Tin này hay và quan trọng, cấp thời, nên phải copy trọn gói ở đây (phá lệ blog của bố cún là các en-tờ-ri đều là "của riêng").
Nhận xét nhỏ:
- VNE giật tít hay thật. Cho nên, bài về một đề tài dài dòng, nghiêm túc, có thể khô khan, là "dự thảo Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình và Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều về Luật phòng chống bạo lực gia đình", được tóm gọn ở một điểm... điển hình và bình dân: "Ép vợ xem phim 'phòng the' sẽ bị phạt" ;)
- Nghị định này quả là cặn kẽ, chi tiết (đến mức gây cười), có lẽ để tiện khi áp dụng? Không lờ mờ như vụ bắt mấy ký giả ;)
- Đọc kỹ Nghị định thì thấy, nói chung, rất hiếm ai sẽ không bị phạt, nếu theo "tinh thần pháp luật" ;)
(Mở ngoặc: Entry này có phần bắt chước của myselfvn, hy vọng sẽ được sự chú ý tương tự của... công luận ;))
(*) Minh họa: Cảnh "phòng the" tràn lan của thanh niên Hungary ;)
*
Ép vợ xem phim 'phòng the' sẽ bị phạt
Với việc luật hóa "quan hệ vợ chồng", hành vi ép buộc vợ hoặc chồng phải xem, nghe, đọc những văn hóa phẩm đồi trụy; sử dụng thuốc kích dục; cởi bỏ quần áo trước mặt nhiều người; hay theo dõi vì lý do ghen tuông... đều sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc hành chính.
Đó là nội dung dự thảo Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình và Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều về Luật phòng chống bạo lực gia đình đang được Chính phủ lấy ý kiến đóng góp.
Theo đó, các hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên trong gia đình gây tổn hại về sức khỏe, tổn thương tinh thần sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Trường hợp nặng hơn như bắt người thân nhịn ăn, nhịn uống, chịu rét, mặc rách, giam hãm tại nơi có môi trường độc hại, mức phạt 300.000 đến 500.000 đồng.
Việc chăm sóc của chồng đối với vợ nếu không chu đáo cũng có thể bị phạt 500.000 đồng. Đó là hành vi bỏ mặc phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ... Quy định này mở rộng ra cả với các thành viên gia đình nếu không chăm sóc người già yếu, tàn tật.
Đặc biệt, trong quan hệ "phòng the" của vợ chồng, nếu người phụ nữ bị cưỡng ép thực hiện các hành vi khiêu dâm, xem hình ảnh sex ngoài ý muốn; hay phải chứng kiến cảnh sinh hoạt tình dục của chồng với người khác thì người chồng sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đến 1 triệu đồng.
Hành vi ép vợ sử dụng thuốc kích dục, sử dụng bạo lực trong sinh hoạt "giường chiếu" hay người vợ bị ép phải sống chung, ngủ chung với người tình của chồng hoặc ngược lại cũng sẽ bị xử lý như trên.
* Chửi chồng sẽ bị phạt 300.000 đồng
Dự thảo cũng quy định khá chi tiết về hành vi "hành hạ tinh thần" với thành viên gia đình. Theo đó, việc lăng mạ, chửi bới, chì chiết sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Nếu tiết lộ hoặc phát tán tư liệu thuộc bí mật đời tư nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, hay cưỡng ép thành viên gia đình lột bỏ quần áo trước mặt nhiều người hoặc tại nơi công cộng, mức phạt tiền tăng thêm 200.000 đồng.
Việc cô lập cấm ra khỏi nhà, tiếp xúc với người thân, mối quan hệ xã hội; không cho xem tivi, đọc sách báo, tiếp cận với phương tiện truyền thông... bị phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Trong gia đình, người nào kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của gia đình hoặc tài chính chung nhằm tạo sự lệ thuộc của người khác vào mình; hay bắt đóng góp tài chính vượt quá khả năng.... cũng coi là "hành vi bạo lực về kinh tế". Mức phạt tối đa 5 triệu đồng, thấp nhất 300.000 đồng. Trường hợp bố mẹ hay những người khác ép buộc thành viên trong gia đình đi ăn xin cũng bị xử lý như trên.
Khoản tiền phạt 500.000 đến 1 triệu đồng được áp dụng với người thường xuyên đe dọa bằng bạo lực để buộc thành viên trong gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp vào ban đêm hoặc lúc trời mưa báo, gió, rét; hay gây sức ép để buộc họ phải rời khỏi nhà.
Nghị định không chỉ quy định mức xử lý với người có hành vi bạo hành mà cả người xúi giục, giúp sức cũng bị đề nghị xử lý. Mức xử lý trong trường hợp này là 300.000 đến 500.000 đồng.
* Chồng bạo hành bị cấm đến gần vợ trong 30 mét
Nạn nhân bị bạo lực gia đình có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền can thiệp để bảo vệ quyền lợi cho mình. Họ sau đó còn được bố trí nơi tạm lánh, và địa điểm này được giữ bí mật. Thẩm quyền xử phạt hành chính với người vi phạm thuộc về chính quyền xã, huyện; công an hoặc trưởng công an xã, huyện; thanh tra viên hay chánh thanh tra chuyên ngành văn hóa, thể thao, du lịch các cấp...
