Thu Vân đã đi trại hè về, sau 10 ngày, bố mẹ nhớ ghê gớm!
Hè này Thu Vân đi hai trại, kỳ trước (7 ngày) là của lớp Giáo lý Tin lành, còn lần này là trại hè thường niên do nhà trường tổ chức, năm nào cũng ở Balatonlelle là một thành phố nhỏ khá nổi tiếng về du lịch bên bờ hồ Balaton.
Năm nay, không may cho Thu Vân là đúng vào tuần đi trại, thì lại mưa gió thất thường, có hôm còn giông bão to, "gió cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, biển động dữ dội". Nên chỉ mấy hôm cuối mới tắm, phơi nắng được. Bù lại, ngày nào Thu Vân cũng có những chương trình chơi bời phè phỡn các kiểu (thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ, nhảy nhót, dã ngoại, ăn uống nhậu nhẹt...) từ sáng đến tối, rất thú vị! Các cô phụ trách (trong đó có cô chủ nhiệm Thu Vân) thì vô cùng nhiệt tình, tâm lý và tốt như... thiên thần, nên phải nói là, gia đình nào cho con đi thế này cũng rất tin tưởng và yên tâm. Giá một "tour" như thế, trọn gói, 10 ngày, có 25.000 Ft (chừng 100 EURO).
Thu Vân được bố mẹ cho 5.000 Ft đi ăn quà (đây là số tiền tối đa mà trường quy định :)), nhưng chỉ tiêu hết chừng 3.700 Ft. Về nhà bố mẹ cứ hỏi "con tiêu những gì?", làm Thu Vân có vẻ bực ;)) (vì rốt cục đây là chuyện của Thu Vân, mà cứ bị bố mẹ xía vô, tọc mạch, mất tự do!) Nhưng, mát mặt nhất, là Thu Vân không quên mua quà cho bố mẹ:
- mẹ được 1 cái ví vải Thu Vân mua và tự dán hình nhím mẹ và những đứa con, khiến mẹ rất ứng ý vì có thể dùng đựng thuốc để đi đâu cần thì mang theo,
- bố được 1 cái bút có khắc tên GYULA (là tên Hung mà bạn bè đặt cho bố khi bố còn đi học), và một hàng chữ (tiếng Hung, tạm dịch): "Gyula là người cảm thấy thoải mái nhất khi ở nơi tự do. Là người bạn có thể trò chuyện rất khoái khẩu nhờ tính tình vui vẻ" (cái này bố thấy rất đúng ;)).
Sau đây là một vài ảnh có Thu Vân lấp ló, ở trại hè:
(*) Minh họa là ảnh Thu Vân do chú Trung Nghĩa (báo "Tuổi Trẻ") chụp rất nghệ thuật: mặt mày thì rõ, còn sông Danube và các kiểu thắng cảnh, di sản thế giới... đằng sau thì mờ tịt! ;)
Nhân đây, cám ơn chú Nghĩa đã gửi tặng cuốn sách mới "Tình yêu ở quanh ta", có nhiều bài bình luận về phim ảnh (Hàn, Mẽo, Tàu, Hương...), sách in đẹp, trẻ trung, bìa láng bóng, trình bày mỹ thuật! ;). Trân trọng giới thiệu đến bà con gần xa! :)
5 nhận xét:
Có vẻ như cách giáo dục của VN phiến diện ở chỗ đó anh ạ. Tuổi thơ bọn trẻ như kiểu bị đánh cắp ý. Lớp 1 mà xách cái cặp 5-6kg đầy chữ nghĩa rồi học thêm đủ thứ. Cũng có tổ chức dã ngoại nhưng ko thường xuyên vì họ coi đó ko phải là cái gì đó thiết thực cần phải làm
Tên Thu Vân đáng yêu quá
@ Anna: Tên tiếng Hung của Thu Vân là Szilvia (gọi tắt và thân mật là Sziszike).
Tại sao Việt Nam mình ko tổ chức được những dịp như thế này nhỉ? Việt Nam thiếu gì những chỗ rừng rú, đồng cỏ... đâu? Chứ bên này những dịp đi dã ngoại, hay trại hè thế này vô cùng phổ biến, họ tổ chức rất tốt, giá cả phải chăng và trẻ con đi về học được rất nhiều thứ, về mọi mặt...
@ 2Ti: Lâu lâu mới nghe lại từ "ngoại khóa". :)
Trẻ con bên này có các hoạt động ngoại khoá thích quá anh nhỉ. Nhưng thực ra phải có một bầu không khí thoáng đãng, mát mẻ, trong lành như Châu âu mới có thể tổ chức các hoạt động thế này đc. Chứ ở VN, đi như hành xác, về chỉ tổ ốm thêm. Chính vì thế mà trẻ con VN ko phát triển toàn diện như bên đó (cả về thể chất lẫn tinh thần). Em thấy thương trẻ em VN lắm. Ah, Thu Vân tên Hung là gì hả anh?
Thu Vân trông rất cá tính nhé.
Ở nhà ít hoạt động ngoại khoá thế này nên 2 mẹ con em toàn tự đi lấy :D
Anh thấy bên này họ quan niệm ngoại khóa là một phần của chương trình giáo dục kiến thức và nhân cách trẻ em. Ví dụ, trong năm học, học sinh được đi thăm bảo tàng, tham quan thắng cảnh, đi các hội chợ, xem kịch, hát hò... thường xuyên, và mỗi lần đi như thế được giảng giải rất kỹ càng về những gì chúng được thấy. Như Thu Vân, mỗi lần di bảo tàng Nghệ thuật, sau phần thăm thú (và hõc tập luôn), thì bọn trẻ được vào xưởng vẽ ở ngay bảo tàng, vẽ vời, nặn tượng dưới sự hướng dẫn của thày ngay tại đó. Những "chiến lợi phẩm" ấy được mang về trường, có thể bày... triển lãm, hoặc mang về nhà khoe bố mẹ, rất có ích cho tinh thần học tập, tiếp thu của học sinh.
Nói thực là, chính vì thế, mà kiến thức (văn hóa) của bố mẹ vốn ít ỏi, lại càng ít và tụt hậu so với của con cái, vì mình có mấy điều kiện "văn minh" như chúng nó đâu... Mà tất cả những cái này đều trong khuôn khổ nhà trường bình thường, hầu như ko phải trả tiền gì cả (ngoại trừ tiền vé tàu điện, xe buýt khi đi xem, hoặc vé vào cửa, mà các cô, khi thông báo với các bậc phụ huynh, lúc nào cũng rất khổ sở vì "các vị lại phải chi tiền cho con cái rồi" :)
Đăng nhận xét