22/2/09

Anh hùng



Gần đây, có mấy chuyện động giời, liên quan đến chiến tranh 1979 mà các forum, blog đều râm ran: chuyện Nghĩa trang Liệt sĩ Trung-Việt Thủy Khẩu Long Châu bị coi là nơi có có vòng hoa của phái đoàn Việt Nam (?) tưởng nhớ các chiến sĩ Tàu chết trận 1979 (?), rồi chuyện „Hà Nội Mới” đăng bài dịch ca ngợi tướng Tàu Hứa Thế Hữu (tổng chỉ huy quân đội Trung Quốc oánh Việt Nam hồi 1979), và chuyện cuốn „Ma Chiến Hữu” trong loạt sách mới in năm ngoái của Mạc Ngôn ca ngợi „người lính anh hùng đã hy sinh vì tổ quốc Trung Hoa vĩ đại trong chiến tranh phía Nam Trung Hoa tháng hai năm 1979” (được NXB Văn Học ấn hành với những lời PR có phần ồn ào).

Thông tin trong các vụ này thì rất nhiều và dồn dập, xem qua trên blog Sweet tearsNgười Buôn Gió là tương đối đủ. Nhìn chung, tự mỗi người đều có thể rút ra được kết luận cho mình về việc xử lý các info và cả những tình cảm dân tộc của mình.

Nói chung, dù ở mức độ khác nhau, nhưng các info trên đều bao hàm một ý nghĩa tích cực là dựng dậy tinh thần dân tộc, ái quốc trong người đọc, khiến người dân quan tâm lại với lịch sử đất nước. Ở câu chuyện nghĩa trang Thủy Khẩu, cho dù info có thể lệch lạc, hoặc nói nặng lên là thêu dệt, bịa đặt (ở đây tạm không xét đến „động cơ” của tác giả), ít ra, nó cũng có thể khiến nhiều người tìm hiểu, tại sao lại có chiến sĩ Việt Nam tử trận ở nước Tàu trong cuộc chiến chống Tưởng thống chế. Bởi lẽ, tìm hiểu lịch sự một cách đa chiều bao giờ cũng có ích và nên làm.

Nhưng cái hay trong cả 3 trường hợp trên, là nó đặt ra vấn đề nhìn nhận những cá nhân (hoặc tập thể) trong lịch sử, xuất phát từ các góc độ, quan niệm khác nhau.

Có lẽ không cần phải bài cãi, đối với đất nước và người dân Việt Nam, lính Tàu năm 1979 (trong đó có Hứu Thế Hữu), hẳn nhiên là địch, là kẻ xâm lược. Trên chiến trường là kẻ thù không đội trời chung. Bất kể trước đấy, họ có thể là những nông dân nghèo khó, thất học, bị chính quyền Tàu sử dụng như những con bài cho ván cờ của họ (theo ý mà bác Trương Thái Du dẫn lại của Mạc Ngôn trong một bài viết về sự „chính danh” của cuộc chiến 1979).

Nhưng với Trung Quốc, rất có thể họ được coi như những anh hùng, nhất là đối với những liệt sĩ (hiểu theo nghĩa thiệt mạng ngoài chiến trường). Đó là chuyện của Tàu, Việt Nam mình không làm gì được, dù bực. Kệ xác họ!

Những ví dụ tương tự, dù có thể khập khiễng, thì có rất nhiều.

Cựu chiến binh Mẽo tại Việt Nam, rất có thể được Mẽo coi là „những anh hùng trên mặt trận bảo vệ tự do”.

Còn Phương Tây nhiều nơi nhìn nhận Nguyễn Văn Trỗi như kẻ khủng bố, mặc dầu du kích Caracas thì coi anh là anh hùng.

Cho nên, ở thời buổi „đa nguyên” này, khi không thể cấm đoán hoặc áp chế một cách nhìn nhận cho tất cả mọi người, mọi nơi, lắm khi bức xúc nhưng cũng phải chấp nhận.

Vấn đề ở đây là, Tây Tàu nó bảo thế nào mặc kệ chúng nó, nhưng mình đừng có ngán! Tàu nó ca tụng lính nó đánh chiếm Việt Nam là anh hùng, sao mình không tưởng niệm và vinh danh những anh hùng của mình thời ấy, như Lê Đình Chinh và các anh khác? Và nếu tiểu thuyết của Mạc Ngôn có phản chiến hay ho đến mấy, Hứa Thế Hữu có đa mưu túc trí võ nghệ siêu quần đến đâu đi nữa, để cần phải dịch ra tiếng Việt và ngợi ca, thì cũng không sao cả, cứ dịch, cứ khen, nhưng mà nhớ ghi chú cho người đọc hiểu rằng, những nhân vật ấy đã làm gì trong mùa xuân 1979, với Việt Nam.

Vì, từ ấy đến giờ, có mấy thế hệ thanh niên Việt Nam không hề biết đến những tháng ngày ấy rồi? Và rất có thể, ngược lại, nếu không cẩn thận, họ chỉ biết đến những „anh hùng của Quân đội Nhân dân Trung Hoa”, thì thậm nguy...

Lịch sử cần được bảo lưu, và nhìn nhận đầy đủ từ nhiều phía, là như thế!

* Bonus: Bạn Codet có nêu một ý khá hay ở đây, là nếu mình cứ nhìn nhận kiểu „những đôi mắt mang hình viên đạn” với sách vở thế này (như đối với cuốn kể trên của Mạc Ngôn, hoặc với „Totem sói”), thì vớ vẩn, sách vở Tây Tàu lọt sang Việt Nam qua các bản dịch chắc sẽ bị cắt xén mòn mỏi, thiến hoạn đủ kiểu. Người đọc chả còn cái gì đáng đọc nữa, về nhà ôm nhau luyện chưởng ở mục „Tâm sự” bên VNE :)

Về vụ này, có lẽ phải phân biệt một báo cáo, luận văn chính trị, với một tác phẩm văn học. Nếu là một luận văn chính trị, kiểu như „Cuộc chiến đấu của tôi” (Hitler), tức là có những yếu tố kích động hằn thù „chống nhân loại”, ngay bên này cũng bị cấm in, hoặc nếu in với mục đích nghiên cứu, học tập thì cũng cần có những nghiên cứu khoa học kèm theo. Nếu họ Hồ (bên Tàu) có bài phát biểu chống Việt Nam ta, ta cũng không nên cứ long trọng in nguyên xi để người đọc bình thường tưởng đấy là... chân lý.

Còn tác phẩm văn học (dù là mang những yếu tố chính trị, thời cuộc) thì khác. Nếu hay, giá trị, ta vẫn có thể dịch, chớ cắt xén kiểm duyệt làm gì, vừa mang tính „bưng bít thông tin”, vừa vi phạm nguyên tắc tác quyền (tác giả có quyền bảo lưu sự „toàn vẹn thân thể” các tác phẩm mình : )). Nhưng nên cẩn trọng khi PR, tránh hiểu nhầm vô duyên, nhất là vào những thời điểm nhạy cảm, khi info đến độc giả từ những hướng khác (ít nhiều) bị hạn chế...