Tùy theo vi phạm, chủ tịch UBND xã có thể ra quyết định cấm người có hành vi bạo lực đến gần nạn nhân trong khoảng cách 30 m. Trường hợp giữa hai người có sự ngăn cách về tường rào hoặc vật có tính chất thương tự ngăn cách và đủ đảm bảo an toàn cho nạn nhân thì không áp dụng quy định về khoảng cách.
Biện pháp này sẽ được "dỡ bỏ" khi có đơn yêu cầu của nạn nhân, người ra quyết định thấy không cần thiết phải áp dụng... hoặc khi gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi; có người bị tai nạn, bệnh nặng; hay các trường hợp khác mà phải tiếp xúc theo phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương.
Theo Luật phòng chống bạo lực gia đình được Quốc hội thông qua, ngày 21/11/2007, trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp là cán bộ công chức thì bị thông báo hành vi cho người đứng đầu cơ quan để giáo dục.
41 nhận xét:
Ặc, đang đêm gọi cảnh sát đến phạt chồng. Mà tiền của chồng mình nếu là tiền của thằng hàng xóm thì cũng nên gọi cảnh sát, chứ ở đây ...
RỒi 30m đứng xa vợ nữa, chắc phải có người cầm thước đo.
Nghị định này quả là cặn kẽ, chi tiết (đến mức gây cười), có lẽ để tiện khi áp dụng? Không lờ mờ như vụ bắt mấy ký giả ;)
==> hHehe đểu quá đi mất.
Bà con mình ơi, lấy nhau đê, kiếm ít tiền phạt :D
Thông thường các nghị định bao giờ cũng chi tiết hơn luật mà bác Hoàng Linh. Trong trường hợp Luật Báo Chí hẳn cũng có nghị định gì đó hướng dẫn thi hành?
Luật như thế này là tích cực rồi.
Em cũng không rõ, cũng có cái detector ví dụ những trường hợp tại ngoại hay phải ở trong nhà là phải đeo cái detector đó nhưng trường hợp cấm đến gần thì chắc không đến mức phải đeo, thường nếu thấy gọi cảnh sát là cảnh sát đến ngay thôi, nếu các trường hợp thực sự nghiêm trọng (ví dụ đe dọa tính mạng) thì mới phải đeo chuông như thế. Mà không đến bao nhiêu dặm đâu bác, em vừa google thì nó nói cái basic là khoảng 500 feet =150 m
@ VA: tất nhiên là hơn ko rồi. Nghị định này tích cực đấy chứ, chỉ không biết có thực hiện được ko, và hiệu quả ko thôi.
Có cách hay nhất là cứ báo về cơ quan, đoàn thể, khối phố, phường xã..., đưa lên loa phóng thanh để bên riếu ;) Cái đó, anh/chị nào trơ nhất chắc cũng ngán ;)
@ Linh: Ở Mẽo Quốc cũng có trò cấm đến gần trong cự ly bao nhiêu dặm, đúng ko nhỉ? Nhưng họ kiểm tra khoảng cách bằng cách nào? Có lẽ phải bắt hai đương sự đeo những cái detector, đến gần thì nó kêu lên và cảnh sát sẽ biết?
Cái loa phóng thanh phường đấy em thấy nên dẹp đi, nghe nhức cả đầu mà chẳng có tích sự gì.
Kể ra phạt tiền cũng không ổn lắm nhưng cũng khó có cách nào khác. Có thể đồng thời với phạt hành chính là yêu cầu ký cam đoan không bạo hành với chính quyền địa phương, lưu hồ sơ tại phường, nếu tái phạm bao nhiêu lần thì có thể sẽ xử lý hình sự chẳng hạn.
Cách thực hiện luật này đúng là khó nhưng dùy sao nếu có một luật và chế tài dần dần người dân sẽ nhận ra những việc đó là vi phạm luật pháp chứ không phải chuyện bình thường trong gia đình họ, kệ họ.
À mà việc cấm đến gần trong phạm vi bao nhiêu mét cũng là cách thức được áp dụng phổ biến trên thế giới nhằm chống bạo hành gia đình, tiếng ANh gọi là restraining order.
có còn hơn không...hehehe...
@ Linh: Hỏi thế vì mình nghe chuyện có chị ly dị chồng, rồi hình như chồng sách nhiễu, tòa xử không được đến gần vợ trong khoảng cách 1 (hay 10?) cây số gì đó ;)
@ myselfvn: Sao lại may? Vì cảm thấy mình dễ vi phạm một số khoản à? ;)
Ở mức độ áng chừng thôi, tất nhiên. Chủ yếu là nếu nạn nhân phát hiện phía kia ở cự ly trong phạm vi lệnh cấm, thì có quyền gọi cảnh sát bắt, xử phạt và cưỡng chế.
