TTXVN có bản tin như sau về Kosovo, ngắn gọn mà "gợi mở" nhiều ý:
Biểu tình phản đối Côxôvô độc lập lan rộng
Hà Nội (TTXVN) - Một tuần lễ trôi qua kể từ khi tỉnh Côxôvô, trực thuộc CH Xécbia tuyên bố độc lập (17/2), các cuộc biểu tình phản đối vẫn tiếp tục lan rộng ở Côxôvô và nhiều thành phố trên thế giới.
Ngày 23/2, hàng nghìn người sắc tộc Xécbia tại thị trấn Mitrovica, Côxôvô, nơi có đông người Anbani sinh sống, đã biểu tình hòa bình, giơ cao các biểu ngữ phản đối Côxôvô độc lập và ủng hộ việc Nga từ chối công nhận độc lập của Côxôvô .
Đây đã là ngày thứ sáu liên tiếp người Xécbia ở Côxôvô biểu tình phản đối Côxôvô độc lập. Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc được triển khai dọc cây cầu ngăn cách cộng đồng người sắc tộc Xécbia và Anbani ở Côxôvô đề phòng xảy ra đụng độ.
Cũng trong ngày 23/2, tại Nga, khoảng 1.000 người đã tham gia cuộc biểu tình do Đảng Cộng sản Nga tổ chức, để phản đối Côxôvô tuyên bố độc lập và phản đối Tổ chức Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) can thiệp vào vấn đề Côxôvô.
Tại Hy Lạp, hơn một nghìn người, chủ yếu là các đảng viên Đảng cộng sản Hy Lạp (KKE) và Đoàn thanh niên cộng sản Hy Lạp (KNE) cùng ngày đã xuống đường biểu tình phản đối việc Côxôvô đơn phương tuyên bố độc lập, đòi NATO và Liên minh châu Âu (EU) rút khỏi Bancăng.
Hàng nghìn người cũng tham gia các cuộc biểu tình tương tự tại Zuerich, Thụy Sĩ và tại hai thành phố Stuttgart, Frankfurt của Đức.
Bố cún có mấy suy nghĩ như sau:
1. Chuyện Kosovo tuyên bố độc lập, người thích, kẻ không, người khen ngợi, kẻ phản đối, âu cũng là thường tình.
Ngay ở Belgrade, một nhóm trong đoàn người biểu tình chọn cách phản đối rất dữ dội, là tấn công tòa đại sứ Hoa Kỳ, rồi chấp nhận đụng độ với cảnh sát để thể hiện "lòng yêu nước" của họ (khi thấy "một mảnh đất của tổ quốc" bị cắt rời). Mà thoạt đầu, cảnh sát cũng để họ khá thoải mái. Như thế, ở đây, chưa nói họ đúng hay sai, nhưng việc họ được thể hiện "tình cảm yêu nước" một cách tự do và dân chủ như thế (cho dù là "tình cảm" ấy phù hợp với ý muốn của chính quyền ;)), cũng là cái hay, và nên.
2. Bản tin của TTXVN nói về chuyện "biểu tình chống Kosovo độc lập lan rộng". Cái đó đúng, dân Serbia ở Hungary cũng phản đối. Có điều, hy vọng, TTXVN cũng có bản tin khác, nói về việc càng ngày sẽ càng có nhiều nước ủng hộ độc lập của Kosovo, ít nhất là trong Liên hiệp Châu Âu. Để thông tin được đa chiều và chính xác.
3. Đức là một nước ủng hộ Kosovo ngay từ những ngày đầu. Nhưng như bản tin của TTXVN, một bộ phận dân chúng ở Stuttgart và Frankfurt là hai thành phố lớn của Đức vẫn có quyền xuống đường biểu tình để thể hiện ý nguyện chính trị của họ, là phản đối Kosovo. Không thấy ai có ý cấm đoán họ, sợ ảnh hưởng đến ngoại giao (ví dụ, với Mỹ và với nhiều nước đồng minh của Kosovo). Dễ hiểu: việc thể hiện quan điểm chính trị - một quyền hiến định của người dân - cho dù đi ngược lại quan điểm "chính thống" của chính phủ, về ngoại giao, cũng chả có... vấn đề gì, ở các xứ dân chủ.