* Viết thêm: Mới một hôm mà thêm nhiều "hot blogger" có bài về vụ "Ma Chiến Hữu", như ở blog của Linh, Na Son, Mr. Do... Đặc biệt, bài ở blog Linh viết chỉnh chu, chừng mực và đanh thép :), có nhận xét sau được nhiều người hưởng ứng: "Như vậy, tự thân nó thì việc dịch, xuất bản và đọc cuốn sách này ở Việt Nam thực ra không có vấn đề gì cả. Nó cũng tương tự với việc ở Mỹ người ta xuất bản "Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh. Nhưng nó chỉ là bình thường với một điều kiện: đó là sách vở, báo chí Việt Nam được tự do bàn luận tới chiến tranh biên giới, được tri ân những liệt sĩ hy sinh, được bình luận, phê phán những góc độ khác nhau của chiến tranh... Nếu điều kiện đó không được đáp ứng thì việc xuất bản cuốn sách này lại là một việc rất bất thường và phản cảm."

Thực ra, nhiều blogger phản đối sự hiện diện của cuốn sách (hoặc tác giả cuốn sách, hay người dịch, NXB và cách thức PR vô duyên của sách) không nhất thiết là xuất phát từ "chủ nghĩa bầy đàn của đám đông", như vài người dè bỉu. Nói như thế là coi thường khả năng tư duy, nhìn nhận vấn đề, cũng như khả năng đọc hiểu của người khác (tuy rằng, nói đúng ra thì nhiều lúc Việt Nam mình cũng có vấn đề về khả năng đọc hiểu :)). Theo tôi hiểu, ở đây, nhiều người không có vấn đề gì với tự do ngôn luận, viết lách, hay dịch và xuất bản một cách "tự thân" (vế 1 mà Linh nêu ra), mà họ phản đối về việc vế 2 của Linh (những điều kiện bình thường của việc đọc, bàn luận và thể hiện ý nguyện, chính kiến) đã không tồn tại.

Đấy là còn chưa nói đến sự PR vụng về và phản cảm của NXB Văn học và đối tác là Công ty Phương Nam trong vụ này.

Vì vậy, dù đồng tình hay không, cũng cần tôn trọng quan điểm của các blogger ấy. Mọi biểu hiện hùa vào bỉ thử họ mà không cần biết nguyên do gần xa, cũng là một biểu hiện của "chủ nghĩa bầy đàn", "đám đông" :)

(*) Minh họa: „Lão hổ tướng” Hứa Thế Hữu chỉ huy đánh vào 3 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh của Việt Nam, và đã thảm bại sau những ngày đầu

57 nhận xét:

Sweet tears nói...

Póc tem và ném đá luôn! Thực ra trong cách xử sự của chính quyền VN hiện tại về những vấn đề liên quan đến Trung quốc có những điều không ổn và gây ra sự bất bình trong dư luận . Những ai tin vào những sự thực đó mà dửng dưng, không căm phẫn thì mới đáng phê phán. Nhưng đôi khi những thông tin thiếu kiểm chứng hoặc được sắp đặt một cách có dụng ý đã làm mọi người cuồng nộ một cách không sáng suốt. Đây cũng là điều dễ hiểu vì những kẻ đầu cơ chính trị chuyên nghiệp thì không từ bỏ thủ đoạn nào dù có hèn hạ đi chăng nữa để đạt được mục đích! Chúng ta không nên vô tình làm " Hồng vệ binh " dù cho bên nào đi chăng nữa !!! ;-)

Linh nói...

Em đã đọc cuốn Ma Chiến Hữu. Tiếc quá, em không giữ cuốn này để xem lại có đúng trang bìa có dòng bác HL ghi ra không.
Em thấy phản ứng về cuốn Ma Chiến Hữu hơi tiêu cực. Em nghĩ đó là cuốn sách hay, cho người đọc biết thêm cách
nhìn của người Trung Hoa về cuộc chiến. Thông điệp của cuốn sách thực chất cũng là phản chiến, khi các cựu chiến binh trở về từ chiến tranh rã rời mệt mỏi và cảm thấy sự vô nghĩa. Nói cách khác, việc Việt Nam dịch Ma chiến hữu cũng tương tự việc Mỹ dịch và in Nỗi buồn chiến tranh.
Cái khác nhau và đáng gây phẫn nộ là ở chỗ chính quyền VN cho phép dịch và xuất bản Ma chiến hữu nhưng lại đòi đục bỏ, cấm xuất bản hay đóng cửa nhà xuất bản (Đà Nẵng) với những tác phẩm đề cập tới chiến tranh 1979. Đó là nghịch lý không chấp nhận được. Em cũng nhắc tới ý này trong bài viết cách đây khoảng 1 tuần trên blog mình.

Linh nói...

Em đã đọc cuốn Ma Chiến Hữu. Tiếc quá, em không giữ cuốn này để xem lại có đúng trang bìa có dòng bác HL ghi ra không.
Em thấy phản ứng về cuốn Ma Chiến Hữu hơi tiêu cực. Em nghĩ đó là cuốn sách hay, cho người đọc biết thêm cách
nhìn của người Trung Hoa về cuộc chiến. Thông điệp của cuốn sách thực chất cũng là phản chiến, khi các cựu chiến binh trở về từ chiến tranh rã rời mệt mỏi và cảm thấy sự vô nghĩa. Nói cách khác, việc Việt Nam dịch Ma chiến hữu cũng tương tự việc Mỹ dịch và in Nỗi buồn chiến tranh.
Cái khác nhau và đáng gây phẫn nộ là ở chỗ chính quyền VN cho phép dịch và xuất bản Ma chiến hữu nhưng lại đòi đục bỏ, cấm xuất bản hay đóng cửa nhà xuất bản (Đà Nẵng) với những tác phẩm đề cập tới chiến tranh 1979. Đó là nghịch lý không chấp nhận được. Em cũng nhắc tới ý này trong bài viết cách đây khoảng 1 tuần trên blog mình.

Hoang Linh nói...

Thôi, vậy làm Hồng quân Liên Xô cho chắc nhé? :)

Codet nói...

Bìa 4 Ma chiến hữu
[.........]
Phía dưới cùng có mấy dòng chữ quảng cáo như này:
Một cách nghĩ khác về chiến tranh
Một cách ca tụng riêng về chủ nghĩa anh hùng
Cuộc đối thoại giữa hai cõi âm dương, sự vướng lụy giữa con người và ma quỷ.

Người Trẻ nói...

Có lẽ NT sẽ tìm đọc cuốn sách này trước khi đưa thêm nhận định gì.
Nhưng ai đó ở trên so sánh VN phát hành Ma chiến hữu cũng giống như Mỹ dịch, in Nỗi buồn chiến tranh của BN là không thỏa đáng.
Bởi, bên cạnh việc thực hiện cuốn NBCT, họ không hề ngăn cấm những tác giả khác có cái nhìn khác về cuộc chiến của họ ở VN. Họ không định hướng, buộc 1 chiều như ở VN!

