Đến giờ thì vụ chuẩn bị Tết cho Cộng đồng có vẻ cũng hòm hòm rồi. Bố cún nhận phần Thông tin, và cũng đã cố hết sức, “tiền họ hậu ủng” đủ kiểu. Mẹ Dế lại giúp đăng tin & audio ở đây nữa, quá ư là trang trọng (rõ là “chuyện trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã tường” ;)).
Trở lại chuyện tết nhất, về vấn đề hôm trước 2Ti có vạch ra, có lẽ Tết hẳn là một sự kiện “văn hóa tuyền thống” nhỉ? Nhưng như Minh có viết rồi đấy, ngay cái sự “truyền thống” này cũng sinh ra nhiều hủ tục đáng suy nghĩ? Giống như trên Diễn đàn Thanh niên Xa mẹ xưa, có bạn gì viết “một nét man rợ của văn hóa Việt Nam”, khi nói về (t)hủ tục cưới xin của dân mình ấy.
Thử nghĩ lại nhé.
Việt Nam có vài ngàn năm lịch sử, cái đó đã rõ.
Trong vài ngàn năm ấy, thế nào chả hình thành một nền văn hóa nào đó. Nhất là, mình không để Tàu đồng hóa, như vậy là văn hóa mình cố nhiên phải có một giá trị nhất định.
Tuy nhiên, bố cún có cảm giác như, chính những cái gọi là “văn hóa”, “truyền thống” ấy lại đang trì níu dân mình bây giờ! Những tính xấu của dân ta - không “mở”, cái gì cũng giấu nhằng giấu nhịt, nhen nhúm, giữ bo bo cho mình, không mang tính phổ quát, nhỏ nhen, hạn hẹp… nói chung là… không giống ai! - dường như cũng xuất phát từ đó! Mà… “truyền thống” có phải là cái bất biến đâu: thời này “truyền thống” này có thể hay, nhưng đến thời khác có thể dở rồi. Nên nếu chấp nhận văn hóa là một khái niệm tích cực (không có văn hóa… dở), thì “truyền thống” không nhất thiết đi kèm cụm từ “văn hóa” :)
Cũng như vậy, “bản sắc dân tộc” là câu cửa miệng của các vị lãnh đạo (cụm này có tần suất rất lớn trên VTV4 ;)), nhưng nếu hỏi bản sắc (dân tộc, văn hóa…) Việt Nam là gì thì có ai biết? Và ai dám xác quyết?
So sánh văn hóa to nhỏ là một việc hết sức tế nhị, nhưng bố cún thấy là, một nước chỉ có dăm bảy trăm năm lịch sử hoàn toàn cũng có thể có nền văn hóa không thua gì nước có vài ngàn năm (nói chung như thế, không ngụ ý ám chỉ).
Thành thử, nói như một vị ở nhà, nền văn hóa Việt Nam không to, mà cũng không nhỏ, là đúng, theo bố cún. Vừa phải. Nếu cố thì có thể khá lên. Không gắng thì tụt. Không phải ngượng với ai lắm, nhưng rõ ràng không phải “đỉnh cao trí tuệ” ;)
Tạm vài dòng thế đã, sẽ “thảo nuận” cụ thể sau. Coi như là đặt một viên gạch cho đề tài này…
(*) Minh họa là vé số "kiến thiết thủ đô" của bà con bên này.
9 nhận xét:
@ Mẹ Dế: Do blog YAHOO, chứ tại anh đâu? Anh comment ở chỗ khác cũng bị như vậy mà. Nên phải viết trước ra đâu đó, copy vào, nếu ko được thì cứ copy đến khi nào được thì thôi ;)
"Truyền thống" là một phần của "văn hóa". Nhưng có "truyền thống" hay và dở. Còn "văn hóa" cứ tạm định nghĩa là nó ko thể dở đi. Như vậy "truyền thống" dở thì ko phải là "văn hóa" Việt Nam nhé (mà là "văn hóa"... địch ;))
"Truyền thống" không nhất thiết phải đi kè kè với "văn hóa", dưng mà "truyền thống" lại là một phần của "văn hóa" :P
Hủ tục cưới xin, hay chứ! :P
Từ nay chắc em ko comment blog anh Linh nữa đâu, dăm lần bảy lượt mới vượt tường được. Bực lắm!
Hay và dở là tùy thời điểm lịch sử lúc ấy mình đánh giá, nhìn nhận thế nào thôi ạ, em nghĩ thế!
Anh Linh viết cái gì cũng có hơi hướng kích động nhé! :)
Thực ra, bề dày lịch sử mình mới là ko nhỏ. Còn văn hoá đẹp thì đẹp nhưng chỉ là đẹp cỏn con, be bé, xinh xinh như vậy thoai, không có gì đáng gọi là to, càng không thể gọi là hùng vĩ...cũng bởi trí tuệ con người mình ko khao khát cái hùng vĩ, không trông thấy những cái thực sự hùng vĩ bên trong chính con người mình. CHỉ lo mất mà không lo bồi dưỡng, xây đắp thì chỉ được thế thôi. Cái nghiệp của cả dân tộc rùi anh ạ :(
Nói thế nhưng vẫn thương nước yêu nòi lắm lắm :)
@ Mẹ Dế: Thì tất nhiên là “tùy thời điểm lịch sử lúc ấy mình đánh giá” rồi. Cho nên, có những “truyền thống” bây giờ không phù hợp, dở… thì phải bỏ đi, hoặc giữ nguyên nó trong danh mục “truyền thống” thôi, đừng bắt nó là… “văn hóa”. Không thì mệt người lắm!
lai ve so
@ Alma: Xong rồi hì hì. Mệt phết! Baby thế nào rồi em?
Chúc mọi người đón Tết cộng đồng vui nhé
Đăng nhận xét