4. Như đã nói ở đầu, người chống, kẻ hoan hô, đều có cái lý và cái quyền của họ, bố cún xin miễn bình luận đúng sai ở đây. Tuy nhiên, đòi NATO và EU "rút khỏi Balkans", như các tổ chức đảng, đoàn (Cộng sản) của Nga, Hy Lạp đề xuất, có cái gì đó hơi... buồn cười.
Để gia nhập NATO và EU, các quốc gia thường phải trưng cầu dân ý, hoặc... xin xỏ rất lâu, lích kích, không phải cứ muốn là được vào. Cũng không phải NATO và EU... bắt nước nào phải gia nhập ;) Bây giờ, nếu xem danh sách các quốc gia trong vùng bán đảo Balcans (Albania, Bosna và Hercegovina, Bulgaria, Croatia, Montenegro, Hy Lạp, Cộng hòa Macedonia, Serbia, Thổ Nhĩ Kỳ, Moldova, Romania, Slovenia) thì ngoại trừ mấy nước đã được vào NATO và EU, các nước còn lại, đa phần cũng... muốn vào bỏ xừ, mà chưa được ;)
Thế mà lại hô hào NATO và EU... rút khỏi vùng Balcans, thì thật vui! Tuy rằng, người dân (ở đây là các đảng viên cộng sản) vẫn có quyền thể hiện quan điểm và ý nguyện của mình! :)
5. Nhận xét cuối là về cách viết các danh từ riêng của TTXN, hơi bị loạn xạ: lúc thì phiên kiểu Côxôvô, Xécbia..., lúc thì để nguyên kiểu Zuerich, Stuttgart, Frankfurt... Hãng thông tấn Quốc gia của một nước lớn, nên chuẩn hóa hơn...
*
Nhân tiện, trả lời comment của T.H. ở một entry cũ:
Tóm lại, theo ý kiến của em thì anh Hoàng Linh vẫn phần nào cực đoan. Anh cho rằng mỗi sắc tộc nếu ko vì thế này thế khác thì đều có thể đứng riêng ra tuyên bố độc lập (và theo anh ấy là điều tự nhiên và dân chủ, có thể trong những điều kiện khả dĩ thì nên làm). Thế sao anh ko thử giả thiết, có nhiều dân tộc thích và tự nguyện sống chung với nhau, để hỗ trợ và bao bọc nhau, giúp nhau tiến lên.
Loài người đã vượt qua khó khăn phân biệt sắc tộc, muốn tiến đến cái đích xoá nhoà biên giới giữa các quốc gia. Vậy mà anh lại cho đó là hợp lý. Các sắc tộc nên tách ra cho rõ ràng. Thế thì số phận những người lai sẽ thế nào? Những người sinh ra người lai sẽ thế sao. Chẳng nhẽ họ phải bỏ mọi thứ để quay về sắc tộc của mình à? Hay là phải lập 1 quốc gia với toàn người lai và đặt 1 cái tên sắc tộc cho quốc gia đó?
Có chăng, trong tư duy của anh, có sự phân biệt sắc tộc. :)
Hình như em không đọc kỹ, hoặc không hiểu những gì anh nói. Anh chưa bao giờ cổ vũ cho mô hình "mỗi sắc tộc một quốc gia", vì những lý do lý thuyết và thực tiễn. Anh chỉ đưa ra vài lý do - mà anh nghĩ là khả dĩ -, để lý giải việc tại sao có những sắc tộc muốn độc lập. Còn nếu "có nhiều dân tộc thích và tự nguyện sống chung với nhau, để hỗ trợ và bao bọc nhau, giúp nhau tiến lên" thì hay quá, mình phải hoan nghênh chứ!
