chú Quang, phá lệ (là blog chỉ đăng tin, bài... "chính chủ"), bốt lại "Sống chết mặc bay" kèm một số tư liệu tham khảo "trích giảng văn học" để tập làm văn, nếu cần.

*

Nhà văn Phạm Duy Tốn (1883-1924) sinh ở Hà Nội, quê làng Phượng Vũ, huyện Thường Tín - Hà Tây. Năm 1901 sau khi tốt nghiệp Trường Thông ngôn, ông làm phiên dịch tại Tòa thống sứ Bắc Kỳ. Được một thời gian xin thôi để viết báo. Ông từng cộng tác với các báo "Đại Việt tân báo", "Nông cổ mín đàm", "Đông Dương tạp chí", "Lục tỉnh tân văn", "Nam Phong tạp chí", "Trung Bắc Tân văn". với các bút hiệu: Ưu Thời Mẫn, Thọ An, Đông Phương Sóc, Phạm Duy Tốn.

Phạm Duy Tốn là người "Tây học" cho nên chịu ảnh hưởng ít nhiều đến xu hướng viết văn. Nhìn chung truyện ngắn của ông phản ánh cuộc sống theo hướng hiện thực chủ nghĩa, sáng tác của ông tố cáo một số cảnh bất công độc ác dưới chế độ thực dân nửa phong kiến: ở thành thị là đồng tiền và lối sống cá nhân tư sản, phá hoại hạnh phúc gia đình gây ra lối sống bừa bãi, lường đảo, còn ở nông thôn là cuộc sống của người nông dân khốn khổ, bấp bênh vì lụt lội đói kém vì nạn quan tham coi rẻ mạng người. Tiêu biểu cho tinh thần tố cáo xã hội là truyện "Sống chết mặc bay". Ông là một trong số những người có công đầu phát triển thể loại truyện ngắn và nền văn xuôi hiện đại nước ta.

Tác phẩm chính: "Bực mình" (1914); "Sống chết mặc bay" (1918); "Con người Sở Khanh" (1919); "Nước đời lắm nỗi" (1919). Ngoài ra ông còn soạn "Tiếu lâm quảng ký" (3 tập) với bút hiệu Thọ An.

*

SỐNG CHẾT MẶC BAY

Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng... thuộc phủ... xem chừng núng thế lắm, không khéo thì vỡ mất.

Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức gìn giữ, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy, ngập quá khuỷu chân, người nào người ấy, lướt thướt như chuột. Tình cảnh này trông thật là thảm.

Tuy đánh trống liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác, gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai cũng mệt lử cả rồi. ấy vậy mà trên trời thời mưa vẫn tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất!... (1)

Ấy, lũ con dân đang chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân hèn yếu đuối mà đối với sức mưa to lớn, để bảo thủ lấy tánh mạng gia tài; thế thời quan cha mẹ ở đâu?

Thưa rằng: Đang ở trong đình kia, cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trên mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì.

Trong đình, đèn thắp sáng trưng; nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng. Trên sập mới kê ở gian giữa, có một mình quan phụ mẫu, uy nghi chễm chện ngồi. Xung quanh sập, bắc bốn ghế mây, bắt đầu từ phía hữu quan, thì có thầy đề, rồi lần lượt đến thầy đội nhất, thầy thông nhì, sau hết, giáp phía tay tả ngài, thì đến chánh tổng sở tại, cùng ngồi chầu bài.

Ngoài kia tuy mưa gió ầm ầm dân phu rối rít; nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch nghiêm trang lắm, trừ quan phụ mẫu ra, mọi người không ai dám to tiếng. So với cảnh trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa, như đoàn sâu lũ kiến ở trên đê, thời ở trong đình rất là nhàn nhã, đường bệ, nguy nga: nào quan ngồi trên, nào nha ngồi dưới; người nhà, lính lệ như khoanh tay sắp hàng, nghi vệ tôn nghiêm, như thần như thánh. Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: "Điếu, mày!" tiếng tên lính thưa: "Dạ"; tiếng thầy Đề hỏi: "Bẩm, bốc?" tiếng quan lớn truyền "ừ". Kẻ này: "Bát xách... Ăn", người kia: "Thất văn... Phỗng", lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái, khi cười khi nói, vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vì phúc tinh...

Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi. Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọ, bỗng nghe ngoài xa, tiếng kêu vang dậy trời đất... Mọi người giật nẩy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ. Vì ngài sắp ù to.

Có người khẽ nói:

- Bẩm, đê có khi vỡ!

Ngài cau mặt gắt rằng:

- Mặc kệ.

Rồi ngài xếp lại bài, quay gối dựa sang bên tay phải, nghiêng mình, bảo thầy đề lại:

- Có ăn không thì bốc chứ!

Thầy đề vội vàng:

- Dạ, bẩm bốc.

Vừa lúc đó, thì tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe, càng lớn. Lại có tiếng ào ào như thác chảy xiết; rồi lại có tiếng gà, tiếng chó, trâu, bò kêu vang tứ phía.

Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời:

- Bẩm... quan lớn... Đê vỡ rồi!

Quan lớn đỏ mặt, tía tai, quay ra, quát rằng:

- Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

- Dạ, bẩm...

- Đuổi cổ nó ra!

Ngài quay vào, hỏi thầy đề:

- Thầy bốc quân gì thế?

- Dạ, bẩm con chưa bốc.

- Thì bốc đi chứ!

Thầy đề, tay run cầm cập, thò vào đĩa nọc, rút một con bài lật ngửa, xướng rằng:

- Chi chi!

Quan lớn vỗ tay xuống sập kêu to:

- Đây rồi!... Thế chứ lại!

Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười, vừa nói:

- Ù! Thông tôm, chi chi nẩy!... Điếu mày!... (2)

*

Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh sầu thảm, kể sao cho xiết! (3)

"Nam Phong tạp chí", số 18, tháng 12-1918

***

Tham khảo:

"Sống chết mặc bay" (1918) là truyện ngắn nổi tiếng của Phạm Duy Tốn được xem là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam viết bằng văn xuôi tiếng Việt hiện đại.

- Đoạn 1: Từ đầu đến "hỏng mất" - Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ tuyệt vọng của người dân
- Đoạn 2: Từ "Ấy... Điếu mày!" - Cảnh quan phủ và nha lại đánh tổ tôm khi "đi hộ đê"
- Đoạn 3: Còn lại - Cảnh đê vỡ nhân dân lâm vào cảnh thảm sầu

? Tại sao tác giả viết làng X, phủ X mà không gọi tên cụ thể như gọi tên con sông Nhị Hà? ("Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất".)

? Thời gian gần 1 giờ đêm, nghĩa là thời điểm khuya khoắt, bình thường mọi người đã ngủ say. Xác định thời gian nửa đêm như thế, tác giả muốn nói điều gì? ("Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người ấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật thảm".)

? Miêu tả cảnh tượng nhân nhân đang vật lộn căng thẳng vất vả đến cực độ trước nguy cơ đê vỡ, tác giả nhằm dụng ý gì? ("Tuy trống đánh liên thanh ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuộn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất".)

Hãy chọn đáp án đúng:
A. Nói lên thiên tai đang từng lúc giáng xuống đe doạ cuộc sống của người dân quê.
B. Nói lên sự thắng thế của con người trước thiên nhiên.
D. Nói lên sự yếu kém của thế nước trước thế đê.
C. Nói lên sự căng thẳng của quan phủ và bọn lính khi đi cứu đê.

31/10/08

Kỳ thị

21 nhận xét



Blog của Hanamyselfvn đang có đề tài kỳ thị (Tây kỳ thị ta, hoặc chính ta cũng kỳ thị ta), rất hay.

Các ví dụ Hana đưa ra về việc Việt Nam mình có xu hướng cứ thấy Tây là bái chúng nó lên làm... ông ngoại (nội), có lẽ không gọi là "kỳ thị chính người Việt ở chính trên mảnh đất hình chữ S này". Cái này, liệt vào vọng ngoại vô lối thì đúng hơn. Vọng ngoại vô căn cứ, xuất phát từ sự tự ti, có lẽ do một ngàn năm nô lệ thằng Tàu, rồi một trăm năm nô lệ thằng Tây... mà ra?

Công bằng mà nói, thằng Tây có vô số những cái hay, thông minh, văn minh (rất phổ quát)... mà dù nền văn hóa "truyền thống" của mình có khác, tập tục mình có trót "mọi rợ", "đậm đà bản sắc dân tộc" thế nào đi nữa, cũng nên thừa nhận và (âm thầm) mà học tập (có chọn lọc ;)) chúng nó. Tuy nhiên, cần gì phải nhặng xị ngậu lên như kiểu mấy cô VNA? Bình tĩnh nào!

Một điểm khác. Nói gì thì nói, mình sống ở xứ chúng nó, mình cũng cần một số thứ "nhập gia tùy tục", chứ không nên nhìn đâu cũng thấy bị kỳ thị. Suy cho cùng, sự cống hiến của mình cho xã hội Tây có lẽ không bằng dân bản địa (hiểu là chúng nó cống hiến từ nhiều đời, chứ không chỉ đời mình ;)), bổn phận, nghĩa vụ của mình với nước sở tại cũng vừa phải, "thường thường bậc trung", cho nên quyền lợi mình có ít hơn chút cũng nên chịu đựng. Đồng thời, làm sao tăng sự tự tin (hợp lý chứ đừng điên rồ) bằng phong cách sống đường hoàng, văn hóa với chúng nó, để chúng nó thấy mình cũng có chút ít kiến thức, thì đứa nào kỳ thị mình quá mức, trắng trợn quá, chúng nó cũng phải cảm thấy lố.

Liên hệ bản thân: bố cún nói chung là hiền, ít gây gổ (với người Việt Nam), nhưng "được cái" hay cãi cọ, "mắng" Hung mỗi khi cảm thấy mình bị cái gì đó không công bằng. Đến nỗi, Thu Vân phải "khen" là bố "dũng cảm", vì hay dọa dẫm, to tiếng với người bản xứ (dĩ nhiên là có lý do). Chỉ riêng chuyện mình làm được như thế (mà đến giờ chưa bị ai đánh đập, hành hung ;)) cũng chứng tỏ xã hội Tây (ở đây là Hung) tương đối lành mạnh, bình đẳng (cứ cho là trên bề mặt đi). Thử hình dung một ông Lào, Cam Bốt... láo xược như thế với dân Việt (đặc biệt là ở các cơ quan hành chính, sự vụ) xem...

