Vớ đại một bài "nhặt sạn" để... nhặt sạn nhé :)
Xứ... cảng thơm
Hoa hậu xứ cảng thơm năm 2005 Diệp Thúy Thúy cho rằng không nên tiết lộ tên của kẻ sàm sỡ những nữ nghệ sĩ trong đài TVB mà cho nhân vật này một cơ hội. (Hoa hậu Hong Kong cho ‘yêu râu xanh’ cơ hội; VNExpress, 5/2/2009)
Hương Cảng được gọi thành "cảng thơm" thì đại khái là không sai về chữ nghĩa, nhưng xưa nay có ai gọi Xứ cảng thơm như kiểu Xứ Anh Đào (Nhật) hay Xứ sở Sương mù (Anh) đâu nhỉ? Không lẽ cứ tên như thế nào, dịch ra tiếng Việt như thế rồi đặt thành điểm đặc trưng.
Còn nhờ một cuốn hồi ký của một nhạc sĩ nổi tiếng (xin không nêu tên) gọi Midway Town là "Thị trấn Giữa Đàng." Ngày xưa thế nào không biết, chứ bây giờ thì chả biết nó nằm giữa cái gì. Và mùi thơm thì không phải là đặc trưng của Hongkong rồi.
Vậy Sừng châu Phi liệu có được gọi là... xứ sừng hay không?
Kết luận: Phát minh giỏi đấy, và... không hợp lý!
*
Bình luận:
1. Gọi Hương Cảng thành "xứ cảng thơm" thì hơi buồn cười, vả chăng, đối với những ai chỉ biết Hồng Công qua cái tên bây giờ là... Hongkong, thì có thể không hiểu được.
2. Nhưng không thể ví kiểu gọi này với kiểu gọi "Xứ (sở) Sương mù", "Xứ anh đào" (tức là lấy một đặc điểm của một địa danh để gọi một cách hình ảnh về vùng đấy ấy, cho dù trong tên của địa danh không có cái đó). So thế thì quả là khập khiễng!
3. Phạm Duy thì có gì đâu mà phải giấu tên nhỉ? Mà nơi Phạm Duy ở là Midway City chứ Midway Town nào đâu?
Nói chung, không nên tổng quát hóa quá. Nếu trong văn cảnh khi người ta "hình tượng hóa" một tên gọi bằng tiếng Tây (bằng cách "dịch" nó ra tiếng Việt), mình vẫn hiểu địa danh ấy là cái gì, ở đâu, thì cũng tạm chấp nhận được rồi. Ví dụ, gọi là nước "Bờ biển ngà" (voi), nghe hơi thô, nhưng cũng hiểu mà. (Bọn Hung cũng gọi như vậy, có thể vì Hung lạc hậu, đọc Côte d'Ivoire hay Ivory Coast khó vô? ;)
4. Kết luận: Bài "Dọn vườn" trên muốn hóm, nhưng không hay lắm :)
Bonus: Cũng ở đây, ngẫu nhiên tìm được 1 bài của NCTG. Website đăng lại có nguồn (người dịch, xuất xứ...) đàng hoàng, chuẩn xác.
Nhưng có 1 điều đáng nói là tên nước Hung được Việt hóa thành Hungari, còn Budapest lại giữ nguyên (nhẽ ra, phải là Buđapét, hoặc Bu-đa-bét như nhiều người hay gọi, kiểu "đèn pin - đèn bin". Biên tập như thế là "nhất bên trọng..." rồi ;)
Nếu bên cạnh việc giữ nguyên theo một chuẩn nào đó của Tây (quốc tế), ta chủ trương để phiên âm hoặc cách viết thông qua Hán - Việt của một số danh từ riêng đã quen mắt quen tai với người Việt thì nên thống nhất, ví dụ: Hung (Gia Lợi), Ba Lan, Mễ Tây Cơ (Mếch Xích)... Chứ không nên để xen kẽ Budapest, (hồ) Balatông, v.v... (Thiển ý thui).
(*) Minh họa (chôm của wiki): Phụ nữ "Bờ biển ngà", chả hiểu liên quan gì đến "Sừng châu Phi" trong bài "dọn vườn" hay không?
8 nhận xét:
@ cun beo: Về vụ viết các danh từ riêng thế nào, phiên hay giữ nguyên, phiên thì thế nào mà giữ thế nào cho hợp lý, hợp tình, hợp... "dân trí"... thì còn phải nói chuyện dài dài.