Nói chung cái này mình thấy là tích cực, với tỉ lệ bạo hành cao như VN :-D có thêm cái này cũng tốt.
May cho em quá là đọc được entry này:-P Đội ơn anh Linh!
Với lại chị Hana ơi, với tình trạng lạm phát như bây giờ thì mấy cái khung tiền phạt này có nhằm nhò gì không nhỉ? làm sao cho dân nó sợ được chứ!
@ today20:
Cũng biết là như vậy, nhưng áp dụng thì cũng cần theo tính cách của VN mình chút.
Bây giờ, cứ cho là áp dụng luật này đi, nhưng thử đặt ra thêm 1 vài câu hỏi:
1. Liệu những người bị kiểm soát tài chính có biết có luật này để bảo vệ mình?
2. Liệu luật đưa ra sẽ đuwọc thi hành nghiêm chỉnh, hay nó lại sẽ giống bao nhieu những "luật" khác: có cũng như không?
3. Theo cá nhân mình, luật này chỉ có hiệu nghiệm với những nơi tiền không phải là cái gì đó thiếu thốn quá. Còn áp dụng ở nơi còn thiếu điều kiện và thiếu tiền như VN mình, liệu nó sẽ đi đến đâu? Hay là nó lại tạo thêm 1 mầm mống tiêu cực khác?
Và còn rất nhiều câu hỏi khác nữa...
Nếu bảo bây giờ phạm luật giao thông, hay phạm luật khác gì gì đó, đánh nặng vào kinh tế, thì mình thấy hợp lý. Chứ còn kiểu bạo hành gia đình mà đánh vào kinh tế thì là điều vó vẩn nhất, nhất là VN mình vì không có điều kiện nên cứ phải sống với nhau (bọn Tây khac, chúng nó có điều kiện, nó tách 2 người ra, tách cả tài chính, có gì thì nó phạt người kia, thì người kia chắc chắn sẽ sợ).
Kiểu VN mình thì cứ phải bêu ra cả dân phố, hoặc là bêu trong cả cơ quan, hoặc cho đi trại cải tạo nọ kia, thì may ra mới sợ :D Nhưng khổ nỗi, ở VN lại có câu "Xấu chàng hổ thiếp" :p
Vậy thì nói chung, cần phải giải quyết tận gốc, nghĩa là đầu tư và tạo điều kiện thật nhiều cho phụ nữ!!!
Nhưng - lại nhưng, khổ nỗi, VN mình là 1 nước đang phát triển, nên chuyện chú trọng đến mấy cái như vậy (giáo dục, phụ nữ,...) chỉ xếp thứ bao nhiểu bao nhiêu trong danh sách "những việc cấp bách cần làm" thôi ;)
Chỉ có điều, vì cái lợi trước mắt, và vì cái gọi là "thành tích", nên ít ai nhân ra rằng, tuy đầu tư cho giáo dục và phụ nữ, ban đầu sẽ không nhìn đc rõ sự phát triển "nhanh", nhưng nó lại là con đường nhanh nhất để tới 1 sự phát triển thật sự và bền vững.
Ôi, dạo này mình alwms mồm quá :">
@ Hà: Tiền phạt cho vào ngân quỹ nhà nước, để từ đó... vào túi các cụ quan chức ;)
Câu này đanh thép nhỉ: "Vậy thì nói chung, cần phải giải quyết tận gốc, nghĩa là đầu tư và tạo điều kiện thật nhiều cho phụ nữ!!! [...] Chỉ có điều, vì cái lợi trước mắt, và vì cái gọi là "thành tích", nên ít ai nhân ra rằng, tuy đầu tư cho giáo dục và phụ nữ, ban đầu sẽ không nhìn đc rõ sự phát triển "nhanh", nhưng nó lại là con đường nhanh nhất để tới 1 sự phát triển thật sự và bền vững".
Nên cho vào brochure của CVA ;)
Hehe, nhưng mà mấy cái đầu tư của em, chả cái nào ra tiền cả, mà lại "ngốn" khá nhiều tiền :D
Nhưng mà như thế thì mới gọi là "đầu tư lâu dài" nhỉ :D Vì sau này, lãi sẽ gấp bội bội bội nhỉ :p
Trớ trêu là, kiểu "đầu tư lâu dài", thì chỉ có những trường hợp "cực giàu" mới dám làm. ;))
@ Hà: Ở đây đang nói là... Nhà nước, chính quyền phải đầu tư cho phụ nữ ấy chứ.
Chứ tự phụ nữ đi đầu tư, cho dù là dài hay ngắn hạn, dễ hỏng lắm ;)
À, em xin đính chính là "kiểu "đầu tư lâu dài", thì PHẦN LỚN những trường hợp "cực giàu" mới dám làm" ạ ;)
À, thì tất nhiên là em nói là nhà nc rồi mà anh :D Nhưng mà cũng có nhà nc "giàu" với nhà nc "nghèo" ý mà, hihi :D
(anh chú ý ngoặc kép nhé :D )
Bạn PVNH nêu từng đấy trường hợp thì tớ cũng có thể nói từng đấy trường hợp khác chứng minh ngược lại. Hơn nữa những điểm bạn nêu có thể có lý thì cũng chỉ dựa trên cơ sở suy đoán cá nhân.
