31/10/08

Kỳ thị



Blog của Hanamyselfvn đang có đề tài kỳ thị (Tây kỳ thị ta, hoặc chính ta cũng kỳ thị ta), rất hay.

Các ví dụ Hana đưa ra về việc Việt Nam mình có xu hướng cứ thấy Tây là bái chúng nó lên làm... ông ngoại (nội), có lẽ không gọi là "kỳ thị chính người Việt ở chính trên mảnh đất hình chữ S này". Cái này, liệt vào vọng ngoại vô lối thì đúng hơn. Vọng ngoại vô căn cứ, xuất phát từ sự tự ti, có lẽ do một ngàn năm nô lệ thằng Tàu, rồi một trăm năm nô lệ thằng Tây... mà ra?

Công bằng mà nói, thằng Tây có vô số những cái hay, thông minh, văn minh (rất phổ quát)... mà dù nền văn hóa "truyền thống" của mình có khác, tập tục mình có trót "mọi rợ", "đậm đà bản sắc dân tộc" thế nào đi nữa, cũng nên thừa nhận và (âm thầm) mà học tập (có chọn lọc ;)) chúng nó. Tuy nhiên, cần gì phải nhặng xị ngậu lên như kiểu mấy cô VNA? Bình tĩnh nào!

Một điểm khác. Nói gì thì nói, mình sống ở xứ chúng nó, mình cũng cần một số thứ "nhập gia tùy tục", chứ không nên nhìn đâu cũng thấy bị kỳ thị. Suy cho cùng, sự cống hiến của mình cho xã hội Tây có lẽ không bằng dân bản địa (hiểu là chúng nó cống hiến từ nhiều đời, chứ không chỉ đời mình ;)), bổn phận, nghĩa vụ của mình với nước sở tại cũng vừa phải, "thường thường bậc trung", cho nên quyền lợi mình có ít hơn chút cũng nên chịu đựng. Đồng thời, làm sao tăng sự tự tin (hợp lý chứ đừng điên rồ) bằng phong cách sống đường hoàng, văn hóa với chúng nó, để chúng nó thấy mình cũng có chút ít kiến thức, thì đứa nào kỳ thị mình quá mức, trắng trợn quá, chúng nó cũng phải cảm thấy lố.

Liên hệ bản thân: bố cún nói chung là hiền, ít gây gổ (với người Việt Nam), nhưng "được cái" hay cãi cọ, "mắng" Hung mỗi khi cảm thấy mình bị cái gì đó không công bằng. Đến nỗi, Thu Vân phải "khen" là bố "dũng cảm", vì hay dọa dẫm, to tiếng với người bản xứ (dĩ nhiên là có lý do). Chỉ riêng chuyện mình làm được như thế (mà đến giờ chưa bị ai đánh đập, hành hung ;)) cũng chứng tỏ xã hội Tây (ở đây là Hung) tương đối lành mạnh, bình đẳng (cứ cho là trên bề mặt đi). Thử hình dung một ông Lào, Cam Bốt... láo xược như thế với dân Việt (đặc biệt là ở các cơ quan hành chính, sự vụ) xem...

Ngoài ra, ở đâu đi nữa thì người ngoại quốc cũng không có được sự công bằng (tương đối, và trên thực tế) với dân bản địa. Công ăn việc làm, nhìn chung không có người sở tại phù hợp chúng nó mới thuê mình (cái này, nhiều nơi đưa hẳn vào luật định, vì chúng nó có quyền bảo vệ thị trường lao động trong nước, mà không vi phạm cái gì cả). Mỗi lần gia hạn giấy tờ cư trú, cơ quan Ngoại kiều chúng nó hẳn nhiên là phải "hành" mình, cái đó nước văn minh mấy cũng khó tránh khỏi... Mình biết vậy để mà hành xử thôi.

Sẽ viết tiếp vài ý nữa, giờ phải đi làm cái đã...