Ở đây anh chỉ ko khoái viết kiểu mix thôi. Anh vẫn chấp nhận trong cùng 1 bài viết, lúc phiên là (nước) Hung, lúc để nguyên Hungary (như thế có thể khi đọc nên nó đỡ trùng lặp ấy chứ, và phần cũng vì Hung là cách phiên âm quen thuộc ở nhà mình rồi), nhưng ko khoái lắm kiểu chỗ thì để St. Petersburg, chỗ lại để Matcơva, Vla-di-vốt-tốc (phiên âm lơ lớ thời sau này), nó lộn xộn.
Đôi khi, để mạch văn cổ cổ, hoặc hài hước, anh vẫn thích dùng "ông Lư Thoa", "sách Lỗ Bình Sơn", "đội tuyển Ba Tây"..., nghe ngồ ngộ, dĩ nhiên là kèm với việc để người đọc biết đó là những thứ gì :)
@ Cheeck: Bài đó anh ko đọc, vì ko tò mò lắm về info trong ấy. Anh chỉ đọc bài "nhặt sạn" thôi.
VNE thì là tờ lá cải được truy cập nhiều thôi, giải trí thì tốt (hỏi PGS TS Hana thì biết), nhưng ko có giá trị gì mấy (về mặt... tư duy ;)), nên chuyện viết ngọng là bình thường.
@ Zivani: Vì sao vậy?
Bờ biển ngà theo em hiểu là: trên bờ biển có rất nhiều ngà. hehehe
Cảm ơn anh, từ nay em không dám dịch như thế nữa. Hihi
Hoa Kỳ, xứ sở cờ hoa, nghe cũng giống vụ cảng thơm. Tuy nhiên xứ sở cờ hoa báo chí việt nam dùng nhiều hơn, chứ còn cảng thơm em mới nghe đâu hai lần.
Theo em, khi đã dịch, là tên riêng thì nên để nguyên gốc, ko nên theo Hán Việt hay viết nôm theo kiểu đọc tiếng Việt. Những cách này làm cho người đọc khó tra cứu khi muốn dùng công cụ tìm kiếm trên mạng, nhất là trong kỷ nguyên thông tin mạng này. Em ví dụ, Marilyn Monroe có tài liệu đã gọi là Môn luỵ rốc (hay cái gì đó đại khái thế), nếu người đọc ko biết Môn luỵ rốc chính là cô Marilyn Monroe thì làm sao tiếp cận với thông tin về cô này trên mạng được.
Tương tự, nhất là tên các triết gia. Rõ ràng ngày xưa mình học về nhiều triết gia thế mà đến lúc nói chuyện với bọn bên này chúng nó nêu cái tên nào ra là mình cứ ngẩn tò te. Ngay cả Karl Marx mà mình hay gọi là Các Mác ấy, bọn Tây nó nói mãi mình mới à lên hoá ra là bác Các Mác.
Thật với anh Linh là cái bài gì mà "Hoa hậu xứ cảng thơm cho "yêu râu xanh" cơ hội" là một trong những bài báo có cái title tối nghĩa nhất mà em biết từ trước đến nay. Thoạt đọc, thật thà thú thật với anh Linh em tưởng có xì-căng-đan gì, kiểu hoa hậu lại khoái được ấy và này nọ bởi "yêu râu xanh" nào đó :-)
Còn nữa, hôm lâu rồi có bài còn viết ngọng "trở lên" (lẽ ra phải là "trở nên", phỏng ạ?). Người viết trình độ kém đã đành, em thật không hiểu có editor, rồi thì chief editor làm cái gì nữa. Cả hai cái này hình như đều ở vnexpress, một trong những báo mạng được coi là khá nhất ở Việt Nam.
Mang tiếng có tí chữ Tàu trong đầu, hôm nay em cũng suýt chết sặc với Vnexpress :D
Hôm qua có anh làm cho Microsoft bảo với em, công ty mẹ thường thuê 1 công ty làm luật cho họ, công ty luật này rất nhiều lần dịch thuật sai, anh ấy đã nhặt sạn cho, góp ý mãi với họ chả được, kiện cũng chả xong, thôi cứ tự mình phải sửa sang lại, nghĩ mà chán. Ngoài báo chí phơi bày ra, thì còn nhiều nghành khác cũng bị sạn như thế.
Tại em nghĩ một ngày nào đó VNE sẽ khai lý lịch cho 1 PV rằng quê quán ở xứ Giàu Già (Phú Thọ)
Đăng nhận xét