Ngoài ra, ở đâu đi nữa thì người ngoại quốc cũng không có được sự công bằng (tương đối, và trên thực tế) với dân bản địa. Công ăn việc làm, nhìn chung không có người sở tại phù hợp chúng nó mới thuê mình (cái này, nhiều nơi đưa hẳn vào luật định, vì chúng nó có quyền bảo vệ thị trường lao động trong nước, mà không vi phạm cái gì cả). Mỗi lần gia hạn giấy tờ cư trú, cơ quan Ngoại kiều chúng nó hẳn nhiên là phải "hành" mình, cái đó nước văn minh mấy cũng khó tránh khỏi... Mình biết vậy để mà hành xử thôi.

Sẽ viết tiếp vài ý nữa, giờ phải đi làm cái đã...

(*) Minh họa (chả liên quan gì đến đề tài của entry): Cún phá quá trời, mấy lần lộn cổ từ cái ghế này xuống rồi...

27/10/08

Chuyện "con ở"

37 nhận xét



Blog của myselfvn ngập lụt các còm-măng về vụ ta hay Tây lịch sự, bặt thiệp hơn, rồi nhiều kết luận bất ngờ được rút ra, ví dụ hội Ấn hay "cởi truồng ra đường" (như công chức Việt Nam trong một entry khác cũng của khổ chủ ;)), hội Hồi mọi rợ nhất thế giới (phải phê bình Mẹ Scoo về trò kỳ thị này! :)), v.v... và v.v... Nhiều bác tranh thủ phóng ra thành chuyện "khác biệt văn hóa", tiện thể đá ngang sang vụ bắt bớ ký giả, nhất cử lưỡng tiện ;) Nhân đây, cám ơn myselfvn đổ bệnh, nên có được mấy tiểu phẩm xuất sắc, phục vụ bà con, hữu ích không kém gì vụ trình diễn thơ bển ;)

Tiện thể, hướng ứng bằng cách chuyển sang một câu chuyện đời thường bên này về ta và Hung cho nó lành.

Số là, những năm gần đây, để có người giúp việc và thuận tiện hơn trong công việc buôn bán, bà con Việt Nam kinh doanh tại các chợ, TTTM ở Hungary thường thuê nhân công người Hung, hoặc gốc Hung (Romania, Nam Tư...) để bán hàng. Một người quen của bố cún, rất thành công trong kinh doanh, có dạo cũng thuê một "con ở", "đầy tớ" như vậy, như cách diễn đạt của cô.

Đó là một phụ nữ trung niên người Hung, có lẽ trên dưới lục tuần, đã về hưu ít lâu. Trông cách ăn mặc và đi đứng, nói năng của bà, thì có lẽ bà không thuộc hàng những người Hung quá nghèo khổ, phải đi làm thuê cho bà con ta ngoài chợ. Về sau, có lần bà thổ lộ, về hưu ngồi không cũng buồn, bà muốn đi làm cho vui, cho những ngày già có ý nghĩa, bên cạnh việc có thêm chút thu nhập hàng ngày, không phải ỷ vào con cái. Bao giờ bà cũng ăn vận lịch sự, tỏ ra có thẩm mỹ, và cho rằng đã là người bán hàng thì phải để khách có cảm tình bởi sự nhã nhặn và bặt thiệp của mình. Cái cách ấy, khác với sự xô bồ, ồn ã của nhiều người Ru gốc Hung, sang Hung kiếm kế sinh nhai và đi làm cho người Việt. Và tất nhiên, khác với "phong thái" tất bật của "cô chủ" người Việt: lúc nào cũng đau đầu với những phi vụ "đánh hàng", nhập hàng, không còn hơi sức và thời gian đâu để quần áo, cư xử cho tử tế, đúng mực với khách.

Đã phận "con ở", hình như không người chủ nào thích "ôsin" của mình lại... "trí thức" hơn mình (*). Có lẽ đây là cái khổ của bà Hung. Bà có lối ăn nói rất tự tốn, có học (bà từng kể rằng ở nhà, chưa bao giờ bà nói nặng, hay dùng từ gì có thể xúc phạm đến con cái, kể cả những từ mà dân Việt bập bẹ tiếng Hung cũng rất hay "phát ra", như "hülye" - "dở hơi"), ngược hẳn với "cô chủ", do ở Hung lâu rồi nên nói "bồi" rất thạo, nhưng với bất cứ ai cũng chỉ biết cách xưng hô "mày", "tao", mà coi đó là sự thường. Những lúc không có khách, tạm được nghỉ ngơi, thay vì tán chuyện thị phi, đồn đại "con nọ với thằng kia", bà thường nói chuyện điện ảnh, văn hóa..., rất xa lạ với chợ búa.

Một số mâu thuẫn khác thì bắt nguồn từ sự khác biệt quan niệm, hay nói màu mè là "văn hóa doanh nghiệp Đông - Tây". Trái với "cô chủ", thấy khách vào cửa hàng là phải bật dậy, chạy ra săn đón, mời chào ồn ào, lắm khi phản cảm, bà Hung chủ trương giữ một khoảng cách nhất định với khách, nhiệt tình nhưng nhã nhặn, đừng tạo cho khách cảm giác bị quấy rầy trong sự lựa chọn của họ. Đi bán hàng, nhưng bà không biết cách chửi bậy, mắng nhiếc khách, và tỏ ra hoảng hốt khi thấy mấy người Việt bán ở quầy bên cạnh chửi khách như hát hay, những lúc, khách không mua, hoặc "dám nhiễu sự" đòi thử quần áo, hay ý kiến ý cò này nọ. Rồi, bà còn phạm một sai lầm thảm khốc, khi bày tỏ quan niệm cho rằng, làm việc cũng chỉ nên có giờ giấc thôi, cũng cần có thời gian cho những sinh hoạt về "phần hồn", hoàn toàn ngược lại với "cô chủ" tham công tiếc việc, quan niệm "chủ" ở đến bao giờ thì "đầy tớ" làm đến lúc ấy, không có khái niệm nghỉ ngơi khi đã được thuê.

Là một người có lòng tự trọng nên bà Hung ngầm cảm thấy xúc phạm và phật ý, tuy không nói ra, mỗi khi cô chủ ăn nói với bà kiểu mắng nhiếc, trống không, hoặc đơn thuần là dùng lời lẽ kiểu mệnh lệnh. Mỗi lần "cô chủ" đến cửa hàng là bầu không khí căng thẳng hẳn: cô sai cái nọ, nạt cái kia, "cải cách" liên hồi, với ý "mình đã thuê "đầy tớ" thì không thể để "nó" ngồi yên". Có lẽ cũng vì những bực mình như vậy mà khoảng thời gian bà "cộng tác" với "cô chủ" không được dài: hẳn, lúc chia tay, bà không có được ấn tượng tốt về một "sứ giả" của Việt Nam ở nước ngoài, là doanh nhân thành đạt nọ.

Câu chuyện nhỏ, nhưng ít nhiều cũng tiêu biểu cho một trong những hình thức "giao lưu" ít ỏi giữa một bộ phận không nhỏ bà con ở đây với người bản xứ. Hẳn nhiên, Đông là Đông, Tây là Tây, Đông Tây khó tránh được những bất đồng, khác biệt, cái đó ai cũng biết. Trong những dị biệt giữa "ta" và "người", có cái xuất phát từ sự khác nhau giữa hai quan niệm, hai nền văn hóa (có thể khó khắc phục), nhưng cũng có cái bắt nguồn chính từ sự thiếu văn hóa của chính chúng ta, điều ảnh hưởng không ít đến sự nhìn nhận của người dân sở tại với cộng đồng Việt.

Bà con ta bên này, gần đây, cũng có một số nỗ lực nội nhập, như tham gia hay tổ chức các hoạt động từ thiện đối với trẻ em, hay người gặp cảnh khó khăn ở Hung. Mới đây, một hội từ thiện đầu tiên của người Việt ở Hungary đã được thành lập. Những cố gắng ấy là rất quý, nhưng e rằng kết quả sẽ không là bao, nếu từng thành viên của cộng đồng, trong đời sống hàng ngày, không có được tinh thần "nhập gia tùy tục" để có cách hành xử thích hợp với người dân bản địa...

Minh họa: Nơi kinh doanh của rất nhiều "cô chủ" Việt Nam tại Budapest. Cái cổng này, Mẹ Scoo đã nhiều lần tác nghiệp, mọi nhẽ...

(*) Bác TS kiêm nhà báo Nguyễn Huy Hoàng bên Nga có kể chuyện một chị (nguyên) là cựu sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, sang Moscow làm ôsin cho một nhà nọ, đang yên đang lành không có vấn đề gì, đột nhiên can một tội tày đình là có hôm nảy ra ý xin được đi chụp ảnh Hồng Trường! Thêm vào đó, "khi ông chủ bà chủ đã ngon lành giấc điệp, chị còn nhiều lần cao hứng bật đèn làm thơ và ghi nhật ký" - nên rốt cục bị mời khỏi nhà. ;) (myselfvn lưu ý vụ này!)

25/10/08

Trĩ

6 nhận xét



Chuyện Y tế Việt Nam đòi hỏi người điều khiển phương tiện xe gắn máy phải đáp ứng bảy, tám chục "tiêu chí" gì đó về sức khỏe, trong đó có cả những dữ kiện, thông tin cá nhân "thầm kín" của người dân như vòng nọ vòng kia, rồi... trĩ nội trĩ ngoại (cái này có lẽ thuộc phạm trù... vệ sinh dịch tễ, thì đúng hơn là giao thông nhỉ ;)), báo chí, bờ-nốc đã bàn sa sả, đọc vui và buồn khôn tả.

Nhưng mà không thấy mấy ai nói đến cái nằm đằng sau nó nhỉ?

Chính quyền nắm quyền, nên họ có thể thản nhiên ra quyết định này nọ, nếu dân chịu (dù hậm hực). Báo chí, blogger tha hồ bảo "sáng kiến" của Bộ Ý tế là phi lý, là nực cười, là phân biệt đối xử, kỳ thị, là... vi hiến, hay... ngu dân đi nữa... nhưng dăm ba ngày nữa, lại có một quyết định... phi lý khác ra đời, thì vụ "vòng ngực phải như Thủy Top mới được lái máy bay" này cũng trôi vào dĩ vãng thôi. Công an (hay tự vệ, dân phòng phường, cái hội kiêu binh bảo ông dân biểu Dương Trung Quốc là già mà ngu ấy) tha hồ khám... trĩ, ai làm gì được?