(*) Minh họa (chả liên quan gì đến đề tài của entry): Cún phá quá trời, mấy lần lộn cổ từ cái ghế này xuống rồi...

21 nhận xét:

PVNH nói...

@ Trang:
Mình nghĩ là cả 2 kết hợp :p
@ anh Linh:
Anh thật là... :-w
Chỉ vì thấy ảnh Cún mà em đã click ngay vào blog của anh, vì nghĩ là anh kể mấy thứ tinh nghịch của Cún. Hóa ra là anh lại "treo đầu dê, bán thịt chó"!!! :-w

2Ti nói...

Anh Linh "hay cãi cọ, "mắng" Hung mỗi khi cảm thấy mình bị cái gì đó không công bằng" - cãi nhau thì chắc chắn dân Việt hơn hẳn dân châu Âu rùi :P

Trang nói...

Bỗng dưng lại thấy tự ti… Anh Linh sang Hung thì anh nói tiếng Hung, anh ý thức được việc phải “nhập gia tùy tục”. Chứ bọn Tây sang bên này, một số lớn vẫn không nói tiếng Việt (em không biết thống kê chính xác nhưng chắc thế). Báo cáo anh, chúng em đi phỏng vấn, chủ nhà toàn phải nói tiếng Anh với khách thôi à.
Mà bọn nó có khi chỉ đi công tác hoặc du lịch sang VN thôi, cống hiến cho VN làm sao bằng bọn ta mấy đời làm cách mạng… Thế mà chúng nó chẳng bị kỳ thị gì cả. Rồ ôi cay đắng…
Cái đó không hiểu do dân ta tự ti hay chúng nó tự tôn nữa.

Hana nói...

-Em hiểu kỳ thị nghĩa là phân biệt đối xử, nên tâm lý vọng ngoại dẫn đến coi thường người trong nước cũng là biểu hiện của sự kỳ thị đối với người trong nước.
-Chuyện nhập gia có phải tùy tục hay không là vấn đề khá ... controversial, theo em. Nếu nói về luật pháp thì em đồng ý là bất cứ công dân nào cũng phải tuân thủ pháp luật (tuy không phải lúc nào vấn đề này cũng được coi là hiển nhiên, ví dụ trong những trường hợp mà luật pháp nước sở tại conflict với các giá trị văn hóa/ niềm tin tôn giáo của người nhập cư). Nhưng còn vấn đề ai phải "tùy tục" theo ai, em không nghĩ là đơn giản. Trước kia khi việc di dân còn chưa phổ biến, cộng đồng người nhập cư chỉ là thiểu số thì người ta vẫn assume rằng họ phải "tùy tục" theo cộng đồng đa số, tức là người bản địa (dùng từ bản địa cũng chưa chính xác lắm nhỉ, vì trong nhiều trường hợp cộng đồng đa số chưa chắc đã là dân bản địa, ví dụ người da trắng ở Úc, NZ hay Mĩ). Nhưng nếu nghĩ về xu hướng "công dân quốc tế" bây giờ thì sẽ thấy sẽ càng ngày càng có nhiều người sống và làm việc ở một quốc gia khác quê hương mình. Khi đó có lẽ dân bản xứ (à đúng rồi, dùng từ bản xứ chắc chính xác hơn :D) có khi sẽ mất vị thế đa số. Mà khi không còn là đa số thì cũng có nghĩa authority của họ cũng không còn như trước. VD anh thử tưởng tượng nếu bây giờ Budapest có hơn một nửa dân số là người nước ngoài, chuyện gì sẽ xảy ra? Những người nước ngoài sẽ phải tuân theo tập quán văn hóa của người Hung hay chính người Hung sẽ phải học cách giao tiếp với những người nước ngoài? Nói chung khi mà thế giới ngày càng connected hơn thì em nghĩ vấn đề "tùy tục" nó sẽ càng phức tap hơn, và cái câu "When in Rome, do as the Romans do" sẽ không còn đúng nữa.

