Đọc bài này thấy "Hà Nội có thêm 31 đường, phố mới". Trong 20 đường, phố được biết là gọi theo tên danh nhân, đại đa số là những cái tên lạ hoắc, có thể là danh nhân địa phương, như Nguyễn Khả Trạc, Phạm Thận Duật, Trần Tử Bình, Mai Anh Tuấn, Đặng Xuân Bảng, Nguyễn Cao Luyện, Đặng Phúc Thông, v.v...
Vẫn biết là google có thể ra info, nhưng lại nhớ đến đề xuất của anh Phạm Xuân Nguyên từ 4 năm trước, với ý "sao chính quyền không giúp dân thêm một bước nữa sau cái bước chọn tên người đặt tên phố", vì "ở đời ai xưng danh hay xưng danh ai thì cũng phải nói rõ ai đấy là ai". Anh Nguyên ao ước: "Giá như bây giờ trên các bảng tên đường phố mang tên người ở thủ đô và các thành phố khác khắp cả nước ta thêm vào bên họ tên mỗi vị có năm sinh năm mất và một dòng đề nghề nghiệp của họ. Thí dụ: Lý Thường Kiệt, 1019-1105, tướng quân; Nguyễn Du, 1765-1820, nhà thơ; Trần Phú, 1904 – 1931, nhà chính trị; Vũ Trọng Phụng, 1912-1939, nhà văn, v.v..." Anh mơ ước đến... Paris, nơi tên phố mang tên người bao giờ cũng có những info tối thiểu về nhân vật đó, tỉ dụ "Rue de Balzac, 1799-1850, écrivain", "nhờ đó du khách đến đây chỉ cần dạo qua phố phường đã biết được khá nhiều các nhân vật nổi tiếng của nước Pháp là họ sống thời nào và làm gì".
"Sáng kiến" anh Nguyên, dĩ nhiên là hay, nhưng nhiều khi khó thực hiện. Ví dụ, nếu một người đồng thời là nhiều "nhà", thì trên bảng viết là nhà gì? Như Nguyễn Trãi, là "nhà" gì? Bố cún có góp ý với anh Nguyên như sau: "Ngày xưa, khi các chính khách còn là người chân chính, em nghĩ cứ nên để Nguyễn Trãi là chính khách cũng được. Cho dù, ông còn là một nhà thơ cừ. Vậy có thể đề là: Nguyễn Trãi, nhà ngoại giao, anh nhỉ? Còn thời hiện đại này, nhiều chính khách tệ hại quá, nên có khi nên tìm một nghề tay trái nào đó để đề trên biển cho họ thì hơn. Ví dụ: Adolf Hitler, thợ sơn (quét vôi). Joseph Stalin, học sinh chủng viện. Polpot, đồ tể. v.v..."
Và thêm một ý lẻ tẻ khác: "Khốn nỗi, vô khối chính khách có chịu bằng lòng với danh hiệu chính khách đâu? Brezhnev văn dốt vũ dát, mà cứ phải là nhà quân sự đại tài (4 lần "đoạt" danh hiệu Anh hùng Liên Xô trong thời bình, vênh vang với nguyên soái Zhukov), nói mấy câu chúc mừng sinh nhật đồng sự cũng phải đeo mục kỉnh đọc từ giấy, mà vẫn phải là bậc đại bút với mấy cuốn hồi ký (được Giải thưởng Lenin) do thư ký viết (Việt Nam mình dịch rồi đấy). Ceaucescu và vợ, học vấn dốt nát, vẫn tự xưng "viện sĩ", "bác học". Với các vị ấy, đặt tên đường phố... nguy hiểm lắm!!!"
Tuy nhiên, đây chỉ là một áy náy "mang tính nguyên tắc" (nói theo kiểu trí giả ;), chứ trong thực tế "đường ta, ta cứ đặt tên", chả hề hấn gì! :)
(*) Minh họa: Phố Văn Cao (ảnh V.D.) - Nổi tiếng như nhạc sĩ Văn Cao, mà vẫn có người nhầm với Nam Cao, nên có lẽ phải chú thích: Văn Cao, 1923-1995, nhạc sĩ, tác giả "Quốc ca" (hiện tại).
22 nhận xét:
Bây giờ mới biết tại sao lại là "Hoàng Linh - bố của Thu Vân và Nhật Minh", mà không phải "TBT NCTG" hay bloger:-P
Mr. Trần Tử Bình, đại sứ đầu tiện của VNDCCH tại TQ, bạn của Mr. Nguyễn Đức Thụy. (Ko phải danh nhân làng đâu)
Văn Cao, 1923-1995, nhạc sĩ, tác giả "Quốc ca" (hiện tại) --> hehehe, deu qua ;)
Ma anh post dung cai anh "pho nha em" :P
HN mở rộng to thế hết tên anh hùng nhà văn đồ tể thì ko lấy tên danh nhân vườn đặt thì lấy đâu cho đủ tên hả anh Linh
Lớ xớ sáp nhập thêm Tuyên Quang Cao Bằng Mù Căng Chải vào Hà nội khéo hết tên họ còn vét cả tên mẹ Scoo ra làm tên phố: Thanh Vân - chú thích ở dưới: Cộng tác viên báo NCTG, hehe
Nhận xét đểu, xuất sắc! :)
@ myselfvn: Ông này nghe tên quen, hao hao Phạm Tiến Duật mà.
@ BP: Bổ sung phản động thế? ;)
À, hôm nay VTV 4 có quay tang lễ ông Kiệt, lâu lắm mới thấy bác Đỗ 10...