Nói chung, dân thế nào thì chính quyền như vậy. Những "phép thử" kiểu mở rộng Hà Nội, cấm người loét dạ dày lái xe... sở dĩ dạo này "nở rộ", vì chính quyền cũng muốn thử nghiệm xem sức chịu đựng (về thể xác và tinh thần) của người dân đến đâu. Mà chính quyền cũng có giấu giếm ý định của mình đâu: các quan chức Y tế, khi bị dân kêu nhiều quá, thì hòa nhã đáp: chúng tôi ra luật vì lợi ích bà con mà, nhưng nếu bà con bảo không phù hợp, thì bình tĩnh, để chúng tôi... từ từ điều chỉnh ;)

Tất nhiên, có thể chất vấn các vị ấy là, có nên tiêu tốn thời gian và tiền bạc của dân để ra những "sáng kiến" ngu si ấy không, trong khi có một cách làm bình thường ở một xã hội bình thường, là tham khảo ý dân và các nhà khoa học độc lập? Cũng có thể cáu sườn mà bảo là, quan chức mà phát biểu... xuẩn ngốc như thế, ở nước ngoài bị tuốt chức từ lâu rồi, v.v...

Nhưng Việt Nam là Việt Nam và những "phép thử" này, rất có thể sẽ vẫn dẫn đến một kết quả thành công: rốt cục, dân cũng chịu thôi, vì được các "quan" lo cho tính mệnh hàng ngày mà, sao lại từ chối ;)

(*) Minh họa: để tăng kiến thức y học cho các bạn lái xe, nhưng chưa rành về các loại trĩ :((

TB. Một trao đổi hôm qua với một bạn làm báo ở nhà:

- Đồng ý là nên thử nghiệm, nhưng sao Bộ Y tế không thử nghiệm trước trên... súc vật, như thông lệ của Y tế nhỉ?

- Vâng, nhưng súc vật nó có cần đi xe gắn máy đâu ;)

- (Nghĩ thầm) Ừ nhỉ. Với cả các bác Y tế không thấy bọn súc vật lên tiếng phản đối, thì cũng sẽ kết luận là chúng nó đồng ý thôi :)

23/10/08

Cứu trợ

6 nhận xét



Tháng Mười không chỉ là tháng của những cuộc cách mạng, mà đối với Việt Nam ta, còn là tháng... vì người nghèo.

Bên này cũng vậy: chắc dăm ba bữa nữa, sẽ lại có những thông báo kêu gọi bà con "hưởng ứng chương trình hành động của cơ quan XYZ [trong nước]", rồi có đoàn đi các chợ "gõ đầu" các hộ kinh doanh "tự nguyện" ủng hộ đồng bào đang trong cảnh khó khăn.

Phải nói ngay rằng, không ai tiếc hay ngần ngại khi ủng hộ cho những mục đích từ thiện (như giúp các bà mẹ, em nhỏ trong cảnh khốn khó, cho đồng bào bị bão lũ, thiên tai, địch họa...) Tuy nhiên, những đợt quyên góp thường niên (thường lệ) ấy luôn đụng chạm đến một vấn đề cốt yếu là niềm tin: người ủng hộ rất muốn được tin rằng số tiền đó sẽ được sử dụng đầy đủ, kịp thời và đúng mục đích một cách tốt nhất.

Trong rất nhiều trường hợp, những người nhận & phân bổ tiền quyên góp ở Việt Nam chưa đáp ứng được niềm tin ấy - về chuyện này, báo chí cũng đã đăng tải không ngớt. Nhiều người cho rằng, nếu một bà mẹ Việt Nam (anh hùng) được nhận một ngôi nhà tình nghĩa (đâu chỉ cần hơn hai chục triệu là tạm đủ), thì đã có một số tiền tương đương với ngôi nhà ấy bị ăn chặn, bị bỏ túi ở tất cả các cấp. Gần đây, TVN có đăng bài viết ngồ ngộ "Đôi điều thắc mắc xin được hỏi về... tiền cứu trợ", nhưng xem chừng thắc mắc cũng vô hiệu mà thôi: đây là vừa là "chuyện cơ chế", vừa là "yếu tố con người".

Nhân kỷ niệm cách mạng Hung 23-10, nhớ lại một câu chuyện cũ để lại trong tôi ấn tượng rất mạnh. Hơn nửa thế kỷ trước, cuối tháng 10-1956, người dân Hung làm cuộc khởi nghĩa đòi dân chủ, độc lập và chủ quyền dân tộc. Dĩ nhiên, Liên Xô đưa đại bác và chiến xa vào can thiệp, Hung không thể địch lại; rất nhiều gia đình có cha mẹ, con cái bị thiệt mạng, cả mấy trăm ngàn người Hung - trong đó có nhiều trí thức, nhiều nhân vật kiệt xuất, sau này được Nobel này nọ - phải chạy ra nước ngoài.

Trong cảnh tang thương ấy, một nhóm sinh viên trẻ đã tìm gặp các thành viên Hội Nhà văn Hungary, yêu cầu họ giúp đỡ để quyên tiền cho các gia đình có thân nhân bị chết trong cuộc cách mạng. Sau một hồi bàn bạc, 5 chiếc thùng lớn (vốn để đựng đạn dược) đã được đặt ra tại 5 điểm trong thành phố. Chỉ trong một đêm, số tiền thu được rất nhiều, một chiếc thùng đã đầy tú ụ tiền. Tổng cộng, 290 ngàn Forint (đơn vị tiền Hung) đã được quyên góp và đó là một số tiền khổng lồ thời bấy giờ!

Nhà văn Fekete Gyula, thư ký Hội Nhà văn Hung thời đó, hồi tưởng: hầu như bất cứ ai đi qua đều gom tiền, không ai kêu ca một câu. Ngoại trừ 1 cú điện thoại bực bội: "Tại sao các anh lại để bảo vệ cầm súng gác chiếc thùng? Các anh nghĩ có ai dám đánh cắp tiền chắc?"

Hóa ra là chỉ ở một điểm đặt thùng trong thành phố, có một anh bảo vệ tích cực tự đi lại trông thùng, chứ không ai cắt cử anh ta cả...

Vài năm trước, khi tôi kể lại câu chuyện này trên một diễn đàn trên Liên mạng, một bạn trẻ chất vấn ngay: chuyện nghe như... cổ tích, chắc gì đã là thật?

Thắc mắc ấy rất... hợp lý, nhưng tôi đã không giải thích cho bạn trẻ kia, tỉ dụ, có những thời, những lúc, hàng cứu trợ đã được sử dụng đúng mục đích và việc không trộm cắp, xà xẻo nó được coi là tự nhiên, chứ không có gì đáng phải bàn cả.

Vì, có nói ra lớp trẻ bây giờ chắc cũng chẳng tin...

(*) Ảnh: dân Hung quyên tiền giúp đỡ các nạn nhân trong cách mạng 1956.

14/10/08

Nguyễn Việt Chiến

12 nhận xét



Trưa 15-10-2008. Nhà thơ, nhà báo Nguyễn Việt Chiến chịu bản án tù giam 2 năm, sau khi cương quyết và đường hoàng phủ nhận tội danh mà anh bị cáo buộc tại phiên tòa. Như vậy, anh đã giữ đúng những lời nói với đồng nghiệp khi bị bắt: "Tôi không có tội gì, tôi chỉ có tội duy nhất là tội tích cực chống tham nhũng... tôi sẽ đấu tranh đến cùng để bảo vệ lẽ phải cho mình”.

*

Một người bạn ở Việt Nam cho biết: "Hôm nay Hà Nội mưa dầm, chuyển mùa, lạnh lẽo và bất an anh ạ".

Cảm giác bất an ấy còn thể hiện trên rất nhiều blog, dạo trước từng lên tiếng khi hai ký giả bị bắt, thì bây giờ im lìm. Chắc ai cũng ngại bị "quản lý"...

*

Mấy tháng trước, lúc anh Chiến bị bắt tạm giam, nhà báo Huy Minh (TTXVN) có đặt câu hỏi: "Tại sao trong vụ án này, lại có quá nhiều người buồn đến vậy?" Tôi cũng đang như anh Việt Chiến, “bất lực trong cách giải thích” và cũng chẳng có gì cả, “ngoài những nỗi buồn”.

Chắc chắn, trong ngày hôm nay, rất nhiều người Việt có nỗi buồn như thế, dù có nói ra hay không. Như ở đây, và ở đây...

*

Dù bị gọi là "nguyên nhà báo", nhưng Nguyễn Việt Chiến còn là một nhà thơ và chắc sẽ mãi là một nhà thơ, để còn vịn vào câu thơ mà đứng dậy những khi ngã lòng...

Hãy vào đây đọc thơ Nguyễn Việt Chiến, và cùng mùa thu "tiễn anh qua miền phố vắng".

Vắng anh thu này, chắc Hà Nội buồn lắm, anh Chiến ạ...


(*) Ảnh của Na Sơn: Vợ của bị cáo Nguyễn Việt Chiến, nguyên phóng viên nội chính báo "Thanh Niên" sau phiên tranh tụng chiều 14-10-2008.

...

4 nhận xét



Nghe bản thu âm phiên tòa, anh Chiến trả lời đĩnh đạc và đường hoàng! Còn những câu vặn vẹo, thậm chí cắt ngang anh Chiến (chắc sợ... anh ấy nói ra nhiều cái "bất tiện"?) của ông đại diện HĐXX, thấy quá thảm hại và nhếch nhác. Thậm chí bất lịch sự! Buồn! :((

Ngẫm lại, sao đưa tin mà khổ như thế? Nếu đưa tin mà phải "phối kiểm thông tin từ 5 nguồn" như anh Chiến khẳng định, thì làm tin như thế là quá cẩn trọng còn gì? Nhà báo chỉ cần có nguồn là đủ, dẫn được ra nguồn là đủ, chuyện xác thực hay không, đúng sai đến đâu có phải là bổn phận của nhà báo đâu. Ký giả cũng không phải là thám tử hay... mật vụ mà phải làm thay việc của cơ quan điều tra.

Vừa vừa phải phải thôi, thì còn chịu được...

Bổ sung: Nói thêm về cách dùng từ nhố nhăng (đã được/bị chỉ đạo?) của báo chí: "nguyên nhà báo".