X30 nói...

TQ ca ngợi người của họ là chuyện đương nhiên rồi.Vấn đề chính là ta không dám làm như thế!

Hoang Linh nói...

Đồng ý với bác Đông A về nhận xét người Đức rất sòng phẳng và thành thực với quá khứ.
Về chuyện dịch thuật, quan điểm của tôi là ngoại trừ tác giả thấy cần thiết có những sửa đổi, hiệu chỉnh đối với từng kỳ xuất bản ở từng nước, còn người dịch bao giờ cũng phải dịch đủ và đúng :). Tuy nhiên, còn chuyện cơ quan kiểm duyệt họ nghĩ thế nào thì... chịu :)

Nhị Linh nói...

em từ lâu bỏ không đọc Mạc Ngôn thành thử chẳng biết cụ thể là thế nào, nhưng cái thế giới mạng này là môi trường thuận lợi cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan phát biểu mà :))

Werewolf nói...

đang tìm đọc những tác phẩm xuất bản năm 1979 của NXB QĐND, chưa biết mua ở đâu, bác nào biết chỉ giùm.

Dong A nói...

Tôi rất thích quan điểm về dịch thuật của Nabokov. Nabokov cho rằng nếu khi dịch phải cắt, xén, sửa để phù hợp với nhận thức hay văn hóa của một nhóm người nào đó thì đấy là tội ác không thể tha thứ. Xưa nay phê bình dịch thuật ở Việt Nam chỉ phê bình những lỗi sai sót ở cấp độ thấp, tức là những lỗi như dịch sai, dịch không đúng, chứ chưa thấy ai phê bình tội ác dịch thuật này (tất nhiên trừ tôi ra :-) ) Nhân vụ này mới thấy trình độ nhận thức của người dân như thế nào, thậm chí ở ngay những người cứ tưởng là có tư tưởng khai phóng. Cháy nhà ra mặt chuột cũng rất hay.
Thật ra quan sát thời gian vừa qua có một số blog cố tình thổi bùng ngọn lửa thù hận Việt Trung bằng thủ đoạn một nửa sự thật, như chuyện Lão sơn hay nghĩa trang biên giới, cũng giống như bịa ra chuyện Trung quốc xóa Hoàng sa trên bản đồ rước đuốc rồi sau đó lại cho vào. Tôi thấy trong một tâm thế như vậy, người Việt vẫn chưa sẵn sàng tiếp nhận lịch sử như nó vốn như thế. Thật ra các nước châu Á đều ở trong một tình trạng tương tự. Tôi thấy chỉ có nước Đức là chân thành với lịch sử nhất.

Businesshoa nói...

Sách vở sách dịch VN mình chán quá. Đọc sách Hà Lan viết và dịch là hay nhất ^^

VangAnh nói...

su viec dang on ao day

Businesshoa nói...

í quên an toàn, chất lượng hơn hì hì lâu lâu đọc sách tiếng Anh cũng đỡ sợ.

silkairs nói...

Chủ nghĩa bầy đàn !! Khá khen cho cái trò lộn ngôn đánh tráo khái niệm, làm xiếc trên ngôn từ để lừa gạt người ! Khi cần lợi dụng cho ý đồ riêng thì xúi giục hàng triệu thanh niên đi vào chỗ chết thì tung hô là "chủ nghĩa yêu nước" v.v..., lúc cần gạt thêm tiền người đầu tư nhỏ lẻ trên sàn chứng khoán đứng lại để hốt thêm chút ít thì sỉ vả người ta và lên giọng dạy bảo là "đừng theo chủ nghĩa bầy đàn" ??!! Bây giờ bằng chứng ôm chân Tàu sờ sờ ra đó mà còn rống họng cãi : bỏ tù Điếu Cày vì chống Tàu, đàn áp thanh niên biểu tình chống Tàu. Thật là nhục nhã hết chỗ nói cho cái chính thể nô lệ này. Thủ tướng Nhật đi viếng đền thờ tử sĩ Nhật, trên đất Nhật bằng tiền người Nhật thì chính quyền Tàu kích động người Tàu biểu tình phản đối ầm ĩ. Thế giờ này một cuốn sách có dòng chữ ca tụng những kẻ đã xả súng vào dân Việt, được một nhà xuất bản của chính phủ Việt dịch và phát hành để bán lại cho chính dân Việt thu tiền thì gọi là cái gì? Dân Việt phản ứng thì gọi là chủ nghĩa bầy đàn hả? Để mai đây Tàu nó có đem quân qua uy hiếp cái ghế của các vị, các vị lại lộng ngôn lên , chuyển chủ nghĩa bầy đàn này thành chủ nghĩa yêu nước, vì nhân dân, vì tập thể đấy hử. Quả thực con dân Việt bị chính những kẻ nói tiếng Việt hạ thấp phẩm giá xuống thành loài bò ngựa qua cái cách nói kiểu này đấy hử. Người đàng hoàng không ai nhìn người khác cái kiểu "hạ mục vô nhân" như vậy ! Chỉ có ta là thằng chăn ngựa nên đủng đỉnh, còn bọn nó là bò ngựa nên chạy theo bầy chăng !

silkairs nói...

Nếu lộng ngôn bào chữa là đó là theo quan điểm người Tàu thì bọn nó là anh hùng, nên khi dịch ra đúng y như vậy thế thì tại sao bài phát biểu nhậm chức của tân TT Mỹ Obama vinh danh những người Mỹ đã ngã xuống chống chủ nghĩa CS và nhắc đến trận Khe Sanh lại bị các tờ báo chính thức của chính quyền Việt đục bỏ khi dịch ra tiếng Việt cho dân Việt đọc hả ??!!! Hai thái độ, hai cách làm, hai cách biện minh đó nói lên cái gì?

Lê Tuấn Huy nói...

Nhìn nhận khách quan, tuy rằng có yếu tố chủ quan khi dùng đại từ ngôi thứ 3 chỉ "đối tượng liên quan" :D
Có lẽ nên tô đậm mấy chữ này trong đoạn áp cuối: "chỉ biết đến"

cuec nói...

Cảm ơn chị đóng góp thêm 1 lời nhắc nhở. Mong các bạn đọc blog của chị tự có ý thức về lịch sử, mong một ngày VN công bố thêm nhiều thôgn tin chính thống hơn về thời gian này.

TOU nói...

Đọc một vòng thế giới online, chỉ thấy tội cho người mình, cái máu NÔ LỆ phương Bắc dường như đã
ngấm sâu vào huyết quản, ai có nhiều chất máu này, có lẽ, càng được làm quan to.
Bất hạnh cho tổ quốc suốt 50 năm qua.

Tin Ha Minh nói...

Xin về blog!

giaogia nói...

Cần công khai hóa,xã hội hóa mọi vấn đề về văn hóa ,xã hội ,tin tức ....
Nhưng như thế thì ko còn chủ nghĩa xã hội...

2Ti nói...

