Blog của myselfvn ngập lụt các còm-măng về vụ ta hay Tây lịch sự, bặt thiệp hơn, rồi nhiều kết luận bất ngờ được rút ra, ví dụ hội Ấn hay "cởi truồng ra đường" (như công chức Việt Nam trong một entry khác cũng của khổ chủ ;)), hội Hồi mọi rợ nhất thế giới (phải phê bình Mẹ Scoo về trò kỳ thị này! :)), v.v... và v.v... Nhiều bác tranh thủ phóng ra thành chuyện "khác biệt văn hóa", tiện thể đá ngang sang vụ bắt bớ ký giả, nhất cử lưỡng tiện ;) Nhân đây, cám ơn myselfvn đổ bệnh, nên có được mấy tiểu phẩm xuất sắc, phục vụ bà con, hữu ích không kém gì vụ trình diễn thơ bển ;)
Tiện thể, hướng ứng bằng cách chuyển sang một câu chuyện đời thường bên này về ta và Hung cho nó lành.
Số là, những năm gần đây, để có người giúp việc và thuận tiện hơn trong công việc buôn bán, bà con Việt Nam kinh doanh tại các chợ, TTTM ở Hungary thường thuê nhân công người Hung, hoặc gốc Hung (Romania, Nam Tư...) để bán hàng. Một người quen của bố cún, rất thành công trong kinh doanh, có dạo cũng thuê một "con ở", "đầy tớ" như vậy, như cách diễn đạt của cô.
Đó là một phụ nữ trung niên người Hung, có lẽ trên dưới lục tuần, đã về hưu ít lâu. Trông cách ăn mặc và đi đứng, nói năng của bà, thì có lẽ bà không thuộc hàng những người Hung quá nghèo khổ, phải đi làm thuê cho bà con ta ngoài chợ. Về sau, có lần bà thổ lộ, về hưu ngồi không cũng buồn, bà muốn đi làm cho vui, cho những ngày già có ý nghĩa, bên cạnh việc có thêm chút thu nhập hàng ngày, không phải ỷ vào con cái. Bao giờ bà cũng ăn vận lịch sự, tỏ ra có thẩm mỹ, và cho rằng đã là người bán hàng thì phải để khách có cảm tình bởi sự nhã nhặn và bặt thiệp của mình. Cái cách ấy, khác với sự xô bồ, ồn ã của nhiều người Ru gốc Hung, sang Hung kiếm kế sinh nhai và đi làm cho người Việt. Và tất nhiên, khác với "phong thái" tất bật của "cô chủ" người Việt: lúc nào cũng đau đầu với những phi vụ "đánh hàng", nhập hàng, không còn hơi sức và thời gian đâu để quần áo, cư xử cho tử tế, đúng mực với khách.
Đã phận "con ở", hình như không người chủ nào thích "ôsin" của mình lại... "trí thức" hơn mình (*). Có lẽ đây là cái khổ của bà Hung. Bà có lối ăn nói rất tự tốn, có học (bà từng kể rằng ở nhà, chưa bao giờ bà nói nặng, hay dùng từ gì có thể xúc phạm đến con cái, kể cả những từ mà dân Việt bập bẹ tiếng Hung cũng rất hay "phát ra", như "hülye" - "dở hơi"), ngược hẳn với "cô chủ", do ở Hung lâu rồi nên nói "bồi" rất thạo, nhưng với bất cứ ai cũng chỉ biết cách xưng hô "mày", "tao", mà coi đó là sự thường. Những lúc không có khách, tạm được nghỉ ngơi, thay vì tán chuyện thị phi, đồn đại "con nọ với thằng kia", bà thường nói chuyện điện ảnh, văn hóa..., rất xa lạ với chợ búa.
Một số mâu thuẫn khác thì bắt nguồn từ sự khác biệt quan niệm, hay nói màu mè là "văn hóa doanh nghiệp Đông - Tây". Trái với "cô chủ", thấy khách vào cửa hàng là phải bật dậy, chạy ra săn đón, mời chào ồn ào, lắm khi phản cảm, bà Hung chủ trương giữ một khoảng cách nhất định với khách, nhiệt tình nhưng nhã nhặn, đừng tạo cho khách cảm giác bị quấy rầy trong sự lựa chọn của họ. Đi bán hàng, nhưng bà không biết cách chửi bậy, mắng nhiếc khách, và tỏ ra hoảng hốt khi thấy mấy người Việt bán ở quầy bên cạnh chửi khách như hát hay, những lúc, khách không mua, hoặc "dám nhiễu sự" đòi thử quần áo, hay ý kiến ý cò này nọ. Rồi, bà còn phạm một sai lầm thảm khốc, khi bày tỏ quan niệm cho rằng, làm việc cũng chỉ nên có giờ giấc thôi, cũng cần có thời gian cho những sinh hoạt về "phần hồn", hoàn toàn ngược lại với "cô chủ" tham công tiếc việc, quan niệm "chủ" ở đến bao giờ thì "đầy tớ" làm đến lúc ấy, không có khái niệm nghỉ ngơi khi đã được thuê.