"Nguyên" là cái gì? Là đã từng, nhỉ. Như vậy, chỉ có thể dùng nó khi hai anh Hải và Chiến không còn viết báo nữa, ví dụ, hai anh chính thức tuyên bố chuyển nghề, đi cày, và đoạn tuyện với "cây viết". Còn, giả sử, hai anh có bị tước thẻ (hành nghề) báo chí, tước hội tịch (Hội Nhà báo), bị cấm viết... mà vẫn cứ viết (chui lủi, dưới tên người khác, hoặc viết để đấy, viết để lên blog...), thì họ vẫn cứ là nhà báo.

Cũng lạ! Sau thời Nhân văn Giải phẩm, hàng loạt nhà văn bị cấm viết, không thấy ai gọi họ là "nguyên nhà văn"...

(*) Ảnh trên là của VNN với chú thích "Đồng nghiệp và hoa". Lại nhớ hồi ông Nguyễn Việt Tiến được phóng thích, báo chí cũng loan những tấm ảnh ông ta ôm hoa...

9/10/08

Dịch diếc

20 nhận xét



Giải Nobel Văn chương vừa được trao chiều nay, bố cún đi có việc về, bị chậm mất hai tiếng nên cũng đành vắt chân lên cổ tổng hợp 1 bài report cho nó có phong trào (khổ lắm, tính bày đàn ;)).

Việc dạo này Ủy ban Nobel hay trao giải cho các tay nhà văn nhà thơ... trời ơi đất hỡi, để rồi thế giới cố cắn răng tìm ra được cái hay cái đẹp ở họ, thì không mới. Ông nhà văn Phú Lãng Sa này, đến nay, đã có 5 cuốn được dịch và in ở Hung (cuốn đầu từ năm 1968), không khiến dân Hung biết đến ông ta là mấy.

Viết hay dịch tin khi chưa đọc tác phẩm, chưa "quen" tác giả, kể cũng bậy, nhưng... bất khả kháng! ;)

Tuy nhiên, có một cái thì bắt buộc phải đọc, thậm chí, phải dịch (để hiểu cho kỹ, hoặc, cũng để... lộ cái dốt ngoại ngữ của mình). Ấy là sự lý giải chính thức của Hàn lâm viện Thụy Điển khi trao giải.

Liếc một vòng các blog, thấy bác Trương Thái Du, bác VMC, rồi bạn Nhị LinhHoa Pion đã có ngay entry về vụ Nobel Văn gừng này. "Cọp" tí tẹo, ra khá nhiều bản dịch:

"author of new departures, poetic adventure and sensual ecstasy, explorer of a humanity beyond and below the reigning civilization" (nguyên bản tiếng Anh Cát Lợi)

"создатель новых отправных точек, поэтических приключений и чувственного восторга, исследователь человечности поверх царствующей цивилизации и под ней" (bản tiếng Nga La Tư)

"új kiindulási pontok, a költői kalandok és az érzéki eksztázis szerzője, az uralkodó civilizáción túli emberség kutatója" (bản tiếng Hung Gia Lợi)

"tác giả của những khởi điểm mới, những cuộc phiêu lưu của thi ca và những hưng phấn của nhục cảm, là người khám phá những giá trị nhân bản nằm bên ngoài nền văn minh đang cai trị thế giới này" (bản Hoa Pion dịch)

"một tác giả của một sự khởi hành mới, một sự mạo hiểm đầy chất thơ, là một người thám hiểm trong việc khám phá nhân loại và sự khai hóa văn minh" (bản "Tuổi Trẻ" dịch)

"tác giả của nhiều đường hướng mới, thử nghiệm thơ ca và trạng thái xuất thần của cảm giác, người khám phá nhân văn vượt khỏi nền văn minh hiện tại" (bản BBC dịch, bị bác Du "đì" :))

"tác giả của những sự ra đi mới, cuộc phiêu lưu thi ca và hứng khởi xuất thần nhục cảm, người khai phá một nhân loại bên ngoài và bên dưới nền văn minh đang thống trị” (bản VNN dịch)

"tác giả của những điểm xuất phát mới, của cuộc phiêu lưu đầy chất thơ và những trạng thái xuất thần của cảm xúc; người khám phá một nhân loại nằm ẩn sâu và bên ngoài nền văn minh đang ngự trị" (bản VNE dịch)

"tác giả của những khởi đầu mới, cuộc phiêu lưu đầy chất thơ và đê mê nhục cảm; người khai phá nhân tính bên ngoài và bên dưới nền văn minh đang ngự trị" (bản bác VMC loan)

"tác giả của những khởi điểm mới, những phiêu lưu thi ca, những hứng khởi nhục cảm, người tìm kiếm (*) một nhân loại bên ngoài nền văn minh đang ngự trị" (bản bố cún dịch)

Tất nhiên có bao nhiêu người dịch thì có bấy nhiêu bản dịch khác nhau, miễn đừng "dịch là diệt", hay như bọn Hung hay nói, "dịch là bóp méo" (a fordítás ferdítés, trò chơi chữ này hay quá!) là được. Tuy nhiên, ví như là ở Hung, trong những dịp trang trọng thế này, dầu đưa trước đưa sau, nhưng báo nào cũng đưa cùng một bản dịch, có thể gọi là "chuẩn", hình như do bên Thông tấn xã (MTI) họ phát đi, hoặc họ nhờ ai đó dịch thật chuẩn rồi "bắn" cho các báo (cái này cần điều tra lại). Không rõ các nước khác ra sao?

Chứ theo bố cún thì, những văn bản chính thức thế này, rất nên chuẩn hóa. Ngay cả cái diễn từ sắp tới nữa, chớ để mỗi vị dịch một phách, mệt lắm!

Tạm thời, nếu không ai phản đối, có lẽ Đảng và Nhà nước tin cậy và trân trọng trao cho bạn Nhị Linh trọng trách này nhé. ;)

(*) Xin sửa 1 từ ở đây so với ban đầu.

7/10/08

Tin lá cải

12 nhận xét




Vừa thống nhất với bạn myselfvn là, chính ra, những tin tức mà mình cứ hay gọi một cách hơi bỉ thử là "lá cải" ấy, lại hay, vì nó "phản ánh hiện thực xã hội" :)

Vớ đại 1 tin "Cắt cổ vợ, bắt con trai làm con tin vì… thiếu tiền nhậu", thấy ngay nó là một minh chứng hùng hồn cho "nhận định" trên.

Mới đọc, thì tưởng chừng đây là một bản tin hình sự bình thường, anh A chém chị B, ngày nào cũng có kha khá, tuần sau lục lại tin tuần trước thêm mắm thêm muối chút, sửa lại tên họ các đương sự, có thể thành bản tin mới, vì người đọc đọc một lần rồi quên, dù thấy nó na ná, "chuyện đâm chém nào chả hao hao".

Nhưng xem đến lần hai thì thấy câu chuyện hay phết! Này nhé!

1. Lực lượng công an trang bị rất hùng hậu, tinh nhuệ, gồm "Công an phường Hoà Hiệp Bắc và Công an quận Liên Chiểu cùng lực lượng Cảnh sát cơ động, đặc nhiệm (Công an TP Đà Nẵng) và Đồn Biên phòng 244", kế hoạch tác chiến cũng chuyên môn ("các phương án đột nhập đã được bàn tính", "phương án dùng hơi cay, thuốc mê cũng sẵn sàng"), nhưng hung thủ sau khi cắt cổ vợ, rạch mặt mẹ vợ, "dùng chân chà xát lên mặt đứa con trai [25 ngày tuổi] còn chưa đặt tên", đã đóng cửa nhà cố thủ, chính quyền bó tay vì sợ ảnh hưởng đến tính mạng của các con tin.

Mất đến hơn 7 giờ dùng dằng chờ đợi, tự nhiên vụ án được phá bất ngờ: một người hàng xóm "tình nguyện đứng ra thuyết phục" hung thủ mở cửa, để công an dễ dàng trấn áp tên nát rượu. Thế mới thấy "dân ta thật là giỏi".

2. Tác giả ghi lại được một chi tiết đắt: "Khi bị lực lượng đặc nhiệm áp giải ra xe, gương mặt tên Giang vẫn tỏ ra hết sức bình thản và trên tay thì vẫn mang theo chuỗi tràng hạt (!)" (ảnh trên)

3. Nhưng thú vị và đặc thù nhất là việc, trong khi công an đang án binh bất động, chưa biết làm gì với hung thủ, sợ y làm càn, thì "đám đông người dân hiếu kỳ kéo đến ngày càng đông, dẫn đến tình hình an ninh trật tự diễn biến phức tạp". Đến nỗi, công an phải xử lý: "Lực lượng công an phải dùng roi điện, bình xịt hơi cay để giải tán đám đông, tránh trường hợp đối tượng bị kích động, phản ứng tiêu cực."

Mới thấy, tin lá cải đích thực là... "tấm gương phản chiếu xã hội" trung thực nhất. ;)

Bổ sung tẹo. Hôm qua xem VNN tường thuật thế, hôm nay xem VNE rì-pọt ở đâyở đây, thấy một số chi tiết khang khác. Tay hung thủ, hóa ra là bộ đội xuất ngũ, trụ cột chính gia đình, gần đây công ăn việc làm bấp bênh, vợ thì thất nghiệp, nhà đói không còn gạo, tiền, sinh rượu chè chán nản nên mới làm càn. Tức là mọi thứ cũng có chút "cội nguổn sâu xa" của nó, không đơn thuần là "cắt cổ vợ" như VNN tả. (VNE viết là đâm vào cổ thôi, không đến nỗi "cắt cổ" rùng rợn như VNN loan.)

Thêm nữa, con của Giang thì là hơn 40 ngày tuổi, theo VNE, chứ không phải 25 ngày như VNN bẩu. Ngoài ra, bản tin của VNE chả hề nói tới sự trợ giúp của dân trong vụ bắt tay Giang này: chỉ biết hắn "đột ngột mở cửa" "tự ra hàng", sau 6 giờ "thương thảo bất thành", thì công an lập tức ập vào bắt ngay ;)

Đọc xong mấy cái này, chợt nảy ra ý nghĩ sao không ai làm đề tài PhD về chuyện so sánh các bản tin "lá cải" (cùng một nội dung) của các nguồn khác nhau? Cũng rút ra được nhiều cái hay đấy chứ! Đem sáng kiến này gạ myselfvn (đang say bí tỉ, mưu đồ sa đọa) thì được lời hứa là chờ khi nào trình diễn thơ không ai buồn... ném cà chua nữa, và tòa báo thì sa thải, sẽ thử một cú như thế xem sao.