Mà này, ông Giáp với ông Mười là 2 ông to, có lẽ phải cho 2 ông đấy cái đường nào cũng to to mà ở trung tâm chút chứ nhỉ? Chứ chắc không thiếu thốn đường đến nỗi cho các ông ấy vào cái phần mới của HN nhỉ :p :D
Mà em đang thắc mắc, tại sao ở HN lại không có đường Tố Hữu nhỉ?
BP đểu phết, toàn bắt các cụ ko được sống quá 100 tuổi ("sống lâu trăm tuổi bạc đầu râu"), thế mà Hà cũng bị lừa .((
Lừa đâu?
Em đang giả thiết cùng mà :D
Thế thì em giả thiết... đểu :) Các ông quan trọng, cần phải đặt tên ở phố trung tâm. Cứ việc bỏ một tên cũ (36 hàng ấy, toàn do phong kiến đặt, bỏ được mà), thay bằng tên cách mạng ;)
Thế sau 1000 năm nữa, có thêm bao nhiêu ông nữa, mà có mỗi 36 phố phường. Lúc đó thì tên của 36 phố phường chắc đã bị thay hết rùi... Thôi thì đành lại cho các "ông" tương lai kia ra phần mới của HN thôi nhỉ?
Hay là có khi, lúc đó HN lại bị chia ra rồi? :))
=))
Mẹ scoo kia, xê ra. "Myselfvn, chuyên gia ném đá blog Hoàng Linh" đã nhé!
À, ông Phạm Thận Duật nghe tên cũng quen quen, kh phải danh nhân phường đâu, là nhà văn hoá, sử học, yêu nước gì gì ấy, có công với phong trào Cần Vương. Cách đây lâu lâu có nghe về một giải thưởng mang tên ông này của hội KHLS cơ. Nếu tớ nhớ không nhầm thì ông ý là người tổng duyệt bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, là bộ chính sử lớn nhất thời Nguyễn, chưa kể nhiều công trạng khác.
@ Chú Chiêu: Chứ ko phải Mr. Hoàng Văn Hoan hả chú? Để cháu tra lại "Giọt nước trong biển cả" ;)
@ Mẹ Scoo: Thảm hại thế? :((
Anh nhắc đến Bác Kiệt, em lại xin bổ sung thêm 1 lần chót.
Võ Văn Kiệt, 1922-2008, Nhà lãnh đạo mang tầm khai phá, (Người đi tìm hình của Đất).
(vô cùng xin lỗi Bác Sáu Dân, tang quyến, and his Fans and toàn Đảng,toàn Dân)!
Chắc chả bác nào nhà mình muốn "chọn đất" để đặt tên mình đâu nhỉ. Vì quy luật là phải khi nào các bác thảnh thơi việc nước việc dân việc sáng tác việc đồ tể chuyển hẳn sang nghề lái tầu (ngầm) thì phố phường mới mang tên các bác (trừ em Thanh Vân các bác đi qua cái quận nào đất đang lên cứ ước gì phố đó mang tên mình để mình liên tục được xuất hiện trên báo (Mua bán) và dân tình cứ trầm trồ ngưỡng mộ ước ao giá mà mình kiếm được 1 suất Thanh Vân độ 2 tỉ nhỉ..
Bác myself: Bác kệ em, hụ hụ..
- Hoàng Văn Hoan: Từ năm 1950 đến năm 1957 làm Đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Trung Quốc kiêm Đại sứ tại Triều Tiên và Mông Cổ.
- Trần Tử BÌnh: Năm 1959, ông được chuyển sang công tác tại Bộ Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và được bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Cộng hòa nhân dân Trung hoa, kiêm đại sứ Mông Cổ.
Em xin bổ sung thêm:
Võ Nguyên Giáp, 1911 - 2011 ?, Đại tướng Quân đội ND Việt Nam; nguyên Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch.
Đố Mười, 1917 - 2017 ?, Người Cộng sản trung kiên, nhà lãnh đạo hết lòng vì dân vì nước.
Vâng, cháu cũng vừa xem qua lại "Giọt nước trong biển cả" của Mr. Hoàng Văn Hoan. Ở nhà mình còn giữ hồi tưởng nào của ông Thụy về vụ sang Tàu cùng Mr. Lý Ban hồi 1949 không chú nhỉ? Cháu chỉ có tập ảnh...
Phạm Thận Duật: Bạn myselfvn đã nói ở trên. Em xác nhận là đúng.
Đặng Xuân Bảng: ông nội Đặng Xuân Khu. Không rõ công trạng.
Nguyễn Cao Luyện: Trí thức Đông Dương đời cuối, VNDCCH đời đầu, kiến trúc sư lớn.
Đặng Phúc Thông: Cũng là trí thức Đông Dương đời cuối, VNDCCH đời đầu, đồng cấp với ông Nguyễn Việt Tiến.
Mai Anh Tuấn, Nguyễn Khả Trạc: em không biết. Sẽ google khi có nhã hứng và báo cáo sau.
@ Minh: Có em nghĩ đểu thì có. Vì Quốc ca thay đổi theo thời, trước nay Việt Nam đã từng có nhiều Quốc ca khác nhau, nên mới phải nói thế cho rõ ràng. Còn như Nguyễn Du chẳng hạn, thì đơn giản: Nguyễn Du, nhà thơ, tác giả "Truyện Kiều" quốc hồn quốc túy...
Đăng nhận xét