Hana nói...

Với cả với em giao tiếp nghĩa là hai chiều, không có chuyện ai phải "tùy tục" theo ai cả, mà cả hai bên đều cần compromise và negotiate các giá trị để đạt được sự hiểu biết chung và mục đích chung

Linh nói...

Nếu so sánh thì em thấy ở Mỹ, tình trạng kỳ thị chủng tộc ít hơn ở châu Âu nhiều. Ở châu Âu sự kỳ thị ngầm rất phổ biến, trong khi ở Mỹ, có lẽ vì tính chất xã hội đa chủng tộc, nên nói chung sự kỳ thị chủng tộc ở mức độ thấp hơn. Tất nhiên kỳ thị ngầm thì ở đâu cũng có, nhưng nếu như bác Linh nói ở châu ÂU nhiều nơi còn quy định ưu tiên việc làm cho người bản xứ thì ngược lại, ở Mỹ, các cơ quan chính phủ, các trường đại học... đều ưu tiên việc làm cho người Mỹ thiếu số, và việc này cũng được nêu rõ trong chính sách tuyển dụng của các cơ quan này. Tất nhiên đối với người nước ngoài thì khác, chẳng hạn theo luật thì người quốc tịch nước ngoài sẽ không được phép làm việc trong các cơ quan chính phủ Mỹ, dù vẫn có ngoại lệ (ví dụ có một chị quốc tịch VN trước ở chỗ em làm cho Bộ Tài chính California), nhưng còn hầu hết các công ty đều không coi trọng quốc tịch.

Vân, Lam & Scoo nói...

Khổ nỗi phải tự nhìn lại xem sao tự dưng chúng nó kỳ thị mình, thành ra con sâu rầu nồi canh, chứ còn sao nữa (ví dụ em miễn nêu)
Nhìn Cún kìa ghét quá, cái chân cái chân

Ferenc Luu nói...

Em vô ném đá đại hội!
Nhớ hồi thuê nhà của anh Linh, thấy anh Linh nói với thằng cha dưới nhà hoành lắm. :P.
Còn chuyện tự ti do ta "không phải ... da trắng mũi xanh" thì nên nhìn vào chúng ta trước. Thế này, em thấy trong các lãnh tụ các nước đi quan hệ em chỉ thấy có Mỹ, Anh, Nga, Trung quốc ... và Việt Nam là nói tiếng bản ngữ với người ta thôi. Đó có phải là tự hào dân tộc không ạ?
Cún trông hay nhỉ anh nhỉ? Chân to phạc. :D.

Hana nói...

em k đồng ý với anh lắm. tôn trọng văn hoá của nhau phải diễn ra bất cứ khi nào có giao tiếp chứ ko phải là khi tôi là khách thì tôi phải tôn trọng văn hoá chủ nhà mà chủ nhà ko cần tôn trọng văn hoá của tôi rồi khi nào đến lượt tôi làm chủ nhà tôi lại có thể diễn lại y chang như thế. giao tiếp liên văn hoá cần có sự tolerance nhất định từ cả 2 phía chứ ko thể dựa trên nguyên tắc 1 bên dominate bên kia được.

Hoang Linh nói...

