1. Từ dạo có cún, bố “kiêm nhiệm” nhiều việc, trong đó có khoản nội trợ. Dĩ nhiên là nấu đơn giản thôi, ít món, miễn là lành, đủ chất :). Ví dụ như ở ảnh minh họa trên ;)
2. Đêm qua cún quấy rùng rợn, lý do là con bị khó thở, chắc do hệ hô hấp chưa hoàn thiện. Cho nên đặt con nằm là con khó chịu, khóc và há hết miệng thở vẫn khó nhọc. Cứ phải thay phiên bế con, bố mẹ ngủ gà ngủ gật. Suốt đêm như thế.
Sáng dậy, bố đi mua cái hút mũi và thuốc nhỏ mũi cho con. Để đề phòng sau này con ngạt mũi thực sự thôi, chứ bây giờ thì chưa dùng được.
Tuần sau phải đưa con đi khám rồi.
3. Bác Thanh Sơn và cô Phan Bích Thiện qua thăm cún. Mọi người, từ khi con ra đời, thăm hỏi và tặng quà con nhiều, nhưng ai cũng ngại không muốn qua thăm trong tháng đầu, sợ nhà mình kiêng, và cũng sợ quấy mẹ và con. Bác Sơn và cô Thiện là hai người đến thăm và bế con đầu tiên đấy (dĩ nhiên, ngoài bà nội con :)).
4. Y tế Hung ngày càng xuống cấp trầm trọng. Bố còn nhớ, 18-19 năm trước, hồi bà mới ở Việt Nam qua, có lần bà bị hen quá, không thể thở được, gọi xe cấp cứu chỉ chừng 2-3 phút đã có. Bây giờ, hôm mẹ sinh cún, cấp cứu phải hơn 20 phút mới đến – đã thế, họ còn không khám xét gì, cũng không giúp mẹ cầm túi đựng quần áo (nếu không có bà ở đó thì làm sao mẹ xách được?) Rồi chiều qua, bà lại khó thở, thì xe cấp cứu đưa đến viện, chờ hơn 1 tiếng vẫn chưa đến lượt (trong khi, như bà kể, rất nhiều các ông bà già đứng ngồi chờ đợi la liệt ở phòng chờ - tức là cũng không phải người ta phân biệt đối xử với người nước ngoài, chỉ vì Y tế Hung dạo này bệ rạc), nên bà bảo họ trả lại giấy tờ và đi về (ở đó, có khi bệnh càng nặng).
Thế mà bố mẹ phải trả bảo hiểm xã hội (gồm y tế và hưu trí) khủng khiếp đấy (chừng 42% thu nhập, mà nếu mình khai thu nhập dưới 2 lần mức lương tối thiểu do nhà nước quy định, thì bằng 84% mức lương tối thiểu, hàng tháng!) Rõ là quân… bóc lột, phải đả đảo, lật đổ! :)
5. Đọc lại một cuốn sách do 1 tay phóng viên thường trú của Hãng Thông tấn Hungary MTI, viết về Trung Quốc, từ hồi cuối thập niên 70. Rất nhiều cái hay, vui, sẽ phải dịch.
Ví dụ: thời đó, phim ảnh nước ngoài khi nhập Trung Quốc bị kiểm duyệt ghê lắm, đặc biệt là những “pha” “nhạy cảm” (từ hôn trở lên được/bị coi là “nhạy cảm”) đều đương nhiên bị cắt bỏ. Trả lời một phóng viên Mỹ, một quan chức văn hóa cho biết: hôn (hoặc hơn thế) trên màn ảnh là thứ không thể chấp nhận được, ngay cả khi hai đương sự là… vợ chồng! Lý do: “Người Hoa chúng tôi, trong những trường hợp ấy, thường có xu hướng… siết chặt tay nhau hơn”. :)
Cái này có vẻ còn kém cả “rồi hai đứa hôn nhau – hai người đồng chí” của Việt Nam mình…
7 nhận xét:
@ Sông: trông thế thôi chứ toàn món rất dễ. 1/ Canh mùng tơi; 2/ Bắp cải luộc; 3/ Nước rau (cũng tính là 1 món ;); 4/ Trứng luộc dầm nước mắm (cái này quê mùa); 5/ Thịt lợn rim; 6/ Thịt đông (cái này mua sẵn); 7/ Cơm. ;)
@ Mẹ Dế:
- Ngành Y của Hung thực ra nhiều người giỏi, chuyên môn vững (phương pháp đẻ an toàn cũng do người Hung nghĩ ra, hồi xưa ;)), nhưng mà do sự đầu tự của nhà nước xập xệ quá, lương lậu kém, nên mới xuống dốc thế này.
- Có phun ẩm không khí chứ, nhiệt độ bây giờ là 22,8 độ C (vừa xem), 28% độ ẩm (sẽ phải đưa lên nữa)...
- Kính phục bác Linh!
- Y Tế Hung vậy kém y tế Nga nhiều rồi! Y tế dưới vùng quê của em cũng kém, nhưng ko đến mức độ như vậy về sự nhanh nhẹn và ý thức phục vụ.
- Anh chị có dùng cái phun ẩm không khí không ạ? Với lại để ý nhiệt độ trong phòng ngủ của bé, làm sao độ 22-23 là đẹp, lên đến 24 là nóng rồi đó, dễ làm khô niêm mạc mũi của bé và gây khó thở! Cu nhà em hồi chưa đầy tháng cũng hay khò khè, đến khi bắt đầu dùng cái phun ẩm không khí thì OK.
Bo chau Cun nau an sieu qua roi, may mon lien, mon nao cung tuom tat
Ko rõ! :( Chính ra phải 42% thì mới OK cho đàn của Thu Vân, cho người chắc cũng vậy. Phun phì phì như… rắn độc mà vẫn ko lên nhiều…
Độ ẩm vậy là quá thấp hì hì, bác phải cho tăng lên thế nào chứ :P Sao ẩm không khí phun phì phì mà độ ẩm có từng đó, ít ra cũng lên đến 40 mới phải!
wow bác Linh giỏi thế à, thế này mà ko chịu PR bản thân hồi thi Mister Ams hihi
@ Minh: Có PR rồi đấy chứ, ko ai để ý thôi :)
Đăng nhận xét