Là một người có lòng tự trọng nên bà Hung ngầm cảm thấy xúc phạm và phật ý, tuy không nói ra, mỗi khi cô chủ ăn nói với bà kiểu mắng nhiếc, trống không, hoặc đơn thuần là dùng lời lẽ kiểu mệnh lệnh. Mỗi lần "cô chủ" đến cửa hàng là bầu không khí căng thẳng hẳn: cô sai cái nọ, nạt cái kia, "cải cách" liên hồi, với ý "mình đã thuê "đầy tớ" thì không thể để "nó" ngồi yên". Có lẽ cũng vì những bực mình như vậy mà khoảng thời gian bà "cộng tác" với "cô chủ" không được dài: hẳn, lúc chia tay, bà không có được ấn tượng tốt về một "sứ giả" của Việt Nam ở nước ngoài, là doanh nhân thành đạt nọ.
Câu chuyện nhỏ, nhưng ít nhiều cũng tiêu biểu cho một trong những hình thức "giao lưu" ít ỏi giữa một bộ phận không nhỏ bà con ở đây với người bản xứ. Hẳn nhiên, Đông là Đông, Tây là Tây, Đông Tây khó tránh được những bất đồng, khác biệt, cái đó ai cũng biết. Trong những dị biệt giữa "ta" và "người", có cái xuất phát từ sự khác nhau giữa hai quan niệm, hai nền văn hóa (có thể khó khắc phục), nhưng cũng có cái bắt nguồn chính từ sự thiếu văn hóa của chính chúng ta, điều ảnh hưởng không ít đến sự nhìn nhận của người dân sở tại với cộng đồng Việt.
Bà con ta bên này, gần đây, cũng có một số nỗ lực nội nhập, như tham gia hay tổ chức các hoạt động từ thiện đối với trẻ em, hay người gặp cảnh khó khăn ở Hung. Mới đây, một hội từ thiện đầu tiên của người Việt ở Hungary đã được thành lập. Những cố gắng ấy là rất quý, nhưng e rằng kết quả sẽ không là bao, nếu từng thành viên của cộng đồng, trong đời sống hàng ngày, không có được tinh thần "nhập gia tùy tục" để có cách hành xử thích hợp với người dân bản địa...
Minh họa: Nơi kinh doanh của rất nhiều "cô chủ" Việt Nam tại Budapest. Cái cổng này, Mẹ Scoo đã nhiều lần tác nghiệp, mọi nhẽ...
(*) Bác TS kiêm nhà báo Nguyễn Huy Hoàng bên Nga có kể chuyện một chị (nguyên) là cựu sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, sang Moscow làm ôsin cho một nhà nọ, đang yên đang lành không có vấn đề gì, đột nhiên can một tội tày đình là có hôm nảy ra ý xin được đi chụp ảnh Hồng Trường! Thêm vào đó, "khi ông chủ bà chủ đã ngon lành giấc điệp, chị còn nhiều lần cao hứng bật đèn làm thơ và ghi nhật ký" - nên rốt cục bị mời khỏi nhà. ;) (myselfvn lưu ý vụ này!)
37 nhận xét:
Em vẫn chấp nhận là một khi đã là “doanh nhân”, nhất là doanh nhân tầm chợ, thì phải “chợ búa” phát, không thế thì tồn tại sao được ở môi trường ấy.
Đọc entry này của anh, em giựt mình nhớ ra là hình như chỉ có ở nhà mình với ông anh (thày) Tàu mới có cái đặc sản “văn hoá con buôn” ấy nhỉ, chứ mình đi mua mua sắm sắm mê tơi ở các nước khác, thấy người buôn bán nhỏ của họ có khi còn lịch lãm hơn nhiều nhà ngoại giao với sếp văn hoá của mình.