@ Quỳnh: Nói tiếng bản ngữ khi đàm phán với các nước thực ra là một thủ tục ngoại giao thôi - hơn nữa, theo truyền thống, để nếu có gì thất thố thì đổ cho phiên dịch ;). Ngoài ra, ko có gì đảm bảo là lãnh tụ ta đủ thạo tiếng Anh, Pháp... để nếu cần thì nói trực tiếp với các đối tác bằng ngôn ngữ của họ.
@ Linh: Như ở bên này, người nước ngoài nếu chưa được định cư (thường trú nhân), thì về việc xin việc làm không bình đẳng với người bản xứ. Trước hết, muốn làm 1 công việc gì đóc phải xin giấy phép lao động (chỉ nhằm cho việc đó, ở nơi đó...) Giấy này, trên nguyên tắc chỉ được Sở Lao động cấp sau khi họ đã thông báo về công việc đó, và trong một khoảng thời gian nhất định ko có người Hung đăng ký làm. Các công ty Việt Nam, muốn xin giấy phép lao động cho nhân công (Việt Nam) của mình, có thể đặt ra một số yêu cầu oái oăm, ví dụ, phải thạo tiếng Việt, v.v... để người Hung, nếu muốn, cũng ko thể đăng ký được vào đó.
Nếu được thường trú nhân thì ngoại trừ làm việc trong các cơ quan chính phủ (cần nhập tịch), còn những việc khác coi như bình đẳng với dân Hung.

Hoang Linh nói...

@ Hana: Anh thấy chắc mình vẫn phải "nhập gia..." dài dài, vì vị thế chủ - khách, muốn hay ko, sẽ còn tồn tại 1 cách bình thường trong một khoảng thời gian nữa. Dân nhập cư, ngoài một vài xứ đặc biệt, trước mắt vẫn cứ là thiểu số so với dân bản địa. Và do đó, nhưng ko chỉ vì thế, việc mình tôn trọng "chủ nhà" bằng cách tránh cho họ những cái lố của mình (mặc dù nó là "bản sắc" của mình), anh thấy ko sao cả ;).
Vả lại, việc này cũng phải hai chiều: nếu họ qua mình, họ cũng nên, cần (và mình phải cho họ thấy) "hội nhập" ở mức độ nào đó với mình...

PVNH nói...

Mà đúng là em thấy người mình cứ thấy Tây là sợ không dám làm gì nó.
Em rất ghét nhìn thấy khách Tây nào mà vào chùa chiền của VN mà cứ mặc áo 2 dây với cả quần soóc. (Ơ, mà hình như, dạo này, người mình cũng vậy hay sao ấy nhỉ?)
Chứ hồi đi Vatican, mặc quần mà ngắn hơn 3/4 chân cũng không được vào. Phải chui vào cái bao tải, không thì cứ đứng ngoài mà nhìn. Còn nếu mặc áo 2 dây thì phải khoác 1 cái khăn to trùm qua vai mới được đi tiếp.
Ngay cả ở Thái, vào tất cả các chùa chiền của họ cũng bắt buộc phải ăn mặc quần áo có đầy đủ chân tay...
Thế mà tại sao nhà mình không giữ được ý thức đó nhỉ?
Uhm, hôm nào bắt gặp bọn khách du lịch nào như thế, em thử ra nhắc nhở nó xem sao... :p

Hoang Linh nói...

;) Cơ mà, nói chung, những đụng chạm văn hóa, giao tiếp... thường chỉ xảy ra khi người nọ là khách (hiểu theo nghĩa rộng) của người kia thôi. Chứ còn nếu cứ ai ngồi im ở chỗ người nấy thì có vấn đề gì đâu, cùng lắm, chỉ hục hoặc trên sách vở, trên bình diện... tư tưởng...
Bọn Tây cũng có những nỗ lực tìm tòi Phương Đông đấy chứ, có khi còn quá mức là khác. Và chính từ tư cách, cách xử sự của mình khi mình "làm khách" chúng nó, cũng sẽ khiến chúng nó tolerance trong thực tế (tức là ko chỉ trên sách vở)...

Hoang Linh nói...

À thì các đối tượng đi nó cũng phải gặp môi trường thích hợp thế nào mới nảy nở được chứ? ;)
Vụ hoa hậu - vọng ngoại: tít mắt là nhìn, chứ cũng đâu có dám cười? Lâu ko về nhà, sợ bỏ xừ, gặp ai cũng lễ phép ;)

PVNH nói...