Sách là kiến thức, đọc nó với cái bản lĩnh nào thì chỉ có ngừi ấy tự biết và đựơc hưởng. Cứ tranh cãi kiểu này có mà giời phân định được anh ạ.
Quan điểm của em là không mang chính trị ra làm đầu khi tiếp cận văn học. Và yêu nước không có nghĩa là phải căm ghét quân địch mãi mãi :P
Trung qui, tất cả đều là bia đỡ đạn thôi mà :(

Ginola nói...

Bác giaogia, bắt tay cái nào!

Dong A nói...

Chuyện tung tin Trung Quốc sau khi xóa Hoàng sa ở bản đồ rước đuốc để chuyện rước đuốc ở Sài Gòn êm thấm rồi lại đưa Hoàng Sa lại vào bản đồ rước đuốc có thể xem ở blog của tôi, entry có tiêu đề "Xuyên tạc sự thật". Còn chuyện Lão sơn có thể xem ở trang web quân sử.

Độc Cô huynh nói...

Rất đúng! Tại sao đảng và nhà nước ta không dám tưởng nhớ các chiến sĩ VN đã chiến đấu và hy sinh trong cuộc chiến đó mà lại cho xuất bản một tác phẩm ca ngợi bọn Tàu!
Thôi học tiếng tàu đi cho chắc!

Lê Tuấn Huy nói...

Hơi ngạc nhiên với cm của Dong A ở chi tiết "một nửa sự thật, như chuyện Lão sơn hay nghĩa trang biên giới, cũng giống như bịa ra chuyện Trung quốc xóa Hoàng sa trên bản đồ rước đuốc rồi sau đó lại cho vào."
Vụ nghĩa tang biên giới thì chỉ thoảng mắt nhìn đã lập tức biết là "nửa sự thật". Nhưng, có thể tôi thiếu thông tin chăng, vì không biết chuyện Lão Sơn nửa sự thật là như thế nào, và chuyện xóa và đưa lại HS vào bản đồ rước đuốc là "bịa"?
Có lẽ nên hỏi lại mọi người cho tỏ tường. Vậy, BẠN NÀO ĐỌC CÁC CM, ĐẾN ĐÂY, MÀ HIỂU/ BIẾT VỀ 2 CHUYỆN NÀY, XIN CHO THÊM THÔNG TIN:
- Chuyện Lão Sơn bịa ở đâu: ở chuyện có trận đánh đó hay chuyện nay đã hợp thức hóa về tay TQ, hay (những) chuyện khác nữa?
- Chuyện bản đồ rước đuốc liên quan trực tiếp đến nhiều blogger quanh đây, là "bịa" hoàn toàn sao?

Chaien nói...

Vấn đề chính mà chủ nhà đưa ra chả thấy ai nhìn thấy, là chuyện lịch sử nhìn từ nhiều phía, đầu tiên xác định tôi là ai, rồi mới đến lượt tôi nhìn lịch sử như thế nào, và như vậy có thể cùng tồn tại hai lịch sử trái ngược nhau nhưng lại rất thống nhất, bởi vì đã từ lâu cả thế giới đã công nhận là lịch sử không khách quan, hoặc ít nhất không tồn tại lịch sử khách quan, chỉ có thể xây dựng lịch sử chủ quan hoặc khách quan hơn cả là lịch sử liên chủ quan (intersubjective), nhưng cái này dù phổ cập ở mức phổ thông trung học ở các nước phương Tây thì tui thấy (qua tiếp xúc, nói chuyện, chưa dám qui nạp) hình như quá xa lạ cả với GS TS sử học ở Vn.

Ginola nói...

Đồng ý với 2 bác Hoang Linh và Lê Tuấn Huy. Sự cực đoan luôn dẫn đến ngu dốt.

Hoang Linh nói...

@ Bác Chaien: Hìhì, bác so sánh thế làm chạnh lòng giới Sử học ta quá. Nói thật thì có khi bị cho là vọng ngoại, nhưng rất nhiều cái được phổ cập cho học sinh trung học bên này, thì ở nhà mình tầm các GS ai biết cũng là giỏi :) Tội do giáo dục, hay do cái gì nhỉ? ("Quan điểm giai cấp" thì hẳn nhiên là có dự phần rồi :))

Ferenc Luu nói...

Em miễn bàn vụ 1979. Khi đó em chưa sinh ra, có nghe kể lại cũng chỉ là những trang hào hùng nhất của trận đánh. Ta làm sao đánh bại họ. Mà chiến tranh là khốc liệt, mỗi phe đều làm mọi cách để đánh bại đối phương.
Tạm dẹp cái vụ chiến tranh đó sang một bên. Trên lập trường chính trị mà nói. Em xin giơ tay có ý kiến:
- Mình đọc cứ đọc, ai cấm được đâu. Mà thật, nếu ai đó cấm em đọc tiếng Việt, em cú lên em học tiếng Trung để đọc :D. Có mà thánh.
- Mình hiểu nó ra sao. Mỗi người có cách hiểu sách riêng. Ngày xửa ngày xưa, em còn hùng hồn phát biểu "Phân tích văn như một môn toán" hê hê. Và điểm vẫn ở trên đỉnh núi.
Các bác ở đây, cho dù có bất mãn gì chăng nữa, nhưng em vẫn thấy cái tôi nước Việt mỗi người đều rất cao. Dấu không nổi. (Em không nói cái myself vietnam, mà nói đến lòng tự hào dân tộc, tự tôn văn hóa, cho dù văn hóa ta ảnh hưởng khối kiểu). Vậy chứ giả sử cuốn sách đó viết (em xin lỗi trước) bọn VN năm 1979 man di, ác độc. Các bác có tẩy chay không đọc hay không? :D.
- Mình sử dụng nó thế nào. Đọc vậy, biết vậy, rồi hiểu vậy. Nhưng cái cốt lõi vẫn là cái ta đem những cái hiểu đó vào đời sống ra sao. Em nghĩ, chẳng ai bây giờ đứng ra nói to giữa Ba đình "Hãy cho tôi quyền độc lập phát hành sách năm 1979". Hê hê.
Các cụ ta đã làm nó từ kháng chiến chống Pháp, rồi Mẽo. Lạ quái gì trò đó, thành ra chiêu đó ra là sẵn cả tá cách để dập. Chốt lại vẫn cứ phải âm thầm ôm cái chối, cái tức. Chi bằng, chấp nhận nó là sự thật, như ngày hôm qua có mưa phùn vậy.
Hi hihi. Trẻ con vô ném đá đại hội, nên ném đá nhỏ. Các anh chị đừng đem đá hộc chọi lại nhé.

Người Trẻ nói...