Câu này bạn nói cũng không ổn "Nếu nó xảy ra trong 1 gia đình mà cả vợ lẫn chồng đều có việc làm tốt, ổn định, thì người bị hại sẽ chả bao giờ chịu để cho bị ép đến như vậy. Ly dị ngay, sợ gì?"
Như vậy tức là theo bạn bạo lực gia đình chỉ xảy ra trong trường hợp một người phụ thuộc người kia? Không biết bạn có con chưa chứ lý do tớ thường thấy nhất để phụ nữ ngại ngần ly dị là chuyện "con cái" và khả năng khó lấy chồng khác, chứ không phải vì họ phụ thuộc kinh tế vào đàn ông (còn trường hợp ngược lại khi phụ nữ là đầu tàu kinh tế chính thì họ lại càng muốn ly dị nếu không vướng bận chuyện trên). Do đó luận điểm trên của bạn là không thuyết phục.
Bạn nói không nên phạt hành chính vì đó là chi tiêu của cả gia đình, vậy theo bạn có thể xử lý vi phạm như thế nào? Hay là 5h chiều đài phát thanh phường đọc tên các ông sau đây đánh vợ? Cách làm đó có thể có hiệu quả nào đó nhưng là cách xử sự của một xã hội nông nghiệp, lạc hậu.
Giải pháp của bạn là gì? Chứ những câu như "cần phải giải quyết tận gốc, nghĩa là đầu tư và tạo điều kiện thật nhiều cho phụ nữ!" thì tớ thấy rất phổ biến trong các nghị quyết của cả Đảng, Mặt trận Tổ quốc và Hội phụ nữ, và hiệu quả của nó thì thôi, tớ không dám bàn.
Ít nhất trong trường hợp này cũng là sự ra đời của một luật đặt vấn đề bảo vệ quyền lợi người phụ nữ. Thế theo quan điểm của bạn thì luật này có cần thiết không? Giả sử như nó cần thiết thì có thể làm thế nào để tốt hơn, thay giải pháp phạt hành chính bằng những cách phạt như thế nào? Chứ kể chuyện kiểu tôi biết nhà anh A thế này, nhà chị B thế kia thì...vô cùng lắm.
@ today20: Bạo hành gia đình là vấn đề lớn chứ (vì là vấn đề nhớn nên mới copy cả bài báo ;), ai cũng biết điều đó. Ở đây nói cho vui thôi mà (vì đọc cái Nghị định này, thấy nó buồn cười - còn việc nó có ích thì lại khác ;).
Hành vi bạo lực kinh tế không phải do Việt Nam tự bịa ra đâu :-) Cũng là học hỏi cả thôi ;)) , cho nên trước khi bảo các bạn là ngớ ngẩn nhất thế giới, thì cũng nên biết thế giới có gì ngớ ngẩn đã :p
Economic abuse is when the abuser has complete control over the victim's money and other economic resources. Usually, this involves putting the victim on a strict "allowance," withholding money at will and forcing the victim to beg for the money until the abuser gives them some money. It is common for the victim to receive less money as the abuse continues. This also includes (but is not limited to) preventing the victim from finishing education or obtaining employment, or intentionally squandering or misusing communal resources.
Những bạn không hoặc rất ít có nguy cơ là nạn nhân của bạo hành gia đình có thể thấy những điều này là buồn cười :-) Có rất nhiều người thà mất tiền (dù là của mình cho công an) với hy vọng tương lai được cải thiện còn hơn là mất tiền cho bệnh viện suốt đời hoặc làm con ở suốt đời.
Hihi, căn bản là mình chả thấy sự bảo vệ gì ở đây cả, mà chỉ thấy sự lạm dụng là nhiều thôi, nên mình mới nói :D
Lạm dụng và thiệt thòi thế nào thì mình đã nói qua ở trên. Bây giờ đưa thêm vài vd nữa vậy:
Vd, khá điển hình trong nhiều gia đình của VN nhé:
Nhà có ông chồng là công nhân, vợ cũng công nhân, lương 2 người tổng cộng khoảng 3tr (cho thế cho thoái mái nhỉ, chứ thường thì cũng chỉ 2tr thôi).
Trường hợp 1:
Ông chồng hay nhậu nhẹt, tiêu khoảng vài trăm nghìn vào lương tháng là chuyện bt. về nhà say xỉn, vũ phu. Chị vợ tố cáo. Phạt 500k nữa. Thế là mất toi luôn 1 lương rồi. Nhưng mà đàn ông ấy, tuy vậy, khó có thể hy sinh đc vì gia đình và vì con cái như phụ nữ. Vậy thì, để bù vào cái khoản tiền bị mất kia đi, chị vợ sẽ phải đi làm nhiều hơn, hoặc là ăn ít đi, nhường chồng nhường con -- chị vợ phải gánh vác việc nhiều gấp 2 lúc trước. Rồi khi bị phạt nhiều quá, cũng sẽ chỉ có chị vợ xót tiền, chứ anh chồng cũng chỉ tiếc lúc đó thôi :D Như vậy, nguy cơ lần bị vũ phu lần sau, chị vợ sẽ ngầm ngùi chịu đựng, chứ chả tố cáo gì nữa.