À, vâng, anh Linh viết 1 bài về SA đi, em cũng sẽ đóng góp 1 câu chuyện =))
@ Mẹ Scoo:
Vâng, cái đó em cũng công nhận với chị ạ.
Mình làm thế, nó không những chỉ kỳ thị, mà còn khinh miệt mình nữa ý chứ.
Uhm, cái này làm em nhớ đến cái kiểu ngày xưa, có 1 bộ phận dân mình theo bọn Tây đánh giết dân mình.
Không hiểu là do sự tự ti dân tộc, hay là vì nghèo khổ quá mà trở nên khúm múm thế nhỉ? Mà nói là vì nghèo thì không đúng lắm, mà là mù quáng vì đồng tiền thì đúng hơn?
Nhưng mà không hiểu kiểu nhà mình thế nào nữa, nó cứ cọc cạch, nửa vời kiểu gì ý...
Vd như cách ăn mặc nhé:
Hồi hè em về VN, mặc T-Shirt và quần Jeans đứng trước tòa nhà Ngân hàng nhà nc, thì người nhà em bị nhắc là có người nhà ăn mặc xuềnh xoàng đứng trước cơ quan (!!!).
Thằng em em, nó mặc quần bò hơi rộng chút (đứng cùng em lúc đó), và áo của nó cũng hơi rộng chút, thì bị khép vào kiểu ăn mặc "Hip hop", bất lịch sự.
Trong khi, dân mình, thường là hay mặc quần áo ngủ, cởi trần,... ra đường, thì chả làm sao?
(uhm, chắc là họ ko đứng trước cổng Ngân hàng NN, nên ko sao? ;)) hehe)
Đến giờ mình vẫn không hiểu là áo phông quần jeans có gì là "xuềnh xoàng" :p Chắc là vì áo không có cổ à? =))
Hay là vì bây giờ, các em gái đi xem phim, mà trang điểm và ăn mặc như đi dạ hội?
Uhm, mà đoán là cái người phàn nàn này, chắc là 1 lão bảo vệ cỡ 50 tuổi trở lên, trước làm trong quân đội, nên mới "đỏ" quá mức như vậy :D
Có khi mình giản dị quá thật :D
Thảm nào, về VN, chả ai bảo mình là mới đi Tây về cả. Thảm nào, dạo này, các em teen em nào cũng chăm chỉ đeo cái mặt nạ trước khi ra đường :-<
Bây h về VN, chắc mình phải theo theo 1 tí, không lại bị chê là nhà quê mất. Mệt thế.
Nhưng nhất quyết không trang điểm, vừa hỏng hết da đẹp, vừa vướng, lại mất thì giờ :))
Thôi chết, đi ngủ thôi, không thì đeo mấy cái mặt nà cũng không che được cái mẹt thiếu ngủ :p
Tự nhiên thấy bức xúc cái vụ bị kêu là mặc "xuềnh xoàng", nên dùng blog của anh Linh để xả :">
À, mà dạo này em thấy dân mình phân biệt đói xử với từng loại khách hàng phết :p
Kiểu ăn mặc "xuềnh xoàng" --> phục vụ kém
Ăn mặc điệu đà, son phấn --> phục vụ nhiệt tình
Cả 2 trường hợp đều chỉ nhìn vào bề ngoài, không cần xem xét xem thái độ sử xự của khách thế nào. Khác ăn mặc sang trọng, có mắng chửi cũng dạ dạ vâng vâng. Khách ăn mặc "xuềnh xoàng", có lịch sự cũng ko đc tiếp cẩn thận.
Với cả đi xe gì nữa... chẹp...
Rất kỳ thịịịịịịị ;))

Vân, Lam & Scoo nói...