À, hôm nọ ở gần nhà hát chỗ bọn em biểu diễn có một hàng ăn Việt, bạn nhà thơ Đài Loan – cũng là một đạo diễn sân khấu, rất mê ca trù VN, cứ bắt em dẫn đi ăn. Nhà hàng cũng sạch sẽ, phục vụ bình thường, không xuất sắc nhưng cũng không có gì đáng phàn nàn, đồ ăn thì rất ngon. Nhưng bê đồ ăn cho bọn em xong, bạn chả biết là chủ hay nhân viên trở về căn cứ của bạn ấy, lúc đó có khoảng 6 người cả nam lẫn nữ. Thế là thượng chân lên ghế, kể chuyện thằng này con kia, mặt này mặt nọ, cười hô hố, rồi gọi nhau loé xoé. Bạn Đài Loan thì cứ bắt em dịch và giải thích cái vở cải lương mới kinh dị các bạn kia đang xem, rồi hỏi han về sân khâú truyền thống VN. Anh bảo một đằng cứ thằng mặt này, con mặt kia, một đằng là sân khấu truyền thống, em giải quyết sao đây. Mặc dù bạn Đài Loan không hiểu tiếng, nhưng em vẫn nhục nhã lắm, cắm mặt xuống bàn, mất hết cả tự tin. Thật ra ở nhà mình, đi chợ mình nghe thế cũng thấy quen rồi, nhưng ra nước ngoài, xung quanh người ta không có cái văn hoá ấy, mình mới thấy cái “bản sắc” của mình nó mới nủi bần bật làm sao!
Hôm các bạn Anh có làm tour guide cho bọn em đi thực tế một cái chợ đồ cũ ở một khu nghèo của London, người bán người mua đều là những người nghèo, mà họ mua bán nhẹ nhàng, lịch sự lắm anh. Mình xem hàng, không mua, mình đi họ vẫn mỉm cười, tạm biệt, cảm ơn, chứ không lườm nguýt, đốt vía như ở nhà mình.
zai ý làm bằng cao su hay thép không rỉ mà không ăn được hở bạn mẹ scoo
- bạn Linh hối hận quá khóc nức lên kìa!
- em Vịt nói đúng rồi, low class thì ở đâu cũng là low class thôi, kể cả dân trí thức nghệ sĩ lưu manh thì ở đâu cũng có. nhưng ở đây chị không bàn những cá nhân ấy, mà nói về môi trường.
Trưa nay đi ăn bún vịt ở một nhà hàng VN,bún ngon lắm, bàn bên có một zai nói chuyện điện thoại oang oang, thét lên với bố: "Bố gửi ngay 3.000 bảng sang cho con, bố làm ăn như thế con không có thích đâu nhá, không có được với con đâu nhá. Hả? cái đó là việc của bố, con không có quan tâm, bố gửi tiền sang cho con, con không mất uy tín được đâu. Bên này mất uy tín một lần là không ngẩng mặt lên được nữa, là chết luôn đó".
Cái thằng quát bố ầm ầm như thế chắc cũng chẳng phải tử tế, nhưng có một cái hay là như nó nói, môi trường ở đây không chấp nhận kiểu làm ăn à uôm vớ vẩn, nên nó buộc phải làm ăn như người tử tế, còn ở nhà mình làm ăn tử tế có khi lại sập tiệm
hay như bọn dốt nát nịnh bợ ở đâu chả có, nhưng chắc hiếm môi trường nào bọn ấy thành công sâu rộng như ở nhà mình
tuyết rơi rồi, lại không có giày đi tuyết, huhu
Thôi thế là em hụt tem với thông gia em !!
Ý Lợn không thể so với Anh Quốc, cũng giống như doanh nhân chợ 4 Hổ phải khác với doanh nhân được giải Sao Vàng Đất Việt, cũng giống như Ấn Độ cởi t**g ra đường, cũng giống như Hồi giáo không phải là mọi rợ mà là cực kỳ mọi rợ (vẫn cứ khẳng định)
Anh làm em nhớ chợ 4 Hổ quá hic hic, ôi phở gà bún bò Huế nem cuốn chè đỗ đỏ trứng vịt lộn trà Cộng ối dời ơi ở đây chả có gì thèm quá đi mất thôi. Em thà ngắm anh Tý doanh nhân tác nghiệp múc phở còn hơn ngắm zai Ý đẹp trai đi nhan nhản ở đây. Phở còn ăn dc chứ zai Ý có ăn dc đâu huhu
Ôi chợ 4 Hổ của em nhớ quá
@ Linh: Sao vậy?
Anh Linh đã bao giờ làm một trong những thứ em liệt kê chưa mà kêu em phản động vậy :D
Vịt Con phản động quá!