Biết đâu, chả được vào cái Trung tâm Tấn sĩ gì gì ấy... ;)

5/10/08

6-10

3 nhận xét




Tháng Mười, đối với người Hung, là một THÁNG-CÁCH-MẠNG với hai ngày đáng nhớ: 6-10 và 23-10.

6-10-1848 là ngày 13 vị tướng của Hungary bị hoàng đế Áo tử hình tại thành Arad (hiện thuộc Romania), sau khi cuộc cách mạng giành độc lập năm 1848 bị đè bẹp (Việt Nam ta biết đến cách mạng Hung 1848 qua nhà thơ - chiến sĩ Petőfi Sándor và bài "Tự do & Ái tình", mà Phùng Quán coi là "gối đầu giường"). Từ dạo đó, 6-10 được coi là Quốc tang của Hung, hay còn được gọi bằng cái tên Ngày của các liệt sĩ thành Arad. Tất cả các trường tiểu học, trung học ở Hungary đều kỷ niệm ngày 6-10 (sáng sớm nay, Thu Vân dõng dạc thông báo "con phải mặc áo trắng đến trường" và bố thì đang mắt nhắm mắt mở, nên chưa nghĩ ngay ra là nhân dịp gì :).

Bố vừa đọc sách "Tập đọc" lớp 4 của Thu Vân thì thấy Hung rất chú trọng dạy học sinh từ bậc tiểu học lòng tự hào dân tộc và tinh thần tự do, thông qua những sự kiện mà Hung từng đại bại (nhưng... "cũng thành nhân"). Ví dụ, bài tập đọc về ngày 6-10 đọc lên thấy rất cảm động và bi tráng. Còn những bài về cách mạng 1956 (23-10) thì phải nói là sôi sục và đầy hào khí.

Nhất là, thi phẩm "Một câu về độc tài" của Illyés Gyula, đã được trích cả vào sách lớp 4:

Ở nơi có độc tài,
thời độc tài ở đó,
không chỉ ở họng súng,
không chỉ trong những nhà tù,

...
bởi độc tài có ở
trong những nhà trẻ
trong lời khuyên của cha
trong nụ cười của mẹ.

...
nó ở trong đĩa và trong ly,
trong mũi anh, miệng anh
trong lạnh lẽo và trong bóng tối,
ở bên ngoài và trong cả buồng anh,

Thế mới sợ chứ! Bị "tiêm nhiễm" như thế, hèn gì trẻ con bên này (kể cả Thu Vân), từ nhỏ đã mang trong mình "mầm mống nổi loạn"! ;)

Chỉ điểm?

7 nhận xét



Đọc bài báo này thấy lạ quá!

Vẫn biết là "phóng sự - điều tra" hay soi mói vào những chi tiết giật gân ly kỳ như thế, nhưng giọng điệu và kiểu viết bài này sặc mùi chỉ điểm.

Chỉ thiếu nước gửi nó cho Liên đoàn Thế vận Quốc tế, nhỉ?

Bổ sung: Cả nhà tham khảo thêm bài này, có vẻ bác ký giả Triệu Ánh Dương đang lập hồ sơ để tổng tấn công chàng lực sĩ :)

Những cái này có hơi hướng VieTimes nhỉ? ;)

4/10/08

Dạo này...

16 nhận xét



1... quả thực là khủng hoảng vì bạn cún!

Mai kia là được 10 tháng, nhưng cún nghịch như... thanh niên, khiến cả bố lẫn mẹ đều kiệt sức và tuyệt đối kinh hoàng khi nhìn thấy vẻ mặt nhơn nhơn của cậu cả.

- Cún đã biết trèo khỏi cái ghế ăn, cao hơn 1m, trong nháy mắt, không ai kịp can thiệp, và ngã nhào (thường là cắm đầu) tương đối nhiều bận từ đó xuống sàn nhà, làm bố mẹ mặt mũi tái mét.

- Cún biết leo lên những cái ghế thấp để với và phá hoại những đồ vật ở ngoài tầm với của cún một chút.

- Ngoài vụ tự động tắt máy tính (bàn) của bố, làm bố mất khá nhiều những cái đang viết, cún đã biết đấm ầm ầm vào cái laptop, và một lần còn trèo lên ghế để... thượng quả chân Sumo & Giao Chỉ lên bàn phím, giày xéo cho... bõ!

- Cây mẹ trồng rất khó nhọc trong nhà đã bị cún vặt trụi, nên thế vào đó, mẹ phải mua... cây và hoa giả ;). (Sợ nhất là, chiểu theo Phong Thủy, cái góc ấy "phụ trách" về mặt sức khỏe của nhà, mà cún cứ "trêu hoa ghẹo nguyệt" như thế, hẳn nào dạo này bố ốm hoài!)

- Buổi chiều, mà cún không "giấc nồng" được một mạch 3 tiếng liền, thì tối và đêm đó bố mẹ chịu trận...

Nói chung là, không thể làm được bất cứ việc gì, ngoài việc chơi và... ngủ với cún. Bố thì vừa ngồi viết, vừa quay như chong chóng xem cún có nghịch dại gì không, kết quả là sinh trầm uất nặng nề, vì cả núi công việc bỏ xó đó. Mẹ và chị Thu Vân cũng hết sức quá tải với cún...

Nhưng không sao, vì mỗi lần cún nở nụ cười (dù là ngây ngô, hay xinh xẻo), hoặc méo mặt khóc nức nở (ví dụ khi không được chơi trò gì đó), mà bố lập tức mềm lòng ngay... Sợ thật đấy!

2... hay được xem bài vở bên này xuất hiện ở báo nhà, dĩ nhiên là với tên người khác.

Như đã nói nhiều lần, chuyện đó không sao, không sao, vì với người làm báo, làm tin, mà tin mình làm được lan đi chỗ này chỗ nọ, thì đó là niềm vui. Thêm nữa, nhà mình ít tin xác tín về cuộc sống bà con ngoài này, nên nếu thấy một tin khả dĩ mà các bạn ký giả "dùng luôn", có khi hay hơn, là các bạn tự viết, dễ tam sao thất bổn, dẫn đến sai lạc.

Bố cún cũng hiểu là, báo trong nước với nhau, "luộc" của nhau mà ở cuối bài có đưa chút nguồn "theo XYZ", thì cũng không sao. Nhưng đối với báo ngoài này, nhất là khi chả xác minh được ngoài hay trong luồng, cũng không rành là nó đi bên lề phải hay trái, thì việc đưa tên tờ báo, như nguồn mình dẫn, lắm khi có thể phiền phức.

Nhưng, có khó lắm đâu, chuyện gửi một cái "mật thư", chỉ cần một dòng "tớ dùng tin/bài cậu nhé", thì người viết, người đưa tin gốc cũng thấy nhẹ lòng. Và trong những trường hợp như thế, chớ "đóng mác" bổn báo, như là một thứ bản quyền, vì các bạn cũng biết các bạn "cọp" kia mà?

Như việc bạn Lan Anh ở TPO, đơn thuần lắp ráp bài này này và bài này thành bài của bạn "tổng hợp" (hoặc cắt dán bài nàybài này cũng thành bài của bạn), rồi còn "dán nhãn" TPO vào trước mỗi bài, bố cún thấy chả hay lắm. Đồng ý là bạn có thể tham khảo tin/bài của bọn mình, có thể dùng ảnh của bọn mình, nhưng mà để được cái tiếng "tổng hợp", bạn làm ơn "chế biến" cho nó khác đi chứ, lấy ý và sự kiện thôi, phần "nhận định", "nhận xét" chớ giữ nguyên như thế :((.

Đằng này, bạn "tổng hợp" mà cứ để y xì như thế, đến nỗi có lúc thời quá khứ, tương lai trong mạch văn lẫn lộn nhau chan chát, hèn chi trong vòng chưa đầy một giờ (từ 16h32 đến 17h23 ngày 3-10) mà bạn sản xuất (bốt) được những 3 tin/bài mới (trên cơ sở các tin/bài cũ cả tháng nay!), dày dặn, thì cũng nên phục sức lao động của bạn lắm!

Vẫn biết là... "biết rồi, khổ lắm...", những có lẽ cứ nên kiên nhẫn "nói mãi" thế này, cho đến khi nào bọn mình có được cái "nếp sống văn minh" khi dùng bài của nhau!

(*) Minh họa là cún chơi piano dưới sự giám sát của chị Thu Vân, phong cách cùi chỏ của Văn Cao, và trang phục thì có hơi hướng "bán Borat" của hai bạn FPT ;)

1/10/08

Rùa

9 nhận xét





Tin này của VNN không lạ nhưng cũng có chỗ đặc sắc "tiềm ẩn": "Công trình "rùa": Lãnh đạo Hà Nội nhận lỗi điều hành".

Cái hay, là ở những lời tuyên bố của các quan chức. Ví dụ ông Phí Thái Bình, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, thẽ thọt: "Để các công trình trọng điểm 1.000 năm Thăng Long chậm so với tiến độ, chúng tôi xin nhận khuyết điểm do lỗi điều hành". Chuyện quốc gia mà ông... nhận lỗi như chơi, như đùa. Chả thấy có "chế tài" đâu cả: dự kiến vòng xoay cầu Vĩnh Tuy chỉ hết 350 tỷ đồng, đến nay đã đội lên 600 tỷ đồng, trượt giá 250 tỷ đồng - gây thiệt hại đến ngần này cho Nhà nước (tức là cho dân), chắc tử hình đến... 3 họ vẫn chưa bù được?

Biết rõ con số trượt giá 250 tỷ đồng ấy, ông Lê Quang Nhuệ, Phó Chủ tịch HĐND, lại rất "khảng khái": "Với công trình trọng điểm, Hà Nội không tiếc tiền để hoàn thành đúng tiến độ". Không tiếc tiền, vì là tiền dân, cái đó đã rõ. Cơ mà, chủ nghĩa thành tích nó vừa vừa phai phải thôi chứ, ai lại trắng trợn lên báo thế?

Tiếp đó, lại vẫn ông Thái Bình (rõ khéo chọn, quan chức Hà Nội thì tên là Thái Bình, cũng như sử gia hay lên báo của Việt Nam thì tên là Trung Quốc, hỏi làm sao... toàn tâm toàn ý với "địa bàn" mình được? ;) "than" trong số 38 công trình trọng điểm, đến 2010, "có lẽ chỉ hoàn thành được phân nửa". Tuy nhiên, sau khi "nhận trách nhiệm do điều hành", ông Bình tỉnh bơ, cho hay "thành phố sẽ rà soát, căn cứ vào tình hình và năng lực thực tế để cân nhắc dự án nào cần cho 1.000 năm Thăng Long thì sẽ tập trung làm". Tất cả có vẻ biến thành một trò đùa!

