Cho blog nghỉ gần 1 tuần vì bận quá, thời gian để thở còn không có mấy. Bắt đầu bằng một chuyện “thế sự” cũ mèm, những vẫn bức xúc.
1. Tự nhiên hôm nay, đi tìm mấy info trên Net, bố cún lại đọc được cái này: “Phổ biến ca khúc (sic!) “Con đường cái quan”: Cục Nghệ thuật biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin vừa công bố quyết định cho phép phổ biến trên toàn quốc trường ca “Con đường cái quan” của nhạc sĩ Phạm Duy, gồm 19 trích đoạn ca khúc. Đây là một trường ca rất nổi tiếng của ông, được sáng tác trong bốn năm 1954-1958”.
Tin cũ rích, từ 12-5-2006 lận, “Tuổi Trẻ Online” loan, mà đến giờ bố cún mới biết? Mà hình như cũng không thấy những báo khác nhắc đến? Hay có nhắc, mà bố cún sa sẩy, không đọc? (Cái này nhờ Minh kiểm tra giùm).
“Con đường cái quan” (cũng như “Mẹ Việt Nam”) là một đại tác phẩm của Phạm Duy (PD), cái đó hẳn không phải nói. Nhưng cái chính là mỗi lần nghe hai trường ca ấy, bố cún tự nhiên cũng thấy tự hào về người Việt, cũng thấy… huyết quản sôi sục, thấy cảm giác… yêu nước, v.v… (là điều mà bình thường, rất khó có :).
Nói một cách văn vẻ, màu mè, thì “Con đường cái quan” làm thức tỉnh tâm thức Việt, bản sắc Việt (là cái là bố cún vẫn rất hay nghi ngờ, vì cho rằng chỉ là sản phẩm óc tưởng tượng của mấy ông… cán bộ quản lý văn hóa :)).
Cho nên, hồi sinh Thu Vân, bố cún được PD tặng CD “Con đường cái quan” & “Mẹ Việt Nam” với lời đề tặng “để cháu không quên tiếng Việt”, là điều đến giờ bố cún vẫn sung sướng (khoe thô tí). (Cho dù, về cá nhân PD, ý kiến khen chê yêu ghét bao giờ cũng ồn ào – đó là chuyện khác).
2. Mở đầu “Con đường cái quan”, là đoạn hát sau của người lữ khách:
Tôi đi từ Ải Nam Quan sau vài ngàn năm lẻ
Chia đôi một họ trăm con đã lên đường
Năm mươi người ngược núi rừng
Đã dựng vòng biên ải
Năm mươi người trẩy theo sông tới khơi chừng
Tôi theo người vượt quan san
Ơi người ơi Ơi người ơi
Vẽ lối mòn gìn giữ quê hương ngăn đường giặc Hán
Tôi chưa về Ải Chi Lăng
Ơi người ơi Ơi người ơi
Dưới chiến bào người thấy băn khoăn thương ai đầu nguồn...
“Ải Nam Quan”, “Ải Chi Lăng”… là những địa danh đã ăn sâu vào tâm thức Việt, nhỉ? Cho dù bố cún chưa bao giờ đặt chân tới, và có lẽ cũng sẽ khó có điều kiện cho cún tới thăm (cún mà lớn đến thế, thì bố cún là người thiên cổ, về với… Bác Hồ Bác Tôn từ tám đời rồi :)
3. Nhưng mấy chỗ này, giờ đã ở sâu trong đất Tàu rồi còn đâu? Cũng như Thác Bản Giốc, một nửa là của Tàu. “Bọn xấu” còn bảo, nửa của Tàu là nửa đẹp :(
Chuyện “triều đình”, dân tình đã bàn chán vạn, dĩ nhiên bố cún cũng không nghĩ ra được cái gì mới. Lẽ ra, bố cún phải bằng lòng với lời giải thích từ thời ông Lê Công Phụng, rằng Ải Nam Quan trước nay vẫn là của Tàu, cố nhiên nằm bên Tàu, cách biên giới vài ba trăm mét. Rằng thật lạ lùng vì người Việt cứ nghĩ (tưởng) rằng Thác Bản Giốc là của Việt Nam (để rồi sáng tác văn thơ ca ngợi tùm lum), chứ thực ra Thác có đến 2 phần thuộc về Tàu, và bây giờ “ta” ngoại giao khéo, nên mới được các đồng chí Tàu nhường thêm, để được một nửa.
Có cái gì trong lòng cứ khiến bố cún không yên được, trước những… “sự thực lịch sử” rành rành như thế. Sao thế nhỉ?