Chuyện "xóa nhòa biên giới giữa các quốc gia" không rõ em hiểu theo nghĩa nào? Nếu theo nghĩa nước nọ qua nước kia không cần thị thực, thì Châu Âu đã làm rồi, ở đại đa số các nước ;). Còn nếu "xóa nhòa" tức là theo mô hình "thế giới đại đồng", không còn quốc gia, thì anh sợ bất khả thi, trong vòng... vài chục đời nữa. Cho dù, có thể trên lý thuyết thì nó hợp lý :)
Anh nhấn mạnh một điều nữa, là cái anh nói khá nhiều, mà hình như em không để ý: việc muốn độc lập hay không, là quyền của mỗi sắc tộc, và "người ngoài" không thể cưỡng bức họ được. Chuyện hợp lý hay không sẽ do họ suy xét (và tất nhiên, phải được sự ủng hộ của quốc tế). "Người lai" thì họ sẽ tự chọn cho mình vị trí, là đứng về đâu ;) Có ai bắt ép được họ đâu?
Nói chung là, hình như ở đây, "ông nói gà, bà nói vịt" rồi đấy :)
(*) Ảnh minh họa của EPA: Serbia phản đối Hoa Kỳ ủng hộ nền độc lập của Kosovo.
12 nhận xét:
@ Con gái Tràng An: Hìhì, đề tài hay thì thiếu gì? Với anh, đề tài này cũng hay, nhưng nếu em thấy „chán ngắt” thì xem làm gì? ;) Vả lại, đây cũng là một chuyện liên quan đến các kiểu luật này nọ (ko biết em có học hay quan tâm ko nhỉ?)
Nếu em có idea gì cụ thể về đề tài „quyền công dân của người ước ngoài ở Hung”, thì anh sẽ viết.
Triển lãm Lê Thương chấm dứt hôm qua rồi, hôm nay búcsú, mai bác Thương về Việt Nam. Sẽ có report tỉ mỉ về vụ này chứ...
@ Fortunate V.: Thì anh cũng bảo là về lý thuyết vụ "đại đồng" này có thể OK, tuy nhiên cần chờ vài chục thế hệ nữa đê nó thành công (hoặc không ;)). Mình nói về Kosovo là nói cái trước mắt, cái đã xảy ra rồi thôi. Chứ nếu mọi thứ ổn thỏa, „người với người là bạn”, v.v... như John Lennon mơ, thì hay quá, có gì phải bàn đâu.
Nhà em là cộng sản nòi, 3 đời rùi. Do đó em rất thấm nhuần tư tưởng của Karl Marx về một thế giới đại đồng trong đó nhà nước sẽ không còn tồn tại nữa.
Cứ để Kosovo tách ra độc lập đi, rồi các nước khác nếu muốn. Mọi người tha hồ tranh cãi. Nhưng vài trăm năm nữa thôi, tất cả các quốc gia sẽ bị xóa tên, các nhà nước sẽ sụp đổ hết. Thế giới đại đồng của Marx và Lê Duẩn sẽ thành sự thật.
Đồng chí John Lennon của ban nhạc The Beatles (em cực mê ông này) cũng chả từng mơ ước vậy sao:
Imagine there's no countries
It isn't hard to do
Nothing to kill or die for
And no religion too
Imagine all the people
Living life in peace...
Imagine no possessions
I wonder if you can
No need for greed or hunger
A brotherhood of man
Imagine all the people
Sharing all the world...
You may say I'm a dreamer
But I'm not the only one
I hope someday you'll join us
And the world will live as one
Dù sao đi nữa thì họ vẫn đã độc lập và vẫn cứ độc lập rồi còn đâu? Nói làm gì nữa ạ? :P
Em cũng chỉ muốn nhấn mạnh ý của em (mà hình như anh ko để ý :p)
"việc muốn độc lập hay không, là quyền của mỗi sắc tộc, và "người ngoài" không thể cưỡng bức họ được" ---> theo em phải là, việc muốn độc lập hay ko, là quyền trước hết của người dân sinh sống trên mảnh đất đó, vì việc độc lập liên quan mật thiết đến việc sinh tồn và sinh sống của của họ (em nghĩ rằng, ng dân chẳng bao giờ đặt vấn đề sắc tộc lên trên vấn đề sinh tồn). Chính vì thế, khi cuộc sống người dân ổn định, đang làm ăn tốt, thì tuyên bố độc lập để làm gì? hay nói cách khác, mang lại cái lợi gì lớn hơn cho họ nữa? Và ngược lại, chính từ nhu cầu cơ bản nhất ấy, họ (chứ ko phải ai khác) mới vùng lên đòi độc lập.