Mà có phải không ai bảo đâu, báo chí vẫn... phản biện đều đều đấy chứ (xem các link trong bài). Chỉ tiếc là, những tệ hại của con người cụ thể, lại bị gán cho... "rùa": "Thi công kiểu "rùa", "Công trình "rùa", v.v... (cũng giống như cái bẩn thỉu, khắc nghiệt của ta, thì "vu" cho... Lào: hắc "lào", gió "Lào", v.v... :). Rùa chậm là vì... nó không cần nhanh, chứ sự chậm cùa rùa có ảnh hưởng đến ai đâu? Còn cái chậm của quý vị, hại tiền dân biết bao mà kể (chưa kể những cái thuộc "thể diện" khác, khó tính bằng tiền)?

Thế mà... xây công viên, sao nhanh nhẹn thế? :((

(*) Minh họa: Cụ Rùa Hồ Gươm (ảnh luộc trên Net): "Đừng lấy tụi tôi ra mà ví với cả von, tội tụi tôi lắm!"

22/9/08

Xào xáo

5 nhận xét





Lại một tin hết sức vớ vẩn ở bên này cũng bị các bác "Việt Nam & Thế giới" "luộc". Nhắc lại, các bác này là "Cơ quan trực thuộc Bộ Ngoại giao" mà sao cù nhầy thế nhỉ: bữa trước đã "cọp" một lần rồi!

Mà, "đánh chết cái nết không chừa", đã "cọp" lẽ ra cứ copy nguyên cho nó chắc, ham hố "xào xáo", "biên tập" làm chi cho rách việc: chỉ thay đổi vài từ nho nhỏ mà cứ đụng đâu sai nghĩa (cả câu văn) đấy. :((

Tài thật!

(*) Minh họa: rau bí xào tỏi (hình lượm trên Net), ngon vô cùng!

21/9/08

Chuyện hành hung ký giả

10 nhận xét





Xong một đống việc nên tự cho phép liếc lốc mươi phút.

Thoáng một cái, thì thấy nhiều nơi đưa tin „nhà báo AP bị đánh rách da đầu vì chụp hình ở nhà Khâm sứ”. BBC còn loan tin ông Lê Dũng đã kịp „cực lực phản đối” những nguồn tin của „đài địch”: theo ông Dũng thì nhà báo Ben Stocking của AP chỉ bị „nhắc nhở” khi ông này „vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam, cố tình chụp ảnh tại khu vực đã có biển cấm”. Thậm chí, ông Ben Stocking còn „ngoan cố”, „cố tình không tuân thủ” sau khi đã được/bị nhắc. Không rõ là ngoan cố như thế thì „ta” xử lý ra sao, chỉ biết, theo ông Dũng, „hoàn toàn không có việc lực lượng an ninh Việt Nam hành hung ông Ben Stocking”.

Chửa cần biết ra ngô ra khoai thế nào, nhưng sau vụ này thì vẫn có thể rung đùi mà „phán” một câu cũ rích và nhạt nhẽo: „cái nghề ký giả quả là nguy hiểm”. Mà, trái với việc „nhà báo An Nam khổ như chó... An Nam” mà bạn Trang the Ridiculous hay than thở, thì sự nguy hiểm ở đây, lần này còn lan sang cả nhà báo Tây (may mà nhà bạn myselfvn đã kịp „đào tẩu” đi du lịch, rồi còn „lên đến đỉnh” điếc gì đó ;))

*

Gì thì gì, cứ dính đến tôn giáo đã là „nhạy cảm”, đụng đến Công giáo (vụ Thái Hà, Nhà chung...) càng „nhạy cảm”, mà lại vào đúng thời điểm „nhạy cảm” là chính quyền „ta” đang giải tỏa đất đai (rất gấp gáp và bất ngờ, để thi công :)), thì việc quay phim chụp ảnh tại hiện trường rõ là „nhạy cảm” rồi. Mà đã „nhạy cảm”, ký giả lại còn „ngoan cố”, có thể bị „xử lý”, ấy là cái nhẽ tất nhiên! ;)

Câu hỏi dễ đặt ra là trong những trường hợp ấy, „Tây” nó có thế không?

Ở các xứ dân chủ và tân tiến như Bắc Mẽo, Phú Lãng Sa, Anh Cát Lợi... thì chờ các bác trí giả như bạn Linh và các bạn thạo tin cho ý kiến. Còn bên Hung Gia Lợi này, ký giả thi thoảng mới bị hành hung thôi, mà thường là chưa đụng đến họ mấy, mới nói sẵng nhời thôi, là họ đã to miệng hơn rồi. Tuy nhiên, cũng có một vụ rất ầm ĩ đương thời, chi tiết ở đây, và đoạn vĩ thanh (không có hậu) ở đây, ta có thể tham khảo.

Vì mọi thứ còn mới nên bố cún chửa kịp ngó qua các bộ luật liếc có liên quan, nhưng cứ theo cái lý cùn, thì tạm nghĩ thế này:

- Chụp một người bất kỳ ngoài đường, hoặc một cảnh sát đang đi chơi, bát phố, thì cần tôn trọng các quyền nhân thân của họ, và phải hỏi họ trước khi hành sự,

- Nhưng chụp cảnh sát (hay các nhân viên cơ quan công quyền) đang thực thi nhiệm vụ thì là quyền tự do của bất cứ ai, dân hay ký giả đều được phép.

- Ngoại lệ duy nhất là khi cảnh sát thực thi nhiệm vụ tại khu vực không cho phép dân và ký giả vãng lai, thì phải chăng dây, dựng biển và thông báo trước thật rõ ràng cho thiên hạ tỏ tường (theo đúng quy định của luật định).

- Ngoài ra, những lý do mà cơ quan công quyền hay viện dẫn để cấm ký giả làm việc, như: như „tránh ra, tôi đang xử lý vụ việc nhạy cảm...”, „anh cứ lởn vởn, quấy quả, làm tôi... mất tập trung...”, „đã bảo [miệng] cấm chụp, mà cứ chụp...” đều không có ý nghĩa gì cả.

(*) Vụ tay ký giả Hung bị tẩn ở trên, có một chi tiết hay. Sau khi bị thụi rồi, ông trưởng nhóm cảnh sát mới ra, bảo, „sao anh cứ quay cảnh bọn tôi trấn áp hu-li-gan, thế lúc chúng nó oánh bọn tôi thì sao?” (Như vậy, lộ ra cái lý do phải hành hung tay phóng viên ảnh, là cảnh sát sợ hắn chỉ nhăm nhe chụp các „pha” cảnh sát ra đòn, rồi đưa lên báo kêu ca „mất nhân quyền”, „bạo hành cảnh sát” :). Thì tay phóng viên giơ ngay máy, cho xem tấm ảnh trước đó, có chụp chiếc xe cảnh sát bị đập vỡ cửa kính (minh họa ở đầu entry này). Ông cảnh sát im bặt luôn... :)

17/9/08

Thế sự

9 nhận xét




Lâu không nói chuyện thế sự Hung Gia Lợi, phần cũng vì trong dịp hè chả có gì đáng nói. Những khi ấy, làm tin thật là khổ sở!

Cuối tuần trước, đầu tuần này, chờ mãi, mới có một đề tài đình đám. Ấy là việc các đảng đối lập viện cớ chính phủ Hung làm ăn vớ vẩn, dân tình đói khổ, đất nước lầm than, nên đòi phải... giải thể Quốc hội! Thế là, cuối cùng, chiều thứ Hai qua, Quốc hội Hung phải đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự, cụ thể là phải tiến hành biểu quyết xem có nên giải thể... chính mình hay không :)

Kết quả là số các dân biểu đòi giải thể không đạt mức quá bán, nên Quốc hội hiện tại vẫn được tồn tại.

*

Cái đáng nói ở đây, thực ra không phải là về kết quả này (vì đa số dân tình đều tính đến một kết quả như vậy), mà là về cái cách mà báo đài Hung làm nhân động thái này. Suốt trong mấy ngày, họ đưa tin rầm rộ, liên tiếp và đa dạng đủ kiểu, khiến ai ít quan tâm nhất đến chính trị cũng phải biết đến sự kiện trên. Đặc biệt, từ sáng thứ Hai, Đài Truyền hình Quốc gia Hungary (MTV) phỏng vấn dồn dập, nô nức người này kẻ nọ với những vấn đề "nóng" như "cần bao nhiêu phiếu tán thành thì giải tán được Quốc hội?", "giải tán Quốc hội rồi thì nước Hung ra sao?", v.v... Các báo trực tuyến thì mở chuyên mục riêng, online từng phút một, rất gây cấn không kèm gì màn "chuyện cảnh giác" "công an bắt gián điệp" của đài ta thời bao cấp!

Thoạt nhìn qua, thì cứ nghĩ truyền thông Hung, chắc phải thích thú, tán thành lắm với viễn cảnh giải thể Quốc hội, thậm chí, có khi bị phe đối lập "kích động", hoặc cho tiền, nên mới sốt sắng thế!? Nhưng kỳ thực, đây chỉ là một cách làm rất bình thường của báo chí Tây: đảm bảo quyền được biết, được hiểu và được minh bạch thông tin của dân trong một đề tài có thể gọi là nhạy cảm với chính quyền. Không làm thế, dân họ không đọc, không xem, tẩy chay, thì chỉ có nước đóng cửa!