Huhu
Buồn quá :( Bảo tại sao dân Việt đi đâu cũng bị tra xét, bị nhìn với con mắt không thiện cảm ( ẤY, mấy anh công an mật đừng ôm tớ vào với ai đó nha)
Thật ra em nghĩ low class ở nước nào cũng vậy, chỉ là có cơ hội thuận lợi để họ thể hiện cái sự chợ búa của mình ra không thôi. Chẳng hạn ở VN mà cho một bác bán hàng đanh đa đi gặp những tầng lớp cao hơn, đáng trọng hơn trong cách suy nghĩ của bác ta, thì hẳn cái đanh đá đáo để đấy sẽ được bác í giấu kỹ càng. Những người low class ở các nước phương tây cũng không lộ liễu cái sự chợ búa của họ ra để không bị miệt thị trong chính XH của mình, để giữ cái thể diện của chính mình thôi, chứ họ có hơn gì? Em đã từng bị dân low class của Mỹ lừa, của Pháp quỵt tiền lương ...để thấy họ cũng chẳng có gì khác low class ở VN cả.
Nên những cái bản sắc mà chị myself nói, em không ngượng.
Nhưng em ngượng cái khác cơ. Là cái văn hóa của tầng lớp được coi là educated của VN í, họ đi tàu thì lăm lăm trốn vé, thích mua đồ ăn cắp cho rẻ (quá bằng khuyến khích bọn ăn cắp tiếp tục làm việc xấu?) vào amusement park lậu vé, quỵt tiền dtdd tháng cuối trước khi về nước, khai man để mua hàng duty free ...những người VN sang nước ngoài học master, tiến sỹ thời nay, chứ không phải thời xưa thì bảo là vì VN đói nghèo, phải tới độ hơn 50% đã từng làm một trong những trò này dù học bổng của họ thừa đủ sống và nuôi được cả vợ con cơ ạ. Mà phải nói thật là phần lớn trong số mà em được biết (thì phải tới 95% làm trò trên) đều xuất thân từ gia đình khá giả ở VN nữa cơ.
Cái này mới đáng gọi là nhục :( chẳng biết bào chữa cho họ bằng lý do gì ạ?
Thế nên em quyết không học master với tiến sỹ :D
@ Vịt Con: Chưa, nhưng có lý do (cá nhân) của nó:
- Quịt, lậu... thì thực ra với người to béo như anh, rất khó! Mình ko thể lẩn được, cũng thấy kỳ vì dụ như nếu bị phát hiện thì ù té chạy. Nói chung, anh ko thích hợp với vai trò du kích ấy.
- Mua đồ ăn cắp: ko, vì cảm thấy gờn gợn. Nhưng ví dụ, mua đồ rẻ (có thể do ăn cắp kiểu tinh vi hơn, như nhái mác, buôn lậu...) thì cũng có ;)
- Quịt tiền trước khi về nước, khai man: chưa, vì anh vẫn ở đây, chưa chạy khỏi xứ này.
Với cả, anh cũng ko học cao, nên chưa nhiễm lắm những cái em nói của tầng lớp trí thức nhớn ;)
Anh Linh chờ đón entry mới của bọn em nhá (i.e. em và Sexy Zdui :D). Sẽ còm vụ này :D
Có lần em nói với 1 người rằng tại sao lại mua đồ ăn cắp, thì người ta hùng hồn nói: đồ này không phải ăn cắp của người khác mà là lấy trộm từ cửa hàng!!!
Anh Linh chắc khóc vì trót dùng torrent đây mà, em cũng khóc đây huhu...
Ối giời ơi Budapest kiểm soát vé khét tiếng thế mà trốn được ấy ạ? Lần em sang đi lên cái tàu nào cũng thấy có soát vé đứng, có lần còn soát cả 2 tầng, bọn em thắc mắc chả hiểu nhân công đâu ra lắm thế đứng cả ngày ở ga.
myselfvn đụng 1 câu là phải phản động 1 câu (như Vịt Con vậy), cả entry được độc câu cuối là tả cảnh tả tình, trung tính ;)
Tuy nhiên, cmt rất nhiều info, giá trị, giá trị!
Em ko định vào đây tranh cãi. Nhưng em lại thấy bạn Vịt Con hơi cực đoan (giống kiểu em cực đoan với các bạn Hồi), thực ra thì low hay ít low class có làm trò mèo trốn vé ăn trộm thì cũng do bản tính con người, một phần nữa là do hoàn cảnh, túng thiếu thì làm liều, một phần do độ trơ (cái này anh Linh chứng kiến ở Bu đầy, tàu 24 và 28 dân chợ 4 Hổ đi ko bao giờ có vé, mà em nhét vé vào máy họ nhìn em như.. trên trời rơi xuống rồi chế giễu). Đó là họ đủ độ lì đứt dây thần kinh xấu hổ và sẵn sàng lật bài với soát vé. Vấn đề này lại quàng sang chuyện low class có kèm nhèm dc hay ko phụ thuộc vào luật pháp nước sở tại. Như ở bên em, vớ dc ko vé, ko có lằng nhằng, tiền tươi ngay 15 đồng, ko chơi trò gửi thư về nhà để rồi trốn tiệt, ko có tiền nó túm đi theo ngay xuống ga gần nhất.