Trường hợp 2 (trường hợp này có thật nhiều hơn mình biét đấy):
Cũng có kiểu đàn ông VN, đã ăn không ngồi rồi mà lại vẫn thích chơi bời cơ. Chơi bời bằng tiền của vợ, chán chê rồi, về nhà lại cũng vũ phu. Chị vợ vì thương con nên cứ chịu đựng, chứ bây giờ tố cáo, thì chị lại phải đem tiền của chị đi trả chứ tiền của ai đâu?
Mình biết có trường hợp, vợ xin ly hôn thì phường còn đòi hòa giải... 3 lần nữa cơ =)) Đến nỗi chị không thể chịu nổi, đem con đi trốn hẳn sang vùng khác ở... Đây là chuyện hoàn toàn có thật ạ. Chị này là thợ may cho nhà mình hồi xưa, chị người trong Nam.
Trường hợp 3:
Chồng đi làm, vợ ở nhà, phụ thuộc hoàn toàn vào đồng lương của chồng.
Cái này thì khỏi phải nói, phụ thuộc thế rồi thì còn làm đc gì? Chồng bị phạt thì cũng là tiền chung của cả nhà. Như thế thì là cắt bớt chi tiêu của cả nhà, chứ có phải là chỉ của người phạm tội đâu??
Theo mình nghĩ, luật này ra, thì cũng sẽ chả có mấy ai DÁM lấy nó ra để bảo vệ cho mình, khi ở trong hoàn cảnh đó.
Còn như mình đã nói ở trên. Nếu nó xảy ra trong 1 gia đình mà cả vợ lẫn chồng đều có việc làm tốt, ổn định, thì người bị hại sẽ chả bao giờ chịu để cho bị ép đến như vậy. Ly dị ngay, sợ gì?
Và như mình đã nói ở trên, nếu có điều kiện, thì người ta tách 2 người, và tách cả tài chính. Và khi phạt, đánh đúng vào tài chính của người vi phạm, thì mới hiệu quả. Chứ cùng 1 gia đình, chung chi tiêu, mà đánh vào tài chính, thì là hại cho cả 2, và liên lụy đến cả con cái nữa.
Vậy thì hiệu quả ở đâu?
Hi hi bạn PVNH, hình như bạn không "cũng biết là như vậy" khi bạn bảo cái này ngớ ngẩn nhất thế giới :p Tức là theo ý bạn khi nó ở đâu đó trên thế giới thì nó không ngớ ngẩn, chỉ khi về đến Việt Nam thì nó ngớ ngẩn? Giống như dân chủ trong tình hình Việt Nam ghê :p
Liên quan đến các câu hỏi, việc người ta có biết có luật bảo vệ mình hay không là câu chuyện về truyền thông và giáo dục pháp luật. Tương tự với việc nó có được thi hành nghiêm chỉnh hay không. Nếu nói vì không/chưa được thi hành nghiêm chỉnh nên VN không cần luật hình sự, luật dân sự hay bất kỳ bộ luật nào nữa là 1 lý luận chắc không cần tranh cãi làm gì :p
Trước tiên người ta phải có cơ sở để được bảo vệ, Rồi mới nói tới việc áp dụng cơ sở đó.
Mình không phản đối gì vấn đề “đầu tư” và “tạo điều kiện” (nhân tiện cụ thể đầu tư đây là đầu tư gì và tạo điều kiện đây là tạo điều kiện gì? :p) nhưng việc đầu tư tạo điều kiện (chắc hẳn) không mâu thuẫn gì với việc tạo cơ sở cho phụ nữ có công cụ để tự bảo vệ mình. Sau đó có thể “đầu tư” và “tạo điều kiện” để phụ nữ hiểu rõ về công cụ này cũng như cách sử dụng nó :p
Ý mình đơn giản là như vậy, chắc không thể cho vào brochure CVA được :p
Cái này vớ vỉn :))
Phạt tài chính chồng thì cũng liên quan trực tiếp đến vợ chứ nhỉ? Vì là tiền chung của gia đình mà?
Em tưởng tượng là thường thì chuyện này hay bị xảy ra ở những gia đình ít tiền (vì nhiều tiền, và cô vợ độc lập, còn lâu mới chịu cái cảnh vớ vẩn như trên kia). Cô vợ bị nọ kia, sau rồi lại tiếc tiền, chả tố cáo chồng nữa. Hoặc nếu tố cáo, chồng bắt tự bỏ tiền ra nộp, không thì sẽ bị đối xử tệ hơn.