PVNH nói là mình sợ ko dám làm gì bọn Tây mặc hở hang vào chùa chiền thì cũng ko chính xác lắm, nên hiểu là mình cũng ko thấy thế là ... làm sao cả nên ko đưa ra quy định. Nếu muốn như Vaticano thì phải có nội quy ở đó mới dc, chùa chiền ở Thái mọi cũng vậy, cũng có ghi rõ là blah blah
Tớ đã từng thấy sư (trụ trì hay ko thì ko rõ), ở chùa Quán Sứ, đuổi thẳng cổ một anh Tây mặc quần đùi chim cò vào chùa bằng tiếng Anh rất rõ ràng chính xác (hihi bây giờ năng lực của hàng ngũ sư sãi nhà mình rất cao, cái đó tớ khẳng định, nhất là sư ở các chùa lớn). Ah, rồi anh Tây đó chạy mất, còn 2 chị Tây đang lấp ló với váy (dài nhưng mỏng) và dép xỏ ngón loẹt quẹt cũng lượ n mất. Như vậy là do mình ko có nội quy thì chúng nó cứ làm tới thôi
Tuy vậy quy định của Vaticano cũng hài vãi, tớ đợt rồi hè xuống đó, mặc váy lịch sự nhưng hở vai thì nó ko cho vào, nó cho 2 con Tây mặc áo 2 dây cuốn ở trên 1 cái khăn tắm, ở dưới 1 cái khăn tắm, nhìn lố bịch và bôi bác, ke ke
Tuy nhiên vụ Sorry Airlines thì phải công nhận là vô cùng bức xúc. Đến dân nước ngoài cũng phải nhận xét là Sorry Airlines đối xử với ng Việt ko ra gì (mồm 1 thằng Tây ở đây nói với tớ thế trong 1 chuyến nó sang VN chơi), mình nghe vừa ngượng, vừa tủi thân, vừa bực, vừa bức xúc mà chả nhẽ nói lại gì, vì đúng quá, nên lảng sang chiện khác. Nó kể là có 2 đứa bé, 1 đứa con nó, 1 đứa con ng Việt chơi với nhau ngã, và hai tiếp viên (ko phải một đâu nhé), ra đỡ đứa con nó dậy, bỏ mặc đứa bé kia.
PVNH cho 2 xu bình luận xem, nó minh hoạ cho cái ví dụ mà tớ bảo "miễn nêu" ở comment trên đấy.
Kỳ thị với chính những người cùng quốc tịch với mình, thì mới gọi là tró, xin lỗi
Nó vào đền chùa nó thấy mình dễ, nó cứ mặc quần soóc, rồi nó bảo ở cái nước đấy, ng ta chả để ý, sao ở Thái, ở Tàu, cùng là đạo PHật, mà ko dcc mặc thế, bọn VN có vấn đề --> Kỳ thị từ đó mà ra
À em có tí spam, anh Linh làm cái topic chửi bọn Sorry Airlines để bà con kể các kinh nghiệm, cho nó vui, nhỉ

Vân, Lam & Scoo nói...

À, mà cái ảnh Cún ở trên, có cái nhìn rất Kỳ thị, hí hí hí

Vân, Lam & Scoo nói...

Ô anh Linh ơi, hàng có sẵn của em đâu phải là Sorry Airlines, mà là các đối tượng đi Sorry Airlines, anh Linh nhầm cơ bản hụ hụ
Mà sao chụp ảnh đứng cạnh em Quỳnh hoa hậu thì anh chả cười tít mắt, đứng như Lê Anh Xuân í, lại cười với mấy em tiếp viên vọng ngoại, chán quá cơ

hoaianh nói...