Ở ta, ngược lại, dĩ nhiên chả bao giờ có chuyện có ai dám đề xuất giải thể cơ quan này nọ của nhà nước, chính phủ. Nhưng, những đề tài "nhỏ con" hơn thế nhiều, như việc xử lý Hoa hậu chẳng hạn, cũng cứ phải là chuyện "cơ mật" giữa các cơ quan "chức năng", giấu giấu giếm giếm đến khổ. Báo chí có muốn "phản biện xã hội", cũng khó khăn, vì rào cản chính quyền, và dân thì thường biết đến chuyện "nhạy cảm" xảy ra ở làng bên cạnh trước tiên là qua các kênh ở... hải ngoại (hoặc... blog) :)

Dễ hiểu là đối với chính quyền, thì mọi việc cứ "lưu hành nội bộ", "bí mật quốc gia" là tiện nhất, đỡ gây "bất ổn cho xã hội". Dân không cần biết, càng không cần hiểu làm gì, rách việc, đã có lãnh đạo lo! Cho dù, lãnh đạo, hoặc đơn thuần là "công bộc của dân" (ý Cụ Hồ), hoặc chỉ được giữ cương vị của họ thông qua một "khế ước xã hội" mà người dân có quyền xé bỏ nếu thấy không phù hợp nữa (như cụ Mạnh Đức Tư Cưu dạy cách đây vài trăm năm), chứ có phải là... Ông Giời đâu? :). Cho nên, đôi khi, đọc được một bài viết trên báo ta, mà sau đó dăm bảy tiếng bị gỡ xuống không kèn không trống, thật là thích vì cảm giác sao lại có "bí mật quốc gia" bị lọt lưới ngoạn mục như thế? ;)

Dân Tây, quen đọc thoải mái, thả phanh, chả bao giờ có được khoái cảm (và điên rồ hợp lý) kiểu ấy :((

(*) Minh họa (để câu khách, chả liên quan gì đến entry này): Sáng nay, đọc tin "nhạc sĩ Duy Quang từ trần", sợ quá, định báo ngay cho bạn Minh :)

14/9/08

Trung thu

12 nhận xét



Bù đầu từ hai tháng nay vì nhiệm vụ Đảng, Bác giao, tới hôm qua mới kết thúc. Hôm nay mệt quá, ngó qua blog bạn Linh một phát, mới tiếc hùi hụi là mình đã bỏ lỡ một cơ hội ngàn vàng: viết blog kiếm tiền (bạn Trang the Ridiculous xui).

Nhưng ngẫm lại, có họa... rồ mới có ai cho mình tiền để viết blog :)

*

Trung thu năm nay, bên này không có tổ chức chung cho cộng đồng, "hoành tráng" như các năm trước. Nên một số tổ khu phố, gia đình nảy ra sáng kiến "xã hội hóa" lễ Trung thu, xưa kia vẫn được coi là nhiệm vụ và đặc quyền của các hội đoàn. "Trăm hoa đua nở", nhiều nơi tự làm, âu cũng là lành mạnh.

Nhà cún thì "ăn chơi" tại gia, kỳ cạch làm nem, ăn với bún, canh cá dấm, đơn giản và ngon. Rủ cô Cầm và Thụy Bảo đến chơi (và xơi), cho bọn trẻ con sum vầy với nhau chút. Ba đứa trẻ con tập trung ở một nơi, họp chợ phá nhà liên miên, vui nhưng nhức đầu quá!

Nhắc đến Trung thu là phải nhắc đến các cháu: "Trung thu trăng sáng như gương - Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng..." Mới thấy nhi đồng thúi tai thật quan trọng: mầm non đất nước mà què quặt thì vận mệnh dân tộc, sơn hà ta nguy biến lắm!

Ngẫm lại, hai nhi đồng nhà này, không biết sau có "làm gì cho Tổ quốc nhờ" được không? Xét những dấu hiệu cho đến giờ, thì chúng không làm loạn, là may lắm rồi!

Cứ như cún, thời gian qua đã thực sự trở thành một "hung thần" của bố mẹ với nhiều trò quỉ quái. Bò khắp nhà, nghịch như ranh, vớ và xé sách báo của bố, lê la nghịch đất và phá cây mẹ trồng, suốt ngày rớt rãi, bẩn thỉu vô cùng, thì không phải chuyện mới. Nhưng từ khi hơi biết đứng, sợ nhất là kiểu cún đứng độ 1 phút, rồi cố tình ngã ngồi đánh "bịch" xuống sàn hay giường, đợi một tí, mặt rất minh triết, rồi mới tiếp tục ngã nằm ra, ngả ngớn, khiến bố mẹ rất ngán và sợ (biêu đầu như chơi ấy chứ). Rồi, chiều nay, sau một thời gian quen lân la cạnh máy tính, nơi có nhiều dây dợ nghịch rất thích, cún đã sờ sà và tắt ngỏm được máy đúng lúc bố đang viết: hành vi phá hoại hiệu quả đầu tiên của cún đã thành hiện thực, mỹ mãn! :((

Thu Vân thì càng lớn càng bướng: cái trò bố mẹ bảo, nó điềm nhiên nhún vai, hất hàm rất Tây "thì đã sao?" bằng tiếng Hung, dân chủ và tự tin, nhưng lắm khi cũng khiến bố mẹ nóng gáy. Rồi hơi tí là dỗi, nội tâm này nọ, ngúng nguẩy, rõ là khó lường!

Ôi, đời sao mà mệt!

(*) Minh họa: Cún đứng hệt như kiểu bọn Sumo đứng tấn trước khi đẩy nhau, chân choãi, kiểu đánh dậm Giao Chỉ, có lẽ vững nhưng như thế khó đi sớm được, mẹ bảo vậy.

26/8/08

Lá cải câu khách :)

41 nhận xét




Mệt tưởng chết, đi kiếm tin thì giật mình vì sau 1 hôm không đảo qua các blog, báo chí, đã thấy đâu đâu cũng nở rộ "nghi án" Hải Yến đánh ghen Thủy Top :)

May là Batigol đã tổng kết các link ở đây, tiện tìm hiểu, tham khảo :)

Đọc mấy bài báo thì thấy là cả Hải Yến lẫn Quang Hải đều vòng vo rõ khéo (và... thô :)) trước các ký giả, có ma biết được sự thể ra sao? Mà thế nào đi nữa thì đây cũng chỉ là chuyện cá nhân, dĩ nhiên là câu khách và không hay ho gì, nhưng chắc cũng không ảnh hưởng gì lắm đến đến hình ảnh cô Pao ("Chuyện của Pao") và chàng Hải ("Mùa hè chiều thẳng đứng"), nhỉ? :)

Kể ra, để ý báo chí vài tuần nay thì cũng thấy chắc cả đôi bên đều có chuẩn bị để PR cho sự nghiệp "hậu hôn nhân" của mình. Lâu lâu, bẵng đi vài tháng im lìm, tự nhiên Quang Hải có bài giả nhời rất dài, than thở về Hải Yến (trong khi rất "phấn khích" dùng Thủy Top :)), còn Hải Yến thì phớt tỉnh, tập trung đóng vai đồng tính với Linh Đan trong "Chơi vơi" của Bùi Thạc Chuyên "Sống trong sợ hãi". Nói chung là, "văn nghệ" mà ;)

Chuyện tào lao, nhưng đúng là báo chí sau Thế vận cũng có ít đề tài làm "nóng" được độc giả, nên chuyện ghen tuông - nếu có - cũng ầm ĩ được vài trống canh. Mà riêng gì báo ta, báo Hung cũng vậy: xoay đi xoay lại vẫn chuyện cũ mèm về mấy anh Tàu. Hết nghi án cả vụ cái ông nghệ sĩ dương cầm chơi hôm khai mạc cũng là nhép, đàn thì đàn giả, vì làm gì có chuyện piano nặng 2-300 cân mà cứ rung lên bần bật mỗi khi ông ta thượng tay xuống? (Ngoại trừ, công lực phải như cụ... Văn Cao khi oánh đờn bằng cùi trỏ, may ra...) Rồi chuyện "Mao chủ tịch đã tiếp sức cho tôi..." (*)

Nghe phát ớn, dù quen quen :)

(*) Minh họa: Quang Hải ở Budapest

(**) Tâm sự của tay vợt cầu lông Tàu vừa giật HCV: "Trước Thế vận hội Athens, chúng tôi tập huấn ở tỉnh Hà Nam nên có dịp được về thăm quê hương Mao chủ tịch; đồng đọi tôi khấn chủ tịch trước ngôi nhà của Người, còn tôi khi đó đi... đánh bài. Kết quả là anh ấy đoạt HCV, còn tôi bị loại ngay ở vòng 1. Lần này, tôi trở lại ngôi nhà của Người và cầu khấn. Tôi tin rằng Mao chủ tịch đã tiếp sức cho tôi..."

22/8/08

"Vajda Attila, cám ơn anh!"

6 nhận xét





Cách đây mấy phút, Thu Vân lại có dịp đứng nghiêm khi Quốc ca Hung được cử!

Ấy là khi Vajda Attila giành được HCV đầu tiên cho nước Hung, sau 14 ngày chờ đợi ròng rã.

Hungary, nước đứng thứ 7 thế giới trong bảng thành tích Olympic, sau 2 tuần, chưa hề có 1 HCV nào. Báo chí đã "gióng chuông cảnh tỉnh", chửi chính phủ, "vu" các nước khác doping, đủ kiểu, không biết bao lần, cũng chỉ để khỏa lấp đi sự thất vọng vô bờ...

Thứ Sáu hôm nay là ngày tổ chức các cuộc thi chèo thuyền, một nội dung mà Hungary rất mạnh. Nhưng ngay đến dân Hung cũng bi quan lắm rồi, yếm thế lắm rồi, chỉ dám thầm mong (những) tấm HCV đầu tiên. Mà các tuyển đấu kiếm, năm môn phối hợp, hay bóng nước nữ của Hung, các ứng viên mà Hung hy vọng biết chừng nào, đều thất bại rất thảm hại! Chưa nói đến chuyện, chỉ ít ngày trước khai mạc Olympic, tuyển chèo thuyền Hung đã đột ngột mất đi tượng đài huyền thoại của mình, Kolonics György, 2 lần vô địch Thế vận, 15 lần vô địch Thế giới và 3 lần vô địch Châu Âu.

Cảm giác nghẹt thở khi sau 250m đầu, Vajda chỉ đứng thứ 5. Nhưng rồi, cậu ta đã gắng hết sức. Tay bình luận viên thể thao của Đài Truyền hình Hungary hét khản cả tiếng: "Cố lên, cố hết sức vào, đừng nhìn ngang nhìn ngửa, không cần biết hội còn lại ra sao! Attila, chúng tôi tin vào cậu! Bây giờ không chỉ là thể lực, bây giờ là tinh thần!" Để rồi, ở những thước cuối, khi biết HCV chắc chắn về tay Vajda, giọng hắn đã lạc hẳn đi, nghẹn ngào chắc vì những giọt nước mắt... Thu Vân và mẹ thì reo hò ầm ĩ, và bực dọc "vu" ngay cho cậu Tây Ban Nha bám sát Vajda là "Tàu" (hôm qua một tay chèo thuyền của Tàu đã vượt Hung), chỉ vì tay này mặc áo đỏ...

Đúng kiểu Tây, sau khi về đích, Thu Vân nói, rất cảm động và trịnh trọng: "Vajda Attila, chúng tôi cám ơn anh!" Đúng lúc ấy, TV quay cảnh một rừng cờ Hung được vẫy trên khán đài. Dân Hung nghèo thế, tích cóp bao nhiêu năm, tháng, để có tiền làm 1 "tua" sang Tàu cổ vũ cho đội nhà thế này?