Chứ ko phải quyền của mỗi sắc tộc ạ :)
Thế thì anh lại chả hiểu em nói gì!
Em đâu có nói là người Kosovo đang sướng và êm ấm :D
Mà em nói thế, để nói ẩn ý rằng, nếu ngược lại như thế, thì người dân sẽ đòi độc lập. Chứ ko phải vì mục đích chính trị, cũng ko phải nguyên nhân sắc tộc như anh nói.
Thế theo anh, Kosovo đòi độc lập là do người dân đòi hay chính phủ đòi??? Người dân chắc chả phải, nhỉ! ;)
Ít ra là em cũng thấy, anh suy khá thẳng từ những dòng em viết, và cũng ko suy vòng vo như những gì em nghĩ! Sorry nếu vì thói quen viết ko trực diện của em. :)
Dù sao, cũng phải khẳng định, anh thuộc phe ủng hộ Kosovo độc lập. Còn em, đa phần ko ủng hộ, tuy nhiên, nếu vì lí do chính đáng (chứ ko phải lí do sắc tộc theo quan điểm của anh), thì cũng có thể phần nào thuyết phục đc em ủng hộ. Nhưng cái đó cũng chẳng quan trọng, đúng ko? :)
Và người dân ở đây theo em hiểu là người sinh sống theo đúng nghĩa. Còn nếu là dân di cư đến, rồi lấy lí do đó để ngụy biện thì rõ ràng là mưu đồ cướp đất. Có khác gì chính phủ TQ cho đổ dân ra quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của ta rồi tuyên bố thành lập quận huyện độc lập, thậm chí nếu ok thì lập hẳn 1 nước độc lập ở đó :)
Bố của cún còn đề tài nào hay hơn ko? Em đọc đề tài này chán ngắt à! Hay là anh viết về quyền công dân của người nước ngoài tại Hung đi, để em tham khảo viết đề tài sắp tới;-) Hôm nay anh đi triển lãm hoạ sĩ Lê Thương vui ko ạ?:-p
@ T.H.: "Ông nói gà, bà nói vịt" là ở chỗ này ;)
1. Nếu em cho là người Kosovo tuyên bố độc lập mặc dù họ đang có "cuộc sống người dân ổn định, đang làm ăn tốt", thì anh chịu ;)
2. Thì trước hết, chính người Kosovo ("sinh sống trên mảnh đấy ấy") họ muốn độc lập, chứ có phải ai khác đâu?
3. Vòng vo mãi, cho anh hỏi 1 câu: theo em, tại sao người Kosovo muốn độc lập? Vì họ... dở hơi, đang sướng quen rồi, đang êm ấm... nên muốn làm cái gì đó trái khoáy? ;)
@ T.H.: Chắc em "ẩn ý" quá nên đúng là dù đọc đi đọc lại các comment trước, ngoại trừ một ý là nhìn chung, em ko ủng hộ Kosovo độc lập. Còn thì, nhiều ý khác của em, chắc anh hiểu... trật lấc hết, nhỉ? ;)
Thôi, để anh khẳng định lại, thẳng thắn, ko vòng vo, quan điểm anh nhé ;) Và trả lời mấy câu hỏi của em luôn.
1. Chính trị và sắc tộc luôn là những yếu tố thường trực và bao giờ cũng có, trong vấn đề (đòi) độc lập của các dân tộc, hoặc sắc tộc. Một ví dụ rất điển hình: một dân tộc, hay một sắc dân, bị phân biệt đối xử, đè nén, dẫn đến đói khổ và các quyền dân sự, chính trị bị hạn chế (như trong trường hợp Kosovo, theo anh hiểu - dĩ nhiên Kosovo cũng ko phải 100% là đồng nhất về sắc tộc, vì chả ở đâu thế cả, dân gốc Albani "chỉ" chiếm độ trên dưới 90% thôi, nhưng tỉ lệ ấy đủ để coi là nếu họ bị phân biệt đối xử thì đó là vì lý do sắc tộc ;)), thì anh coi đây là chuyện chính trị và sắc tộc.