Luật này có lẽ đưa vào danh sách những điểu luật ngớ ngẩn nhất TG đc đấy nhỉ :))
@ Hà: Lưu ý chỗ này, anh thấy hay (hài hước): "Trong gia đình, người nào kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của gia đình hoặc tài chính chung nhằm tạo sự lệ thuộc của người khác vào mình; hay bắt đóng góp tài chính vượt quá khả năng.... cũng coi là "hành vi bạo lực về kinh tế". Mức phạt tối đa 5 triệu đồng, thấp nhất 300.000 đồng." ;)
Hehe, mà kiểm chứng bằng cách nào anh nhỉ?
Kiểu này tha hồ mà vu khống nhỉ =))
Kiểu vớ phải ông chồng suốt ngày nhậu nhẹt, các cược, rượu chè, nên phải tịch thu hết cho ông ấy khỏi phải tiêu. Thế rồi ông ấy tố cáo, thế là bị phại 5tr chẳng hạn.
Thế thì lần sau, cho ông ý béng 3tr cho ông ý tiêu, còn hơn cho vào túi mấy ông công an.
À, mà không ai nhắc đến chuyện tiền phạt đó sẽ sử dụng vào việc gì nhỉ ;))
Hehe :D
À, em trả lời cho anh Linh nốt 1 câu hỏi ạ:
Tất nhiên là người phụ nữ cần đc bảo vệ. Nhưng bảo vệ bằng cách phạt người vi phạm theo hình thức tài chính, là cách "bảo vệ" vô trách nhiệm nhất.
Cách này không những kém hiệu quả, mà còn kéo theo rất nhiều tiêu cực khác nữa (em đã dẫn ở những bài viết trên).
À, em trả lời cho anh Linh nốt 1 câu hỏi ạ:
Tất nhiên là người phụ nữ cần đc bảo vệ. Nhưng bảo vệ CHỈ MỖI bằng cách phạt người vi phạm theo hình thức tài chính, là cách "bảo vệ" vô trách nhiệm nhất.
Cách này không những kém hiệu quả, mà còn kéo theo rất nhiều tiêu cực khác nữa (em đã dẫn ở những bài viết trên).
Thôi, anh thấy anh nói thế đủ rồi, nói nữa anh sợ em cũng không hiểu hoặc hiểu khác đi.
Anh Linh này hình như đọc không hiểu hay là cố tình không hiểu hay sao ý ạ?
Mục 1:
Cái nhà mà em nói đến ý, nó còn đẹp ngang ngửa cái khu nhà chung cư cao cấp của HN cơ anh ạ. Có khi còn hơn ấy, tại vì còn có bảo vệ, cảnh sát, để nhỡ gì có những ông chồng vũ phu đến tìm.
Còn cái kiểu như anh bảo là bạo hành "nhẹ" như tát "thôi" ấy, thì các vợ "ngại" không đi báo, thì em đã nói ở trên kia rồi: Ai cứ chịu đc, nhẫn nhục đc thì cứ chịu - mà, thường là trường hợp bị phụ thuộc quá mức.
Ngoài ra, đã là "bạo lực" rồi thì "nặng" hay "nhẹ" đều là bạo lực hết, đều đê tiện và hèn hạ, không đáng làm đàn ông như nhau hết. Anh so sánh "bạo lực nhẹ" với "bạo lực mạnh" không khác gì 1 người bảo "điện giật mạnh" với "điện giật nhẹ" ý. :p
Thế mới thấy là phụ nữ VN cao thượng hơn đàn ông VN nhỉ ;) Không thèm chấp vặt cái kiểu vớ vẩn đấy, và vẫn thương chồng, vì gia đình. Chứ nếu thích trả thù thì thiếu gì cách trả thù? Vd cho 1 tí thuốc chuột vào thức ăn đem đi làm, chỉ đủ đế đau bụng thôi, chứ không chết đc :))
Nhưng mà, việc gì phải nhịn nhục như thế để đc cái "tiếng" là cao thượng co chứ?
Kết luận:
Anh bảo giải pháp em nêu ra ở mục này "không khả thi", thì có khác gì việc em bảo là giải pháp phạt tiền kia không khả thi? ;-)
Mục 2:
Mục này, là em đang nói đến chuyện phòng chống sẵn cho sau này anh ạ.
Nghĩa là tạo điều kiện cho con gái có công ăn việc làm, có nghề nghiệp tử tế, để về sau cô gái đó không phải phụ thuộc hay trông chờ vào ông chồng - kể cả là ông ý có vũ phu hay không.