Theo NT nghĩ, bác Đông A đặt vấn đề sai rồi. Ở đây, mọi người không đề cập vấn đề dịch thuật. Đã là dịch giả thì chuyện tôn trọng nguyên văn như bác đề nghị là đương nhiên.
Tuy vậy, ở đây Ô. Trần Trung Hỷ hoàn toàn có quyền lựa chọn giữa việc dịch hay không dịch cuốn sách này.
Và ông ta đã chọn dịch nó, tôn trọng nguyên tác như cái tâm làm nghề của ông ta.
Vậy có ba khả năng xảy ra:
1. Vì miếng cơm manh áo, ông TTH chọn dịch MCH như bất kỳ 1 tác phẩm ngoại văn nào. Chấm hết!
2. Có một thế lực nào đấy, buộc ông dịch cuốn này và yêu cầu ông giữ nguyên văn, ý tưởng.
3. Cái lý do này có vẻ tiêu cực nhưng không phải là không thể xảy ra: ông TTH đang lãnh lương bằng nhân dân tệ!

VangAnh nói...

chien ban do ruoc duoc cua TQ thi k ai khac chinh la Le Minh Phieu se bit ro nhat vi anh ta la nguoi da vit buc thu cho chu tich Olympic de nghi do bo nhung ban do HSTS
link blog LMP o day:
http://360.yahoo.com/profile-Y1bNDbUhc6_xbHr46jMSYzEFXQ--?cq=1

Hoang Linh nói...

Đâu có, chỉ đi dạo vài blog quen biết để tham khảo info thui. Mình cũng ko biết có mạng nào chuyên chống Tàu ko để vào xem :)

VangAnh nói...

Thực ra, nhiều blogger phản đối sự hiện diện của cuốn sách (hoặc tác giả cuốn sách, hay người dịch, NXB và cách thức PR vô duyên của sách) không nhất thiết là xuất phát từ "chủ nghĩa bầy đàn của đám đông", như vài người dè bỉu. Nói như thế là coi thường khả năng tư duy, nhìn nhận vấn đề, cũng như khả năng đọc hiểu của người khác (tuy rằng, nói đúng ra thì nhiều lúc Việt Nam mình cũng có vấn đề về khả năng đọc hiểu :)). Theo tôi hiểu, ở đây, nhiều người không có vấn đề gì với tự do ngôn luận, viết lách, hay dịch và xuất bản một cách "tự thân" (vế 1 mà Linh nêu ra), mà họ phản đối về việc vế 2 của Linh (những điều kiện bình thường của việc đọc, bàn luận và thể hiện ý nguyện, chính kiến) đã không tồn tại.
Đấy là còn chưa nói đến sự PR vụng về và phản cảm của NXB Văn học và đối tác là Công ty Phương Nam trong vụ này.
Vì vậy, dù đồng tình hay không, cũng cần tôn trọng quan điểm của các blogger ấy. Mọi biểu hiện hùa vào bỉ thử họ mà không cần biết nguyên do gần xa, cũng là một biểu hiện của "chủ nghĩa bầy đàn", "đám đông" :)
qua tuyet!

hoang nguyen nói...

Trích một đoạn thoại giữa hai anh nhà báo Việt Nam và nhà báo Nhật Bản khi vào đống đổ nát của thị xã Lạng Sơn (phim Thị trấn trong tầm tay- Đặng Nhật Minh)
-Khi vào đây, tôi thấy một cây đào đang nở hoa bên đống gạch vụn. Tôi chợt nhớ tới những cây anh đào Nhật Bản ở xứ mình. Tôi muốn báo động với độc giả: những cây anh đào ấy cũng sắp bị đe dọa
- Vâng. Cách đây đã lâu, khi ở bên kia biên giới người ta hô hào đập phá những di tích văn hóa, có một cô gái ở thị xã này hỏi tôi rằng đập phá như vậy để làm gì. Tôi đã trả lời cô ấy đấy là việc của người ta không liên quan gì đến mình cả ...
- Không liên quan ư? (cười)
-Tôi đã lầm anh ạ
-Nhưng đã có một thời họ từng đứng bên cạnh các anh kia mà?
-Vâng, quả là đã có 1 thời như vậy. Nhưng khi nguời ta đã theo đuổi những tham vọng vụ lợi và ích kỉ, nguời ta có thể phản bội bất kì ai, kể cả những người thân của mình
- Sáng nay tôi vừa tiếp xúc với bọn tù binh. Nhiều đứa còn rất trẻ, chưa có dấu vết gì của kẻ sát nhân. Tôi không hiểu vì sao chúng có thể bị xô đẩy tới tội ác một cách dễ dàng như vậy được?
- Anh thấy đấy. Thoạt đầu chỉ là những việc làm tưởng chừng không liên quan gì tới tội ác cả: diệt chim sẻ, bơi qua sông Trường Giang, tụng niệm những cuốn sách đỏ, viết báo chữ to. Nhưng thực ra đấy là những cuộc tập dượt để nhào nặn con người trở nên cuồng tín và ngu muội.
-Cái bi kịch muôn đời của những đám đông bị lừa dối. Anh có nhớ lời cuối cùng của Fucik không: Hỡi nhân loại, hãy cảnh giác....
(nói tới đó, tay nhà báo của Đảng cộng sản Nhật xơi luôn một phát đạn bắn trộm vào lưng)
Ps: anh Linh dạo này cũng hay đi tuần các mạng chống Tàu nhỉ?

Lê Minh Phiếu (Blog 2) nói...

Chào bác Đông A,
Về chuyện bản đồ rước đuốc:
1. Đúng là TQ có gỡ HS và đường lưỡi bò trên Biển Đông trên bản đồ rước đuốc.
2. Nhưng Trung Quốc không gỡ hết trên tất cả các bản đồ, ví dụ như bản đồ rước đuốc Paralympic vẫn còn HS và đường lưỡi bò.
3. Do vậy, khả năng thứ nhất: có nhiều người họ nghe nói là bản đồ rước đuốc bị gỡ, nhưng sau đó họ lên mạng thấy có bản đồ vẫn còn HS, họ không nhìn kỹ nên có thể là họ nhầm rồi la lên là TQ đưa lên lại. Khả năng thứ hai: Có người cố tình bịa chuyện như là bác Đông A nói.
Trong 2 khả năng như vậy, mà bác cứ quy chụp cho khả năng thứ 2 thôi thì bác đã suy diễn rồi. Có thể có khả năng thứ nhất xảy ra thì sao?
Khi mà bác chưa lường hết những giả thiết/khả năng có thể đã xảy ra, thì bác nên bớt la to lên khi chửi bới người khác chứ?

Dong A nói...

@Lê Minh Phiếu: người ta nói rằng Trung Quốc gỡ ra để chuyện rước đuốc được êm đẹp sau đó lại đưa vào. Vấn đề ở đấy, gỡ ra rồi lại đưa vào, chứ không phải là chưa bao giờ gỡ ra. Bản đồ Paralympic chưa bao giờ được gỡ ra và cũng không ai đề cập đến nó. Có vậy thôi, đã rõ chưa?

Trang nói...