Chứ giả sự cả nước Serbia đều bị như vậy, ko phân biệt sắc tộc, ai cũng bị đè nén, kỳ thị đồng đều như nhau, ko chắc đã xảy ra vụ Kosovo. ;)
2. "Người dân" hay "chính phủ" Kosovo muốn độc lập, đây là câu hỏi hay.
Anh hay thiên về suy nghĩ, dân thế nào thì chính phủ thế ấy, hoặc ngược lại. Điều này ko nhất thiết có nghĩa là, chính phủ làm gì cũng là do dân muốn, hoặc hễ dân muốn gì, thì chính phủ tức khắc làm theo như thế Nhưng anh cho rằng, trong vấn đề Kosovo, cả (một bộ phận đáng kể trong) dân và chính phủ đều muốn như thế.
Một mình chính phủ Kosovo muốn, thì ko đủ đâu em ;)
3. Chuyện phe này, phe nọ. Nói thẳng ra, anh thuộc "phe" những người cho rằng, giải pháp độc lập cho Kosovo, có thể là giải pháp đỡ tệ nhất (hoặc, tối ưu ;) trong số các giải pháo tệ ;). Thế giới cũng nghĩ chán ra, những giải pháp khả dĩ cho Kosovo, mà toàn thất bại. Nếu nhìn vào thực tế, anh nghĩ giải pháp này, cũng như thái độ khá "trung dung" của EU (Mỹ ở xa quá, anh ko dám nói ;)), là điều có thể chấp nhận được. Không chỉ vì việc Kosovo muốn độc lập có những lý do chính đáng (anh coi lý do sắc tộc - vì là sắc tộc này, nên bị phân biệt đối xử - cũng là chính đáng ;)), mà còn vì, chả thấy giải pháp nào "ưu việt" hơn thế cả.
Điều này ko có nghĩa là, nhất thiết anh phải ủng hộ tất cả các nguyện vọng (chính đáng hay ko chính đáng) của tất cả các sắc tộc muốn độc lập, hay ly khai ;)
4. Chuyện Tàu và Hoàng Sa - Trường Sa khác hẳn, chả có chút dính dáng gì đến... Kosovo ;) Tàu họ coi mấy đảo ấy là của họ, từ mấy chục năm nay rồi, và "hơi tiếc" là mình Việt Nam cũng có một số tuyên bố "hơi dở" dể họ dựa vào đó, lý luận tạp nham. Một khi họ đã coi hai quần đảo trên là quận huyện của họ (chứ không cần phải cướp đất, lập quốc gia độc lập làm gì, rách việc ;))hay , thì việc họ đổ dân, xây này nọ (mà ta nhắm mắt làm ngơ, vì nhiều lý do), là chuyện bình thường.
Giữa vụ Kosovo và Hoàng Sa - Trường Sa chỉ có 1 điểm có thể so sánh được, như anh đã nói, là dân Serbia có quyền xuống đường biểu tình khi thấy một mảnh của xứ họ bị tách rời ;)...
Thôi, vụ này dài rồi, quan điểm tưởng chừng cũng đã rõ ràng, chấm dứt nhé? ;)
@ Mẹ Dế: Thì ở đây mình chỉ bình luận, nói đúng hơn là... tán phét thôi mà. Mình có ủng hộ họ về tinh thần, thì họ cũng không mạnh hơn là mấy, mà mình phản đối họ họ cũng bỏ ngoài tai, kệ xác mình ;). Chuyện của họ mà, họ ko yêu cầu mình... „can thiệp vào công việc nội bộ”; tuy rằng dĩ nhiên là mình có quyền phát biểu ý kiến, nhưng nếu chỉ nhắm mắt theo đuôi (bất cứ phe nào), mà ko có suy nghĩ riêng, thì cũng lố bịch, hoặc vô duyên ;)
Đăng nhận xét