Mục 3:
Thế hả anh? Thế mà em chả thấy ở đâu ở VN quảng cáo cả ;)
Trên đường phố, thì thấy có những khẩu hiệu hô hào thôi. Còn trên những quảng cáo to thì chỉ thấy cũng lại kiểu hô hào khác :D
Trên tường thì hay thấy quảng cáo KH.C.B.Tong =))
Chừng nào quảng cáo số đt kia nhiều như quảng cáo KH.C.B.Tong, thì em mới công nhận là cho tất cả mọi người đều thấy anh ạ =))
Thế anh thấy cái số đấy đc quảng cáo ở những đâu hả anh? ;-) Anh đừng bảo là ở 1 góc nho nhỏ nào trong tờ báo Phụ Nữ nhé :D Tại em không muốn những ai không đủ tiền mua, hoặc không đọc báo Phụ Nữ thì sẽ bị mất cơ hội biết đc cái quảng cáo bí mật đấy đâu :D
Còn câu kết luận cuối kia của anh:
Thôi thì anh không hiểu kiểu nói trên kia thì em nói theo kiểu khác vậy: Em vốn chưa đề cập đến luật thế nào, mà em chỉ bảo là luật kiểu chỉ mỗi thế kia thì là vô trahcs nhiệm và kéo theo lắm tiêu cực.
Như thế, có nghĩa là phải cả luật lẫn hỗ trợ luật. Mà nếu là luật, thì em để cử tách nhau ra, chia tài chính, rồi phạt bên có tội. Không khá hơn thì cho vào tù.
Những bất cập của VN thì em cũng đã nói hết trên kia rồi, mời anh cất công đọc lại ạ.
Mà em thấy anh có vẻ bắt đầu đuối lý rồi. Em cũng chả nói nữa đâu ạ.
Ồi, bây giờ em mới đọc kỹ ngôn từ anh sử dụng ạ, trên kia anh bảo là bạo lực "THÔNG THƯỜNG" ạ?
Ô hô hô. Hóa ra, anh coi mấy thứ đó là "bình thường", có thể xảy ra "thường xuyên" hả anh?
Nếu đúng như vậy thì... chẹp... thế thì khỏi bàn luận tiếp nữa ạ.
Thôi, tập trung nói về các giải pháp.
1. Trong trường hợp bạo lực gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ và các con của họ đc trú ngụ tạm thời ở 1 khu nhà xã hội. Cung cấp cho họ về mặt tài chính và chi tiêu. Chăm sóc tâm lý cho họ và các con của họ. Còn ông chồng thì xử lý sau, trong trường hợp nặng, có thể giam giữ trong tù.
Cái này trên thực tế rất ít tính khả thi ở Việt Nam. Đơn giản là hầu hết phụ nữ sẽ không muốn đến sống trong các trại như thế, dù chỉ tạm thời. Nó có thể được áp dụng trong các trường hợp bạo lực gia đình ở mức độ nghiêm trọng nhưng với các vụ bạo lực gia đình thông thường (ví dụ chồng tát vợ...) thì mấy người dám bỏ nhà bỏ cửa đấy, dắt con vào trại để sống?
2. Tạo công ăn việc làm ổn định cho lớp thanh niên, tạo điều kiện đặc biệt cho con gái. Ví dụ, cấp học bổng nếu gia đình không có điều kiện, ưu tiên con gái.
Cái này quá chung chung. Cấp học bổng cho những gia đình có bạo lực gia đình? Anh thấy chưa nơi nào trên thế giới làm như thế cả!
3. Biết đây toàn là những trường hợp tế nhị, nhiều người muốn giấu mặt, thì tạo 1 đường dây nóng 24/24 (không mất tiền) để tư vấn và nói chuyện (về pháp lý, tâm lý,...). Quảng cáo rộng rãi số đt tư vấn đó ở khắp nơi để mọi người cùng nhìn thấy và đọc được.
Cái này thì từ trước tới giờ vẫn có đường dây nóng này.
Như vậy, tóm lại em cho rằng không cần có luật về chống bạo lực gia đình mà chỉ cần mấy giải pháp kia: chính quyền cần làm abc để hỗ trợ. Có phải thế không nhỉ?
Ở bên entry kia, thấy anh Linh bảo là những năm 90, đã xem phim Diễn My và nhớ được tên diễn viên thì chắc là anh lớn tuổi hơn em. Em xin gọi là "anh" cho lễ phép ạ.
Bạo lực gia đình phần lớn xảy ra ở những gia đình người nọ phụ thuộc vào người kia. Điều đó là chắc chắn, vì có nhiều nghiên cứu, thống kê đã nói rồi. Mà thường thì là trường hợp vợ phụ thuộc vào chồng. Mà vợ phải phụ thuộc vào chồng thì vì vợ không có điều kiện đi làm, hoặc đi làm nhưng lương không đủ sống độc lập. Mà thường thì những nước nghèo mới bị như thế.
Còn ở các nước "tư bản", họ có luật mức lương tối thiểu, và với mức lương đó, mỗi người có thể sống độc lập. Nếu lương không đủ sống, nhà nước sẽ trợ cấp thêm tiền để số tiền đó đủ để sống độc lập. (Đây là 1 ví dụ cho giải pháp cụ thể đấy ạ)
Còn chuyện bị bạo lực mà vẫn "ngại" ly dị, thì em cũng chả biết làm sao để giải thích cho người phụ nữ đó hiểu ạ.
Nếu em là con, mà nhìn thấy cảnh mẹ bị hành hạ như vậy, em sẽ bảo vệ mẹ đến cùng và đề đạt cũng như đồng ý chuyện ly dị, chứ không-bao-giờ vì muốn có cả bố lẫn mẹ mà lại để mẹ phải chịu đựng như vậy!