Có một số blog cố tình thổi bùng ngọn lửa thù hận Việt Trung bằng thủ đoạn một nửa sự thật, như chuyện Lão sơn hay nghĩa trang biên giới, cũng giống như bịa ra chuyện Trung quốc xóa Hoàng sa trên bản đồ rước đuốc rồi sau đó lại cho vào.
>> Với câu này, có phải ý anh Đông A là: Chuyện “TQ xóa HS khỏi bản đồ rước đuốc rồi sau đó lại cho vào” là chuyện bịa đặt của một số blogger?
Người ta nói rằng Trung Quốc gỡ ra để chuyện rước đuốc được êm đẹp sau đó lại đưa vào. Vấn đề ở đấy, gỡ ra rồi lại đưa vào, chứ không phải là chưa bao giờ gỡ ra. Bản đồ Paralympic chưa bao giờ được gỡ ra và cũng không ai đề cập đến nó. Có vậy thôi, đã rõ chưa?
>> Với câu này, có phải ý anh Đông A là: Không phải là Trung Quốc chưa bao giờ gỡ HS ra khỏi bản đồ, mà là họ gỡ ra rồi lại đưa nó vào?
Ghép 2 ý (giả định em hiểu đúng từng ý một) của anh Đông A vào nhau, thì thành thế này: Chuyện “TQ xóa HS khỏi bản đồ rước đuốc rồi sau đó lại cho vào” là chuyện bịa đặt của một số blogger. Không phải là Trung Quốc chưa bao giờ gỡ HS ra khỏi bản đồ, mà là họ gỡ ra rồi lại đưa nó vào.
Tóm lại em vẫn chưa hiểu. Em hoàn toàn không có ý phê phán chỉ trích gì ở đây, chỉ mong anh Đông A vui lòng giải thích giúp.

Dong A nói...

Tôi không hiểu có vấn đề gì không rõ ràng trong câu văn tôi viết. Tóm lại là thế này:
1. Trung Quốc xóa hình ảnh quần đảo Hoàng Sa ra khỏi bản đồ rước đuốc Olympic trước hôm rước đuốc diễn ra ở TPHCM. Bản đồ rước đuốc Olympic không có hình ảnh quần đảo Hoàng Sa giữ nguyên như vậy từ hôm đấy đến nay.
2. Một số bloggers, cụ thể là Osin (tức nhà báo Huy Đức) không biết căn cứ vào đâu loan tin rằng sau hôm rước đuốc ở thành phố Hồ Chí Minh, Trung Quốc lại cho lại hình ảnh quần đảo Hoàng Sa vào bản đồ rước đuốc như trước đây.
Tôi cho rằng việc loan tin như vậy là xuyên tạc sự thật và góp phần tạo ra sự thù hận Việt Trung. Đấy là tại sao tôi lại nhắc đến thủ đoạn một nửa sự thật của một số người.

Dong A nói...

Tôi dẫn lại câu văn của Osin để mọi người thấy rõ thủ đoạn một nửa sự thật. Nguyên văn Osin viết như thế này:
"Nhớ vụ Trung Quốc dùng “bản đồ Olympic” để “đoạt khống” Hoàng Sa- Trường Sa, báo chí trong nước gần như phải im. Chính quyền, dẫu biết đàm phán ở bên trong rất căng, cũng không thể nào thay sức mạnh của nhân dân được. Để cho đuốc qua được Việt Nam, Trung Quốc tạm sửa bản đồ, đưa hai quần đảo của Việt Nam ra khỏi ranh giới của họ mấy ngày, đuốc rước xong, Trung Quốc lại “thôn tính” Hoàng Sa và Trường Sa bằng bản đồ như cũ."

silkairs nói...

Đây, các blogger Việt nghe cho rõ lời khiển trách của blogger Dong A, cán bộ công an cục tình báo CHND Trung Hoa đặc trách Giao Chỉ Quận nhé : nói như Osin là thủ đoạn, là kích động thù hận Việt - Trung đấy ! Con cái nói vậy là hỗn láo với mẫu quốc đấy!
Xem mẫu quốc vun đắp thiện chí với thuộc địa Giao Chỉ Quận thế nào:
- Bắn thẳng vào tàu ngư dân Thanh Hóa, giết ngư dân, bắt tàu Việt đòi tiền phạt
- Đuổi BP, doạ Exxon Chevron không cho hợp tác tìm dầu khí trong vùng biển Việt Nam với câu hát : Biển chỗ này, chẳng của chúng mày !
- Ngang nhiên thành lập thành phố Tam sa quản lý Hoàng sa và Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam
- Cấm tất cả các hãng tàu trên thế giới không được bán tàu thăm dò địa chấn 2-D cho Việt Nam để thăm dò dầu khí, PetroVN đã rất vất vả nhờ Singapore mua tàu đứng tên Singpore với giá ngất ngưởng, tàu phải mang cờ Panama !
- Mạng sina.com ngang nhiên đưa lên mạng kế hoạch chi tiết đánh chiếm Việt Nam trong 30 ngày. Đừng có nói là báo tư nhân của Tung Của nhé !
- Dân Việt Nam sang Tàu thì phải có passport. Dân Tàu sang Sài Gòn du lịch thì chẳng cần passport. Chính mắt tôi thấy là HDV du lịch cầm cuốn sổ ghi phụ đề dưới là "Household Register" của khách Tàu đi làm thủ tục tại SG đấy nhé. Đừng có cãi đây là đồng nghĩa của Passport nhé, Household Register dịch đúng nghĩa là "Hộ khẩu" đấy ! Sang nước ngoài mà mang hộ khẩu chứ không phải passport, ai cãi theo lề phải cho dân Việt nghe cho thủng đi !
- Báo SGTT online buộc phải dỡ bỏ các bài nói về nỗi khổ của ngư dân miền trung khi bị TQ bắt, bắn tàu
- Đại sứ VN tại TQ nửa đêm bị dựng dậy để nghe khiển trách về vụ báo chí VN loan tin hàng hóa Tung Của có chất độc.
- Và đến hôm nay thì Ma Chiến hữu được dịch và bán tại Giao Chỉ Quận.
Xem cho để biết vài mươi chữ của Osin bị xoi mói, luận tội là thủ đoạn, bất trung bất hiếu với mẫu quốc. Còn những điều mẫu quốc đã, đang và sẽ làm với Giao Chỉ Quận là đương nhiên, vì cha mẹ dạy dỗ con cái mà ?!!. So sánh để thấy vì sao dân Việt thù ghét TQ và ai gây kích động hận thù Trung Việt !!
Lê Đình Chinh, Hoàng Thị Hồng Chiêm và các chiến sĩ Hải Quân đã hy sinh bảo vệ Trường Sa, Hoàng Sa và những liệt sĩ và dân thường vô tội chết tại Cao Bằng, Lạng Sơn ...ơi ! Nếu các vị sống khôn thác thiêng hãy nhìn cho rõ, soi cho thấu lòng dạ của những kẻ lang sói đang kiếm bả vinh hoa trên máu, và giờ đây chà đạp hương hồn của các vị !

VangAnh nói...

VA thấy anh Lê Minh Phiếu nói như vậy là rất rõ rồi...