Viết lắm quá mà chưa thoát ý, tuy vậy em vẫn công nhận là tầng lớp buôn bán độ trơ lì kinh hơn nên họ bất chấp, còn các mát tơ tiến sõi thì cũng đầy vị tắt mắt, nhưng ít ra độ trơ ít hơn tí, để mà nó cho cái trát về trường thì xấu hổ. Cụ thể có ví dụ ở Bỉ ngày trước có anh tiến sõi học bổng chính phủ nó thấy vịt bơi dưới hồ thì vồ luôn nấu cháo nó vớ dc nó đuổi học + 1 cái thư về sứ quán. Thế hoá ra bằng tiến sõi = 1 con vịt. Thật là xấu hổ
@ myself: Hỏi khó thế ai trả lời dc
@hoài anh: chỉ có metro có chó săn đứng kiểm tra vé thôi cậu, còn tàu điện (tram) thì ko có đâu, hai cái tuyến đi qua nhà tớ chưa bao giờ thấy kiểm tra trong suốt 3 tháng tớ ở đó, ngày nào cũng chuyển 2 lần tàu * 2 = 4, chưa kể tram đi qua chợ Cộng
@vịtcon: đấy, thì chả có anh tiến sĩ học bổng vẫn vồ vịt đấy. Nói chung bần tiện là bản tính mất rùi, thật là kinh khiếp
Mẹ Scoo ơi, em chỉ nghĩ là nếu ai đủ giàu để trả tiền học master, doctor ở nước ngoài, hay có học bổng để học được mấy cái bằng đấy, thì ... có cần phải quịt một vài đồng tiền vé không? Em không đụng chạm tới dân đi làm và dân sv nhé, vì dạng đấy nghèo đã đành.
Em chỉ ngượng cái phần được coi là educated của VN mà làm những việc thiếu educated vậy thôi ;)
Bố bạn Cún ơi, cho em xin 500 xu ảnh bạn Cún được không. Em đang ở đáy hình sin roài, cần thuốc lấy hưng phấn gấp!
@ Hoài Anh: Thực ra Budapest thời xưa có mấy ai kiểm tra vé đâu, vì dân Hung cũng lười làm việc. Nhưng sau khi bọn nó thua lỗ quá vì dân đi lậu vé nhiều, chúng nó mới tuyển thêm vài trăm tay soát vé, trấn tại các bến metró "trọng điểm", và tính ra là cái lợi do dân phải "chịu khó" mua vé hơn vẫn hơn lương trả cho vài trăm tay kia. Sắp tới, chúng nó còn định làm chặt hơn nữa, vụ kiểm tra vé này, nhưng chủ yếu vẫn là ở metro và một vài tuyến bus chính thôi.
Tuy nhiên, có 1 tệ nạn nữa là kiểm tra vé, ko có, thì nhân viên kiểm tra cũng chỉ có cách ghi số liệu của bọn lậu vé, gửi thư về đòi. Đòi mà ko trả thì... kiện lên tòa. Chứ chả có cách nào khác, nước dân chủ mà. Chưa nói đến chuyện do nhân viên soát vé ko phải là người thừa hành công vụ (như cảnh sát chẳng hạn), nên bọn cùn giở luật, ko chịu đưa giấy tờ tùy thân để ghi các số liệu lại, thì cũng chịu, chả làm gì được.
Mô hình này khiến bọn Hung độ một hai chục phần trăm lậu vé. Nếu ở Việt Nam chắc phải 80-90%...
@ Vịt Con - Mẹ Scoo: thấy vịt, thèm, thì GS TS gì chả vồ? Như hồi xưa bọn địch nó đồn là có ông ĐS Việt Nam tại Mẽo (sau ông này làm cũng lớn) chả đi mò sò gì đó, bị cảnh sát nó phát hiện đấy thôi...
@ Linh: học cao, thế mới sợ ;)
@ Vịt Con: em đúng là khủng bố :)
Sau khi tự vấn lương tâm, em thấy tốt nhất không nên comment gì ở đây ạ ;)).