Một người "chồng" mà dùng bạo lực để "nói chuyện" với vợ, là 1 người chồng hèn, đê tiện và kém cỏi hết chỗ nói, như thế thì chả xứng đáng làm đàn ông, chứ chả nói đến làm chồng. "Chồng" như thế thì bỏ béng đi chứ sống cùng làm gì nữa? Em chả hiểu tại sao lại có chuyện "ngại" ở đây cả? TRỪ KHI, người vợ hoàn toàn bị phụ thuộc tài chính vào chồng hoặc bị ép buộc thế nào đó. Chứ nếu có công việc bình thường, thì em nghĩ là chả có người phụ nữ nào lại cứ chịu cảnh bị vũ phu cả.
Còn chuyện vì sợ không cưới được tiếp nữa mà để mình bị hành hạ thì cá nhân em thấy cũng... buồn cười hết chỗ nói. Nếu ai nghĩ có chồng quan trọng hơn sức khỏe và thân thể của mình thì cứ việc chịu đựng. Cái này thì nếu tự người đó không hiểu thì cũng chả ai giải thích cho đc cả.
Phải chăng, đây là áp lực xã hội?
Lấy chồng, lập gia đình, là để cùng nhau xây dựng cuộc sống. Tất nhiên là cũng sẽ có lúc người này phải chịu hoặc nhịn người kia, nhưng để đến nỗi phải trở thành sự chịu đựng, nhịn nhục cả về thể xác lẫn tinh thần, thì nên biết tự giải phóng cho mình - nhất là người phụ nữ.
Bây giờ em xin nếu vài giải pháp thiết thực mà nhà nước có thể làm ạ:
1. Trong trường hợp bạo lực gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ và các con của họ đc trú ngụ tạm thời ở 1 khu nhà xã hội. Cung cấp cho họ về mặt tài chính và chi tiêu. Chăm sóc tâm lý cho họ và các con của họ. Còn ông chồng thì xử lý sau, trong trường hợp nặng, có thể giam giữ trong tù.
2. Tạo công ăn việc làm ổn định cho lớp thanh niên, tạo điều kiện đặc biệt cho con gái. Ví dụ, cấp học bổng nếu gia đình không có điều kiện, ưu tiên con gái.
3. Biết đây toàn là những trường hợp tế nhị, nhiều người muốn giấu mặt, thì tạo 1 đường dây nóng 24/24 (không mất tiền) để tư vấn và nói chuyện (về pháp lý, tâm lý,...). Quảng cáo rộng rãi số đt tư vấn đó ở khắp nơi để mọi người cùng nhìn thấy và đọc được.
Những giải pháp trên đây, nếu làm nghiêm chỉnh, sẽ tốn kha khá tiền của nhà nước VN, vì ở VN, trường hợp này chiếm tỷ lệ khá cao so với TG. Hơn nữa, để có thể thi hành tốt, công việc đòi hỏi đội ngũ cán bộ có trình độ để tư vấn - nhất là các nhà tâm lý học. Nhưng ở VN, BS tâm lý trong bênh việm có vẻ còn khá hiếm, huống chi là nhà tâm lý học cho những trường hợp thế này.
Còn chuyện em nói là bêu trên loa, là em cũng nói nửa đùa nửa thật. Anh bảo là cho "các nước xã hội công nghiệp, lạc hậu" thì đúng quá rồi còn gì nữa ạ. VN mình trên 70% sống nhờ công nghiệp, và dân sống vẫn lạc hậu. Sự thật là VN mình vẫn nằm trong những nước nghèo nhất TG. Nhìn vào vài TP lớn thì nói làm gì ạ?
Đính chính:
Em type nhầm ạ, phải là "...NÔNG nghiệp, lạc hậu..." ạ.
Đính chính:
Em type nhầm ạ, phải là "...NÔNG nghiệp, lạc hậu..." ạ.
Câu sau cũng là "sống nhờ vào NÔNG nghiệp" ạ.
@ anh Linh:
Nghĩ lại thấy câu cuối của bài dài và bài ở dưới không fair trong 1 cuộc tranh luận, em xin rút lại 2 đoạn đó và xin lỗi anh về chuyện này.
Hìhì, đại chiến ghê quá. Mà có ích đấy chứ: Hà đã được diện kiến một siêu sao trong ngạch bờ-lốc :)
Về già, có thể kể (khoe) cho cháu chắt: thời trẻ, bà từng tranh luận ngang ngửa với bác L. (kiểu Trần Đức Thảo với J.P.Sartre ấy ;))
Ôi, vâng, anh nói làm em ngại quá ạ.
Trần Đức Thảo thì em phải google xem mới biết là ai, trong khi Sartre thì không cần phải google em cũng biết ạ :">
Sau này cháu chắt em chắc là sẽ có phần dễ hơn em 1 chút, vì em thì chúng nó biết sẵn rồi :))
Đăng nhận xét