4. Cái cảm giác bất an (bất ổn) ấy càng lởn vởn, nhất là khi bố cún đọc lại kịch thơ “Hận Nam Quan” của Hoàng Cầm.
Vở này, Hoàng Cầm sáng tác từ năm 1942, khi mới 20 tuổi. Mà đã đầy tính… kích động. :)
Nhất là đoạn này:
Phi Khanh
Con yêu quý! Chớ xuôi lòng mềm yếu
Gác tình riêng, vỗ cánh trở về Nam!
Con về đi! Tận trung là tận hiếu
Đem gươm mài bóng nguyệt dưới khăn tang
Nếu trời muốn cho nước ta tiêu diệt
Thì lưới thù sẽ úp xuống đầu xanh
Không bao giờ! Không bao giờ con chết
Về ngay đi rồi chí toại công thành!
Nghĩ đến cha một phương trời ảm đạm
Thì nghiến răng vung kiếm quét quân thù
Trãi con ơi! Tương lai đầy ánh sáng
Cha đứng đây trông suốt được nghìn thu.Trãi
(quỳ lạy)Cha nói đến tương lai đầy ánh sáng
Khiến lòng con bừng tỉnh một cơn mê
Quỳ lạy cha, cha lên đường ảm đạm
Rời Nam Quan, theo gió, con bay về.Phi Khanh
Ôi! Sung sướng, trời sao chưa nỡ tắt
Về ngay đi! Ghi nhớ hận Nam Quan
Bên Kim Lăng, cho đến ngày nhắm mắt
Cha nguyện cầu con lấy lại giang san.Trãi
Hận Nam Quan, biết bao giờ phai nhạt,
Biết bao giờ cạn lệ khóc cha già
Lúc vĩnh biệt thật trăm nghìn chua xót!Phi Khanh
Kìa con trông: nắng hé chân trời xa.
Trãi
Chân trời xa!
Phi Khanh
Về ngay đi Nguyễn Trãi
Nâng gươm thề, đem quốc sử mà soi.Trãi
Đã đến giờ con lìa xa quan ải,
Kể từ nay Nam Bắc cách đôi nơi.Phi Khanh
Đêm sắp cạn, về ngay đi Nguyễn Trãi,
Nhớ Nam Quan là vết máu trên đầu....
Chuyện diễn ra từ năm 1407, tính đến giờ là 600 năm. Nguyễn Ứng Long (Phi Khanh) và hai người anh bị Trương Phụ bắt giải về Tàu, cùng đại gia đình Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng, Hồ Hán Thương. Nguyễn Trãi chạy theo đến tận Ải Nam Quan (hồi đó thuộc về Việt Nam chứ nhỉ?), tiễn và khóc cha. Nhưng rồi, nghe lời Phi Khanh, Nguyễn Trãi quay về nuôi chí lớn, hai chục năm sau đánh bại quân Minh.
5. Vẫn biết là, có những cái phải chấp nhận. Vẫn biết là nếu không đọc, không thuộc mấy câu thơ về quê hương, đất nước (mà nội dung có khi sai bét, nhỉ? :), có khi nhẹ nhõm hơn. Nhưng mà… cái tâm thế đôi khi nó không để mình yên…
Dở hơi, hâm! Đúng là bệnh già! Bây giờ mấy ai để tâm những chuyện vớ vẩn này, không thực tế…
Thôi, sẽ tập trung nói chuyện đời thường trong những entry sau. Xả rồi xin hứa là thôi! :)
(*) Ảnh minh họa lấy từ wiki, với lời chú "Cửa ải hiện mang tên Hữu Nghị Quan chụp năm 2007, phía trên đỉnh gắn Quốc huy của Trung Quốc".
7 nhận xét:
Nghe đọc đoạn kịch thơ này, rởn hết cả gai ốc, anh Linh ạ!
@ Bảo Lâm: Gửi thơ tiếp đi! Thơ "thế sự" cũng được, ko nhất thiết thơ yêu đâu. Như hai câu trên ấy...
@ Mẹ Dế: Thì đã bảo, mục đích là kích (sách) động mà :)
Lòng gửi trọn chốn quê nhà vất vả.
Tấm vai gầy nước Việt của ta ơi.
Là nghe nhạc nổi lên cộng với giọng đọc thống thiết, rởn hết gai ốc ạ!
HÌnh như ông Hoàng Cầm bị oánh vì cái Kịch thơ này?
@ Mẹ Dế: Sao lại rởn gai ốc???
@ 2Ti: Đâu có, vì (những) vụ khác kia. Cái này từ năm 1942 cơ mà...
Đăng nhận xét