Em nghĩ các công ty cũng chả coi trọng quốc tịch, cứ ai làm lợi cho nó thì nó thuê thôi. Nhưng chính quyền thì có phân biệt và cố tình gây khó dễ cho di dân (chính quyền nationalist từ trong não, nhân dân cũng thế), luật lao động có thang có bậc hẳn hoi, trước hết là sở tại, sau đó là EU (không tính mấy nước Đông ÂU mới vào), sau đó là các nước có quan hệ kinh tế đặc biệt (nói chung là các nước giàu), nhìn các bậc nó xếp mà sợ tái mặt, đủ biết kinh tế chỉ cần sa sút một cái là mình bay thẳng cánh :D Mà Đức vẫn còn chưa ghê bằng một số nước khác (những nước rất giàu rất văn minh), chính sách của nó chặn luôn người nước ngoài từ đầu, chỉ có thể di cư được bằng mục đích nhân đạo, lập gia đình là những lý do mà nó không thể ngăn cản được. Theo anh Linh (VHL) nói thì có lẽ Mỹ là nước giàu duy nhất không có luật ưu tiên nhỉ, chứ Úc với cả Canada cũng có, mặc dù là melting pot cả rồi. Đối với Úc thì luật này coi như không tồn tại vì thị trường lao động trong chương trình Skilled immigration nói chung là rộng rãi, thiếu người ghê lắm, thấy người chịu qua Úc là nó mừng rồi.
Hậu quả là châu Âu cho dù xã hội rất tốt nhưng có lẽ đã mất khá nhiều người giỏi, luôn tạo cho người di dân cảm giác mình đang sống ngoài lề :) muốn ra đi đến nơi nào welcoming hơn, nhưng nói gì thì nói lực lượng lao động của nó vẫn khá tốt, khá ưu việt nên nó cũng chưa thấy phải lo sợ không thu hút được nhân tài :D

Hoang Linh nói...

@ Mẹ Scoo: Về vụ SA (Sorry Airlines) thì chỉ cần tương hàng-có-sẵn ra là OK, đảm bảo được/bị ném đá (ném cmt) ko kém gì ở nhà myselfvn ;)
Anh mới chỉ đi SA 1 lần nên ít kinh nghiệm khó chịu, thế mới bậy :((. Khốn nỗi, dạo ấy là sau gần 20 năm mới về nhà nên lên máy bay thấy cô chiêu đãi viên nào cũng xinh. Tít mắt nên ko để ý họ đối xử với mình và đồng loại ra sao nữa. Rất đáng phê bình!
Còn vụ vào chùa, đúng là phải có nội quy. Ngay như bên này, cái loại nhà hàng mà mẹ Scoo đi ăn thoải mái ấy, nó cũng có nội quy là ăn mặc tử tế (ví dụ ko mặc quần đùi, quấn lửng, nếu ai trót mặc rồi chúng nó cho mượn quầy Âu để mặc). Nội quy niêm yết rõ ràng, các cô trực nghiêm túc, nên cũng ko mấy ai phải sử dụng dịch vụ mượn quần ấy ;)

Vân, Lam & Scoo nói...

Kiểu ăn mặc "xuềnh xoàng" --> phục vụ kém
Ăn mặc điệu đà, son phấn --> phục vụ nhiệt tình
Em PVHN ơi, quả này phải cẩn thận, ăn mặc điệu đà son phấn có rất nhiều cung bậc khác nhau nhé. Ví dụ quận Ba Vì mà son phấn nhìn nó rất.. đấy, chị là rất KỲ THỊ, cái này anh Linh biết, anh Linh nhỉ
Đùa tí cho nó vui..
Hồ Hoài Anh ko đi chấm thi Vietnam Idol mà vẫn chưa hết bức xúc vụ EU với Đức với Đông Âu dư âm từ nhà myself à... Năm nay có em Duyên Anh mặc cái váy vàng hát cứ hùng hục như trâu, thế là bên blog nhà Rob bảo là Đã biết Trâu vàng Sea games là Đực hay Cái chưa...
He he bận quá thôi em chuồn đây anh Linh. Giờ chắc ít vào blog dc, có ném đá qua thẳng bên em tương củ đậu vào của kính nhá, đừng ném ở đây, em ko vào xem thường xuyên cả nhà lại bảo là hỏi mà nó cứ im im..

Đăng nhận xét