VangAnh nói...

lien quan su kien nay cac ban co the tham khao them chi tiet va link tai entry sau:
http://blog.360.yahoo.com/blog-fkTaeFY2dbKNOic32.Yv?p=12323

Lê Tuấn Huy nói...

Xin cám ơn những bạn đã xa gần trả lời cho câu hỏi ngoài lề của tôi. Thật ra, tôi hỏi chỉ là để thẩm định độ khả tín của nguồn và ý kiến.

Trang nói...

Từ chuyện xuất bản một cuốn sách văn học, Ma Chiến Hữu, mà các trí thức ba bè bảy mối quá :-D
Có thể em ba phải nhưng trong trường hợp này, em cho rằng người nào cũng có cái lý của họ và mọi ý kiến đều phải được tôn trọng. Thử nghĩ
- nếu cha/ mẹ/ anh em ruột mình là những người chết vì đạn pháo của phía Trung Quốc trong cuộc chiến 1979, nay thấy xuất bản một cuốn dù là phản chiến nhưng vẫn ca ngợi chủ nghĩa anh hùng của người Trung Hoa đánh địch Việt Nam, thì không phẫn nộ sao được?
- Nếu mình yêu nước Việt, ghét Tàu, phẫn nộ khi thấy cuốn sách này ra đời, muốn chửi ầm lên cho đã, lại cứ bị dập đi, bị chửi là “cực đoan, ngu dốt, kích động hận thù dân tộc”, mình có nổi điên lên không?
- Nếu mình là một người ngưỡng mộ văn hóa Trung Quốc, có những người bạn, thậm chí vợ / chồng Trung Quốc mà mình yêu quý, thì mình có buồn khi làn sóng Tàu chống Việt, Việt chống Tàu cứ ầm ầm dâng lên trên mạng thế này không?
- Nếu mình là một người thích văn học và không may lại thấy cuốn Ma Chiến Hữu hay (ở góc độ văn học) thì mình có chửi rủa dịch giả, NXB và “bọn đầu nậu Phương Nam” không?
- Nếu mình là dịch giả cuốn này, dịch rất mất công sức, vật lộn với câu chữ v.v. để rồi nghe độc giả chửi rủa, mình có thấy mệt mỏi không? (Tiền – cứ cho là nhuận bút dịch cuốn sách này cao đi - là một chuyện, nghe chửi là một chuyện khác, không lấy cái này bù đắp cho cái kia được).
Tóm lại, theo ngu ý của em là trong trường hợp này, mọi người đều có thể đưa ra ý kiến của mình - trên không gian mạng. Ai chửi Tàu thì cứ chửi Tàu, ai phê phán sách thì cứ phê phán sách, ai muốn chống chủ nghĩa dân tộc cực đoan thì cứ chống chủ nghĩa dân tộc cực đoan…
Về mặt văn hóa ứng xử thì không nên dập nhau đi theo kiểu chửi nhau là “ngu dốt”, “bầy đàn”, “tay sai cho Khựa”, mà nên tìm cách tranh luận đàng hoàng, đủ căn cứ, lập luận logic… Tuy nhiên, nếu có ai muốn chửi bới như vậy thì thậm chí kể cả sự chửi bới đó cũng đáng được tôn trọng. Phải thừa nhận là trong thực tế, không thể đòi hỏi mọi người đều bình tĩnh, điềm đạm, đặt mình vào đủ hoàn cảnh để mà suy xét một cách lý trí được. Lúc tức dịch giả thì em cứ biết em chửi chứ hơi đâu đặt mình vào vị trí dịch giả để xem ông ấy có đáng bị như vậy không.
Tự do ngôn luận mà, miễn là không phạm các tội “thóa mạ”, “xúc phạm nhân phẩm”, “làm nhục người khác”… đại loại thế. Em không đồng tình với việc ngăn người ta có ý kiến. Như thế nên nếu tiếp sau comment này của em mà có comment nào nói em là ba phải, dốt nát, ngu xuẩn, dạy đời v.v. thì em cũng phải nghiến răng mà tôn trọng :-)
Xin lỗi bác chủ nhà - người trải chiếu cho chúng ta họp - vì comment của em quá dài, tốn chiếu quá, hihi.

Hoang Linh nói...

@ Bác Silkairs: Bác có thể ko đồng tình với quan điểm của bác Đông A, nhưng bác nên đưa ra những bằng cứ cho cái nhìn của bác. Chứ tôi nghĩ những lời lẽ chụp mũ và mạ lỵ kiểu "blogger Dong A, cán bộ công an cục tình báo CHND Trung Hoa đặc trách Giao Chỉ Quận", tôi cho là ko bao giờ nên dùng. Nhất là một khi, chắc các bác cũng ngán chuyện chụp mũ đã xảy ra cơm bữa trong quá khứ ở Việt Nam?
Mong bác thông cảm!

Dongsongxanh nói...

Dịch và xuất bản cuốn tiểu thuyết Ma Chiến hữu là một "chủ trương lớn" của Đảng ta và nhà nước TQ- trích lời anh Ba cọp.

Hoàng Sa Trường Sa nói...

Bac Dongsongxanh lai loi keo moi nguoi vao cai chuyen boxit Tay Nguyen roi

Hoang Linh nói...

Ấy, các bác mở rộng đề tài thế? ;)

VangAnh nói...

"sách hay nên đọc" của anh trên TVN bị dẹp rồi...
http://www.tuanvietnam.net/vn/nghexemdoc/sachhaynendoc/6248/index.aspx

Hoang Linh nói...

@ VA: Của anh đâu, của Vũ Hoàng Linh mà.

Ferenc Luu nói...