Hic, nhắc đến chuyện đi lậu vé với soát vé, em lại cáu. Cả nhà em, ko bao h đi lậu vé. Hôm đi chơi ở Budapest, cả nhà, 6 người lớn và 1 thằng bé con, thì 6 người lớn mua vé tử tế, hỏi người bán vé là trẻ con có phải mua không (vì ở Áo với Đức, trẻ con dưới 18 tuổi đi free trong ngày lễ và Chủ nhật). Bà bán vé nhìn thằng bé (13 tuổi) và bảo là "Không, trẻ con không cần vé). Để cho chắc, em còn hỏi lại là chắc chắn không, ko giới hạn tuổi chứ, thì bà ý lắc đầu.
Đến khi bị kiểm tra vé, người soát vé mới hỏi sao thằng bé ko có vé. Em bảo là tôi hỏi người bán vé, bà ý bảo là nó ko cần mua? Rồi mấy thằng kiểm soát lôi cả nhà xuống tàu, đòi gọi cảnh sát nọ kia đủ trò. Thằng bé con thì mắt rơm rớm vì tự nhiên bị biến thành "kẻ có tội", vì nó vốn là đứa rất quy củ chấp hành pháp luật.
Giải thích thì bọn kiểm soát chả thèm nghe. Vì đã bỏ tiền ra mua hết cả 6 vé kia, thì tiếc (khỉ) gì tiền vé cho 1 đứa trẻ con nữa? Mà chúng nó ko bắt mấy thằng lậu vé thật, lại đi bắt khách du lịch tử tế, thật thà. Chả thèm nhớ là tiền phạt là bao nhiêu nữa, nhưng mà thật sự bực bội vì cái bọn làm ăn kiểu nhắm mắt nhắm mũi!
Bên này, 6 tuổi (tuổi đi học) trở lên là phải mua vé. Anh nghĩ là bất đồng ngôn ngữ nên mới có sự hiểu nhầm này (ỏ chỗ bà bán vé). Còn bọn soát vé thì đúng là hay nhằm ta và Tàu để phạt, vì hai sắc dân ấy đa phần chợ búa, hay đi lậu, tiếng tăm lại ú ớ, chúng nó có thể dọa dẫm được. Chứ thực ra chúng nó ko có quyền giữ mình lại (dù là để chờ cảnh sát), vì chúng nó ko phải là người thừa hành công vụ, ko được "hạn chế quyền tự do đi lại" của công dân ;)
Thi nguoi du lich, dau co biet luat dau anh. Em noi chuyen voi chung no bang tieng Anh, chung no cung cha tra loi em dc. Phai goi them 1 dua biet tieng Anh 1 ti de dich. Tai o Ao va Duc moi day, nguoi kiem tra ve co them quyen luc la giu minh lai va kiem tra giay to. Vi the, nha em moi tuong la o HUng cung the...
Can ban? la dc nghe anh quang cao ve Hung hay, nen em nghi la no cung nhu ben nay.
Nhung luc em hoi ba ban ve, ba y nhin thay ro la em cua em ko the la thang be 6 tuoi dc, ke ca khi ba y ko hieu? tieng Anh.
Ca chuyen di co moi vu. day la 1 hat sa.n, con dau deu co an tuong dep a ;)
@ anh Linh "kia":
Có đấy anh ạ. Ở Áo, Đức, Thụy Sỹ toàn mặc thường phục đi kiểm tra bất chợt thôi ạ :D (ở các nc khác thế nào nữa thì em ko biết)
Chúng nó tin tưởng vào sự tự giác của dân. Em thấy ở TSỹ còn nghiêm hơn cả ở Áo. Nghĩa là nó sẽ bắt mình đưa giấy tờ tùy thân (kể cả với dân du lịch), rồi save thông tin của mình vào máy. Lần đầu bị phạt thì phạt bt, lần thứ 2 phạt nặng gấp rưỡi, lần thứ 3 phạt nặng gấp đôi, lần thứ 4 trở lên thì phạt thêm cái gì nữa ấy, em ko nhớ nữa, nhưng hình như là nếu là khách du lịch thì lần sau nó ko cho vào TS nữa hay sao ấy :D
Mà cái chính là họ inform mình ngay khi mình vào nước họ. Và ở khắp những nơi bán vé thì có ghi rõ ràng, làm cho ai cũng có thể đọc và hiểu đc.
Trường hợp ở Hung thì chả thấy info ở đâu để mà đọc cả... :-(
@ Jazzy:
Phạt 45 euro là quá rẻ :))
Ở Wien mà bị bắt được là 70 Euro :))
Ở Zürich lần đầu là 85 Franken, sau đó có thể lên tói gần 200 gì đó, chả nhớ nữa.
Nhưng mà đi lậu vé sợ lắm, hồi hộp gì mà hồi hộp?