Đấy là những giây phút mà thể thao đã chiến thắng tất cả, vượt lên những mưu mô chính trị bẩn thỉu, những trò gian trá hèn hạ...

20/8/08

Lại cọp

6 nhận xét





Lang thang xem tin tức, tự nhiên thấy cái này trên TPO: ""Hồn quê" có mặt tại Đại nhạc hội Sziget, Hungary".

Khổ quá, một tin nhỏ, chả có nghĩa lý gì, bạn ký giả (?) Minh Trang "tổng hợp" của mình, thì ít ra cũng nên nêu nguồn cái chứ. Có ảnh hưởng gì đến đại cục và công lao của bạn đâu?

Hoặc nếu không, phiền bạn lấy cái bản chất sự việc thôi, tên gọi, cách diễn đạt bạn chịu khó đổi đi chút, hoa hòe hoa sói thêm vào, thì cũng không ai kêu ca gì bạn đâu.

Đã cất công cọp từ nơi xa xôi heo hút thế, sao không dụng công thêm chút, bạn?

(*) Minh họa (không liên quan tới nội dung entry này): cọp, một động vật hung dữ, cũng từng được đưa vào tên các nhà văn - thơ trứ danh như Phạm Hổ, Trần Dần, Phan Văn Hùm...

19/8/08

Entry for August 19, 2008

3 nhận xét





Đề tài mắng Tàu có lẽ cũng đã cạn, vì... Tàu vĩnh viễn vẫn là Tàu, nên phải chấm dứt :). Thư giãn một chút nhỉ?

Tối qua trước khi đi ngủ, lần giở cuốn "Bóng" của bạn Trang the Ridiculous và một bạn khác, đọc lại những đoạn về thời bao cấp mấy chục năm trước, tự nhiên lại nhớ miên man đến một bài nhạc không lời của "thời xưa cũ".

"Tình yêu của biển" là nhạc nền của hầu hết tất cả những "câu truyện truyền hình" trên Đài Tiếng nói Việt Nam thời đầu thập niên 80. Có lẽ không mấy ai biết tên nó, tác giả của nó, nhưng cứ nghe vài âm thanh đầu thì sẽ nhận ra những âm hưởng màu sắc tự sự pha chút hoài niệm và bồi hồi, của một thời khổ ải, nhưng bây giờ nhìn lại nhiều người lại cho là "đẹp" vì con người thương yêu nhau hơn... hiện tại :)

Dàn nhạc bán cổ điển của Đài chơi bản này khá "kinh điển". Nghe xong thì lại nhớ đến "Đã có một thời" của Phú Quang, dựa theo lời thơ của Dương Thu Hương (tuy không thấy đề ở đâu cả, chắc vì tác giả phần lời "có vấn đề"? - thx Hana đã "tầm nguyên" được vụ này).

Có Một Ngày

Biển xanh rờn
Cát trắng dịu êm
Đã có một ngày em yêu anh như thế
Ngọt mía lau và nồng hương quế
Em yêu anh như những tín đồ thấm giọng Thánh Kinh
Với Maria và nhịp dương cầm
Như kẻ tìm vàng ngất ngây bên suối cát
Như đứa trẻ say mê chùm pháo tết
Và nhấp nhô trong làn áo biếc
Biển làm mê những trái tim non
Những ai lần đầu tiên đến với đại dương.
Nhưng em làm sao giữ được
Cái ngày xưa đã quá xa xôi
Em như kẻ chài
Sống mòn tay với biển
Biển ấm nồng âu yếm
Biển dạt dào cơn sóng yêu đương
Và biển hung tàn ngạo nghễ cuồng điên
Biển bọt bèo và cát bờ dơ dáy
Những lưỡi đá ngầm giương dao dưới đáy
Những con sứa lầy trong đám rêu rong
Xác cá trôi nát rữa với cát ròng
Có một ngày
Và phải có một ngày như thế
Chẳng ai hối tiếc vì một thời thơ trẻ
Chẳng nên đau buồn vì khoảnh khắc ngây ngô
Dẫu sao thì ta cũng đã sống qua
Dẫu sao, ta cũng từng nếm trải
Và ngày ấy sẽ còn điên đảo mãi
Những lứa tuổi dại khờ đang bước sau ta.

Hôm nay là ngày cách mạng, mới sáng mở máy kiếm tin tức đã thấy những tít cổ động rất náo nức như "Hào khí Tháng Tám và cuộc chấn hưng nước Việt"... Chợt nhớ Nguyễn Huy Thiệp đã viết rất hay về cách mạng và tình yêu nên bốt mấy bản nhạc trên cho nó hiền hòa... :)

16/8/08

Tào lao Ô-lem-bích (tiếp)

11 nhận xét





Bạn Hana nói rất đúng, lẽ ra mình không nên băn khoăn quá về mấy cái gian xảo của anh Tàu, vì, theo bạn ấy, Việt Nam mình còn gian gấp vạn :)

Chứ thực ra Ô-lem-bích lần này, ngoài những vụ lèo nhèo, thì cũng có nhiều cái hay đấy chứ.

1. Anh Hung Gia Lợi, lên kế hoạch được 18 HC (6 HCV, 6 HCB và 6 HCĐ), bây giờ đang cuống lên vì được nửa thời gian rồi mà mới có 4 HCB và 1 HCĐ. Trong đó, tay bơi Cseh László chiếm 3 HCB, toàn với kỷ lục Châu Âu mới - cái khổ của anh này là cả 3 đợt ấy đều thua tay kình ngư Mẽo Michael Phelps. Cho dù, ở lần đọ sức cuối, anh chàng Hung đã chọn một chiến thuật "tự sát" là gắng sức ngay từ những thước đầu, với hy vọng Phelps... mệt - nhưng cuối cùng vẫn không lại được, và người mệt dĩ nhiên là anh Hung, vì chặng cuối phải cố lắm mới giữ được vị trí thứ nhì. Anh này, đến khi nhận giải vẫn thở không ra hơi, cười méo xệch. :)

Cổ động viên (CĐV) Hung, dĩ nhiên, nghĩ ra ti tỉ thứ để trút cái bực lên đầu Phelps. Ví dụ, nói đổng "rõ là nhà giàu, có doping cũng "tế nhị", chả bắt quả tang được đâu". Nào là, "thằng 3,14csa ấy trấn mất 3 HCV của chàng trai chúng ta" (picsa là từ chỉ... cái ấy trong tiếng Hung - cậu CĐV này quá hóm!), v.v...

Thôi, rốt cục vẫn là, trời đã sinh ra Cseh, sao còn sinh ra Phelps...

2. Báo ta, dựa nguồn Tây, loan tin có 1 VĐV bơi của Hung lọt vào danh sách "10 kiều nữ gợi cảm nhất tại Olympic Bắc Kinh".

Ấy là Dravucz Rita, 28 tuyển, thành viên tuyển bóng nước Hung. Cô này thoạt đầu là VĐV bơi, sau chuyển sang bóng, hồi 2005 có góp phần quyết định để tuyển Hung giành ngôi vị vô địch thế giới tại Montreal.

Bản thân tờ "Velvet" (Hung) cũng đặt ra cuộc bình chọn 10 kiều nữ gợi cảm nhất (bất kể còn chơi thể thao, hay đã về vườn) của các kỳ Thế vận. Báo tự đề ra 10 người, trong đó có Rita - rốt cục Rita được bình chọn nhiều nhất. (Trước đây hơn nửa năm, Rita cũng đã được chọn là VĐV nữ đẹp nhất của Hung.)

Chắc là vì thấy cuộc bình chọn thu hút nhiều độc giả (nam?), nên tờ này thừa thắng, đang mở một cuộc khác, xem môn thể thao nào khêu gợi nhất. Riêng cái tít bị họ giật, đã thấy rạo rực: "Là người đàn ông đích thực, bạn sẽ háo hức với môn thể thao nào?"

Một Top 7 được nêu ra, như sau, với lời đề nghị độc giả hãy bổ sung thêm các môn mà họ thấy là đáng đưa vào list:

1. Aerobic
2. Bóng chuyền bãi biển
3. Yoga
4. Bơi nghệ thuật
5. Thể dục nhịp điệu
6. Quần vợt
7. Trượt băng nghệ thuật

Bình thì bình, chả có vấn đề gì, nhưng có một ý nhỏ là sao không có những cuộc trưng cầu cùng nội dung, hướng về độc giả nữ? Chẳng hạn, không biết các bạn nữ, xem... vật tự do, hay cử tạ nam, thì có thấy... háo hức không? ;)

Khuyến mại thêm chùm ảnh ở đây để các bác nam có hứng bình loạn.

Bổ sung: Vẫn đề tài Hung bí bét tại Olympic này, báo Hung có bài rất bi quan, bảo chưa bao giờ thể thao Hung "đuội" thế tại các kỳ Thế vận. Bài viết cũng nhấn thêm là nếu Hung có được HCV, thì cũng phải vào vài ngày cuối, họa chăng... Một trong những lý do được bài báo nêu ra, ví dụ, trong trường hợp đội đấu gươm, kiếm của Hung, là do... không đoàn kết (đề tài của Hana và 2Ti :)): có một cô vô địch thanh niên từ Pháp về, cứ muốn được đấu đơn, cho rằng mình hơn người khác, rồi lãn công... khiến cả đội bị ảnh hưởng, v.v...

Dĩ nhiên là những bài viết như thế có nhiều cmt, người thì bảo Hung kém là do... chính phủ (không quan tâm, rót tiền thích đáng...) hay do hoàn cảnh (Hung đang đói kém, dân rầu rĩ, chơi thể thao hay thế nào được?), người khác nói Hung tụt hậu là do tính cách của dân tộc (hơi tí là nhặng xị lên, bi quan, kêu ca, chưa gì đã tìm thủ phạm để quy tội...). Nhưng có ý kiến này hay: "Các cậu thử nhìn bảng huy chương xem, Châu Á đang lên đấy! Tớ sống ở Châu Á, dân ở đó khủng khiếp lắm, chả tranh luận bao giờ, cũng chả biết lãn công, cứ bảo sao làm vậy thôi. Cái loại như cô nàng đấu kiếm còn nhờ mẹ gọi điện can thiệp để được đi đấu đơn ấy, như tớ, tớ cấm cửa ngay, đời nào được ra tới sân bay..."