Em đọc chưa hết cuốn Ma Chiến Hữu, cũng là được chị (anh) VangAnh cung cấp cho ( xin cảm ơn). Có vài nhận xét như sau:
- Cái trào lưu phản đối một cái gì đó của người Việt Nam thật tuyệt vời. Chỉ cần có một ngòi nổ là có pháo một, rồi pháo hai sẵn sàng chiếu tướng. Hihihi.
- Khách quan mà nói, Ma Chiến Hữu thể hiện tính một chiều về mặt chính trị của Mạc Ngôn. Nghĩa là cái "tôi anh hùng" trong một vài "câu chữ" của ông ta phản ánh rất tuyệt vời khả năng lãnh đạo tinh thần của nhà nước Trung Hoa.
Em không dám nói ai sai, ai đúng trong cuộc tranh cãi này. Nhưng cái "4000 năm lịch sử" - (ai chứng minh chưa?) như một blogger viết, và được trích trên blog của VangAnh - của đất nước ta bị đem ra sỉ nhục, thì đao to búa lớn quá.
Chiến tranh mà.
Quay lại cuộc nội chiến của nước ta (có thể gọi là vậy được rồi). Khi chế độ Cộng sản phá cánh cửa Dinh Độc lập, cũng là lúc hàng nghìn tướng Ngụy lên máy bay trốn sang Mỹ để bay giờ họ vẫn than vãn " Tôi là người bị cướp nước". Câu hỏi đặt ra, nếu miền Bắc của chúng ta bị như vậy, và chúng ta trốn sang Liên Xô thì sao? ( Chúng ta ở đây em nghĩ mọi người hiểu).
Trong chiến tranh, mỗi bên đều tìm ra một lý do để cho mình là đúng, để dân (quân) nghe mà chiến khí nung cao. Đó là chính trị thời chiến. Ai sai, ai đúng có lẽ phải để lịch sử khách quan xác minh.
Quay lại vòng tròn lịch sử:
- Xưa vua Quang Trung không mất sớm, có lẽ cũng đánh đến Quảng Đông. Và ta vẫn cứ tự hào về một anh hùng áo vải cờ đào. Cũng với lý do là họ chiếm ta, ta phải đánh lại để dằn mặt.
- Ta gả công chúa cho vua Chiêm để làm gì.
Lịch sử phong kiến là liên tục mở rộng bờ cõi để khẳng định chủ quyền. Miễn bàn chuyện đúng sai, thì nước Việt ta cũng hơn 1000 năm Bắc thuộc. Cái đẹp ta cũng học từ đó nhiều, đâu chỉ có mỗi cái dở. Ta cảm thấy nhục vì bị chiếm đóng, nhưng một đế chế lớn sẽ cảm thấy nhục khi bị một nước bé đánh bại.
---------
Tạm gác chiến tranh và "linh hồn dân tộc" qua một bên. Em lại thấy phục nhà nước người ta ( em dùng từ người ta). Sau gần 30 năm, nhưng họ vẫn cứ để cho một tầng lớp nhân dân nhìn nhận vào cuộc chiến 1979 với con mắt như vậy. Hỏi, với các anh chị bây giờ, với tuổi bọn em bây giờ - mà ai cũng có nhiệt huyết yêu nước - có khi nào chúng ta chợt nghĩ " Bác Hồ có khi cũng chỉ là một con người?".
----------
Thôi thì em trích một đoạn của ông phó thủ trưởng trong binh đoàn chết:
"Đồng chí ơi đồng chí, chớ có hẹp hòi thiển cận như vậy. ... họ là anh hùng hay là đồ vứt đi?" (Đoạn 5. trang 36).
Văn chương mà.
Nếu nhìn với góc nhìn: tình bạn bè gặp nhau lâu ngày, hay cuộc trò chuyện của hai thế giới khác nhau, bỏ qua những cái tên anh hùng, thì tình cảm lắm. Cũng đáng để người ta rớm nước mắt.
Nếu nhìn họ là những kẻ xâm lăng, vinh quang trên cái nhục của dân tộc ta, thì AQ chút: "Quái gì, ca ngợi mấy cũng thua tòe loe".
Nếu nhìn về cách nghĩ chính trị, em lại thấy ông này có khác gì một Tố Hữu đâu. (Ai đó đọc bài Ngói mới của Tố Hữu thì thấy) Hê hê.
Lần này em ném đá tảng. Ai em cũng ném, hihihi. Nhưng lòng tự hào dân tộc của em vẫn đầy tràn. Em vẫn yêu những trang vàng của lịch sử VN, nơi chứa đầy những cái tên oai hùng: Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Võ Văn Kiệt,...

Lê Minh Phiếu (Blog 1) nói...

Ông Đông A:
Khi ông kêu người khác có thủ đoạn, ông phải chứng minh mặt chủ quan của người ấy. Phải có chứng cứ chứng minh rằng, họ làm điều đó có cố ý, với mục đích là gây thù hận.
Điều mà Osin hay có người nào đó viết như vậy, có thể có nhiều lý do, như tôi đã nói ở trên. Ông không thể loại suy các khả năng khác để quy chụp một khả năng mà ông không thể chứng minh được.
Nói chuyện với mấy người không có óc logic nhưng cứ hung hăng thì thật là mệt!

Lê Minh Phiếu (Blog 1) nói...

Ông Đông A:
Khi ông kêu người khác có thủ đoạn, ông phải chứng minh mặt chủ quan của người ấy. Phải có chứng cứ chứng minh rằng, họ làm điều đó có cố ý, với mục đích là gây thù hận.
Điều mà Osin hay có người nào đó viết như vậy, có thể có nhiều lý do, như tôi đã nói ở trên. Ông không thể loại suy các khả năng khác để quy chụp một khả năng mà ông không thể chứng minh được.

Dong A nói...

Thế cái đoạn Osin viết không gây ra sự thù hận Trung Việt à? Viết như vậy không phải là với mục đích tạo ra sự căm ghét Trung Quốc à? Căm ghét Trung quốc không phải là gây thù hận à? Viết như vậy không phải là không có mục đích à? Hay đấy trôn trẻ nên không có mục đích gì?

Trời sáng tôi hết sợ rồi nói...

Toàn là những lý luận cao siêu quá ,tớ chỉ biết nó là kẻ luôn luôn rình rập nước ta ,không bao giờ nó từ bỏ ý định biến chúng ta thành thuộc địa của nó ,kiểu như Tây Tạng .

.::N-atina::. nói...

theo dõi nhiều entry rồi mình mới dám phát biểu . xin thưa quan điểm xưa nay của mình là ghét chiến tranh nên mình cho rằng không có kẻ nào là "anh hùng" trong việc gây ra cái chết , sự đau khổ , sự loạn lạc .....
bạn trên đây nói : " người mỹ có thể phong cho quân nhân mỹ tử trận tại vn là anh hùng" . xin thưa mr. thiển cận , quân nhân vn đánh polpot mà tử trận cũng được phong anh hùng . 2 trường hợp là như nhau .
Vậy tức là khi bạn đang ở bên nào thì bên đó luôn là phe chính nghĩa . ngược lại với phe đối lập thì họ cũng mang chính nghĩa và cũng đấu tranh vì lý tưởng của họ . mổi bên đều trân trọng nâng niu chiến sỹ và cuộc đấu tranh của mình cũng như phê phán và chà đạp nhân phẩm và danh dự đối phương xuống mức thấp nhất có thể .
Điều này khiến kẻ ngoài cuộc nhìn họ như 1 lũ hiếu chiến xấu xa . chiến tranh chẳng đem lại vinh quang thật sự mà chỉ là cái vinh quang hảo do quyền lực tô vẻ và nhồi vào sọ từng đứa trẻ , từng người lao động .....
vậy chúng ta ngồi đây làm gì ? giành giật với kẻ vắng mặt những vinh dự và tự ái hão huyền hay gặm nhắm 1 mối hận thù dân tộc ảo tưởng ?
Chỉ biết rằng ... hể khi nào đất nước và chế độ của chúng ta lâm nguy, mổi thành viên trong đại gia đình VN hãy cùng nắm tay cầm súng ra trận chỉ vì hoàng thành trách nhiệm chứ đứng tạo thêm những điều huyễn hoặc kiểu anh hùng ca . càng ca thì càng nhục . tôi vẫn mong người vn làm nhiều hơn nói . như Quang Trung ngày xưa chỉ gọn 1 câu " Đánh cho chúng biết nước nam có chủ"....

Đăng nhận xét