Có mấy lần mình quen đi vé học kỳ, chả bao h phải nghĩ đến chuyện mua vé nữa, nên đến khi nghỉ hè, phải mua vé tháng, lại quên mất. Đi 1 bến mà cứ thấp thỏm. Xuống tàu 1 cái là chạy đi mua vé tháng luôn. Chứ không, đứng ngồi không yên, mắt liếc ngang liếc dọc, vừa mất tư thế, lại trông hơi giống kẻ cắp.
Mình biết là SV Việt nhà mình bảo là trước khi bỏ ra 49 Euro để mua cái vé tháng, thì cứ đi lậu đi, nếu bị phạt thì cũng chỉ mất 70 euro, mà mấy tháng mới bị phạt 1 lần, nên vẫn còn... "lãi chán".
Cái tính người mình là thích luồn lách, ăn gian. Thế nên trông chả bao giờ đàng hoàng cả.
:-)) hôm nay sao em mới đọc được entry này của anh Linh, cười gần chết. Mọi người sưu tập được nhiều chuyện hay quá, có khi mỗi người nên đóng góp vài mẩu truyện, để thành một quyển sách mang tên "hành vi của người VN ở nước ngoài" :-P
Em cũng nghe từ thông tấn xã vỉa hè, sinh viên vn ko biết là ở Pháp hay ở Mỹ đi tàu điện trốn vé, mang theo một bị tiền xu, bị phạt một cái thì thảy bị tiền xu ra, cho thằng soát vé đếm phát khóc :-))
Ai muốn nói gì thì nói, em thấy cậu sinh viên này vô cùng hài hước, cả ông đại sứ đi mò sò, và ông tiến sĩ đi vồ vịt, toàn những người hài hước số 1 :-))
Năm ngoái em sang Pháp cũng gặp trường hợp hơi giống PVNH. Mình mua vé mấy ngày nhưng hóa ra là loại vé cho người sống ở Paris, có điều lúc mình mua vé, bọn bán vé nó cũng chẳng quan tâm gì tới việc mình có sống ở Paris hay không. Đến bến metro gặp ngay bọn anh hùng núp, mặc thường phục, chặn đường nhân dân kiểm tra thẻ, và bọn nó phạt mình luôn 45 Euro chỉ vì cái lỗi ngớ ngẩn đó. Xót tiền dân.
Mà em chẳng biết ở các nước khác có thể loại anh hùng Núp, chuyên đóng giả nhân dân để mai phục nhân dân đi vé lậu như ở Paris không, hình như không thì phải?
Hihi, lân la sang blog anh Hoàng Linh, bon chen 1 tí cho vui.
Ơ, anh Linh mua vé gì mà lạ thế ? Ở Paris làm gì có phân biệt vé cho người sống ở Paris và vé cho người không ở Paris đâu nhỉ ? Em đoán chắc anh mua "ticket T" - là loại vé lẻ dành cho metro, bus trong zone 1 và zone 2 (nội thành Paris và vùng phụ cận gần nhất), nhưng lại trót đi quá zone cho phép (lạc sang zone 3 hay zone 4, 5, 6, 7) nên mới bị nó phạt thế. Mà phạt nặng nhỉ ? Những 45 euro cơ à ? Giá cả tăng kinh quá :D Hồi nào mình bị phạt mới nộp có 30 euro mà giờ đã lên đến 45 euros rồi :p. Lạm phát sợ thật ;-)
Mà bạn Vịt con nghiêm khắc quá cơ ;-) Sinh viên nghèo (bất kể có học bổng hay không học bổng) đều một vài lần "lầm lỡ" ;-). Không kiểu này thì kiểu kia. Nhiều khi đi trốn vé tàu chỉ vì khoái cái cảm giác sung sướng hồi hộp khi làm một việc vụng trộm tí thôi :p. Đời sinh viên dài đằng đẵng thoát thế nào được những trò ma mãnh, không nhiều thì ít. Nếu phán xét như bạn thì xem ra chả ai đủ tư cách đạo đức và chả ai xứng đáng nhận bằng thạc sĩ và tiến sĩ đâu bạn Vịt con ạ :p Nhiều khi cũng nên nghĩ thoáng một tí cho đời đỡ khổ :D Mà bạn không làm thạc sĩ với tiến sĩ có khi do nhiều lý do khác, chứ chỉ vì mấy trường hợp bạn chứng kiến mà khái quát cho toàn bộ lực lượng trí thức của đất nước mà nhất quyết không chen chân vào đội ngũ ấy e là nghe chả thuyết phục lắm nhể ? ;-)
Có khi hôm nào mình sản xuất một entry hoành tráng kể cho các bạn nghe những trò ma mãnh của giới sinh viên du học cho các bạn cùng thưởng thức nhỉ ? Cho biết thế nào là "thạc sĩ" và "tiến sĩ" đất Việt. He he.
À nãy giờ nghĩ lại mới nhớ ra là có loại vé đi lại trong vài ngày, 1 tuần tùy theo zone mình chọn đi lại trong thời gian đó mà số tiền đắt hay rẻ. Chắc anh Linh khi mua vé không biết nên bọn nó chỉ bán cho anh trong zone 1 & zone 2, đến lúc đi lại đi quá sang zone khác nên nó bắt được nó phạt.
@PVNH : Â, chuyện cảm giác hồi hộp thì là nói vui thôi. Nhưng đúng là có đôi lần đi lậu vé, tim đập thình thịch cứ như đang đóng phim trinh thám ấy :))). Mấy lần đó là do quên vé tháng mà lười đi mua vé lẻ. Thậm chí có lần có vé trong túi mà trời rét, lười rút tay ra, đi ké luôn cùng đứa bạn cho nhanh, bị các chú kiểm soát ăn mặc thường phục đúng núp đâu đó túm lại, loay hoay tìm mãi mới thấy vé của mình chìa ra để các chú cho đi :D... Vậy thôi chứ không phải lậu vé thường xuyên, "có hệ thống" :D Đời mình mấy năm chinh chiến metro, bus ở Paris cũng chỉ dính phạt có 1 lần thôi :D.
Eo các bạn Thụy Sĩ chặt chém kinh nhể ? Đúng là đồ nhà giàu kênh kiệu một mình một kiểu có khác.
À vâng, tại vì cũng chả muốn làm phiền anh làm gì, hihi. Với cả thấy anh bỏ thời gian đi chơi với gia đình em thế là đã vui lắm lắm rùi :D
Nhưng mà kể ra chúng nó vẫn quá đáng, vì thực ra, như em nói, là đã bỏ tiền ra mua vé cho cả 5 người lớn, thì tiếc gì cái vé nửa cho đứa trẻ con? Chúng nó
chả biết nói tiếng Anh, cứ "police, police". Nhà em cũng chả muốn tranh luận lắm, mất vui đi, nên trả béng tiền phạt để đi chơi tiếp. :D
@ Hà: Sao cái hôm bị hội kiểm tra vé làm dữ, ko gọi cho anh? ;)
Thực ra, ở trên các phương tiện công cộng thì đều có niêm yết quy định về vé viếc, rất cặn kẽ. Nhưng ở các chỗ bán vé thì ko phải chỗ nào cũng có. Mà người bán vé, soát vé... thì thường ko rành tiếng ngoại quốc. Nên lắm cái vẫn còn "bất cập" lắm.
Ngoài sự ấy ra thì theo anh, giao thông công cộng Budapest khá tốt, nói chung có thề đi bất cứ địa chỉ nào ở thủ đô mà ko phải đi bộ mấy. Nhưng kém Áo (Quốc) ở chỗ metro chưa có thang máy riêng cho người tàn tật hoặc các bà mẹ đẩy xe con nhỏ...
http://www.nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1650
Hà và Mẹ Scoo tham khảo về tình hình Hung càng ngày càng mất nhân quyền: dám kiểm tra vé hánh khách ngay khi họ lên tàu điện :((
Ôi, kêu ca thì cũng phải kể đến sự may mắn ạ (trộm vía ạ :D )
Suốt cả tuần vừa rồi, em quên béng ý mất là đã sang tháng 11, nên chưa mua vé, mà vẫn hiên ngang đi vé tháng 10. May quá, không gặp phải người kiểm tra!! Mà hôm nào em cũng đi, và đi rất nhiều :-s
Mà em lại còn đi tàu nhanh (loại tàu này có thể bị kiểm tra thường xuyên!!), lại còn dùng cả bus liên tỉnh (loại bus này khi lên xe là phải chìa vé ra, thế mà khi em chìa vé ra, ông lái xe nhìn rồi chả bảo gì cả???).
Chắc là thấy mặt em thản nhiên quá - tại em có nghĩ ra là đã sang tháng mới đâu :)) Chắc tại cứ thích kéo dài tháng 10 ;))
Hôm qua, lúc đợi tàu, chợt nhớ ra là đã sang tháng 11, vội vàng mở ví ra xem lại, thấy vé vẫn là tháng 10, sợ quá, chạy ngay vào trafic mua vé. Hú hồn :D
Ồ, em gặp bác Nguyễn Huy Hoàng này rồi :) Bác này nice nhỉ, lại giỏi nữa...phải tội khổ quá.
Đăng nhận xét