Thấy nhà mình nô nức khen chê bộ phim "Vòng nguyệt quế" quá, cũng hơi sốt ruột, không biết VTV4 có định "đối ngoại" với bộ này không, và nếu có thì phải chờ bao lâu nữa.
Tuy nhiên, để "lên tinh thần", có info cho khỏi bỡ ngỡ, cũng nên nghiền ngẫm anh... "VieTimes" xem sao. Thì thấy ngay hai bài của ông đạo diễn NSND Khải Hưng và cô nhà văn trẻ Hà Thủy Nguyên. Cả hai bài đều toát lên vẻ tự tin rất mạnh mẽ, xứng đáng với một bộ phim đang được bàn cãi ;).
Đặc biệt, bài trả lời của cô Nguyên, thì vừa tự tin, vừa rất "nổ", cứ băng băng như tàu hỏa! Xem mà thấy khoái. Đơn cử đôi ba ví dụ.
- "Vòng nguyệt quế" là sự đúc kết đời sống văn học của tôi. So với các bạn trẻ 8X, tôi là một người nổi tiếng khá sớm [Lạ thật, cái tiếng ấy không lan mấy ra ngoài này :((]. Tôi viết từ năm tôi 14 tuổi [Vẫn kém anh Khoa :)]. Năm 18 tuổi đã có tác phẩm xuất bản. Đời sống văn nghệ sĩ thế hệ 8X tôi đã muốn viết từ lâu rồi. Đầu năm 2007, tôi đã nghĩ tới kịch bản và đề cập với anh Phong. Sau đó do một số việc nên tôi chưa viết ngay được. Tháng 7 tôi bắt tay vào viết kịch bản trong vòng 1 tháng là xong, bởi vì tôi đã chuẩn bị đề cương sẵn rồi [Viết nhanh thế, có thể là thần đồng, nhưng cũng dễ ẩu tả lắm!]
- Tôi nghĩ rằng tôi viết kịch bản cho phim về những nhà văn trẻ. Điều cần thiết cho nhà văn là đọc nhiều và có vốn sống lớn. Cho nên suy nghĩ, ngôn ngữ của họ già là điều dễ hiểu. Mặt khác hiện nay báo chí đang đề cập tới trình độ văn hóa của nhà văn còn hạn chế. Tôi muốn xây dựng hình tượng một nhà văn với phông kiến thức đầy đủ. [Buông liền 4-5 câu cạnh nhau mà không hề có sự liên hệ logic nào tử tế, cũng phục!]
- Cái quan trọng nhất của người cầm bút là phải có đạo và chiến đấu hết mình cho cái đạo của mình, không bao giờ chùn bước cho dù bị người này người kia công kích hoặc là bị một cái gì đó ngáng trở, vẫn phải tiếp tục đi. Trước khi là một nghệ sĩ phải là một hiệp sĩ đã. [Sợ quá, lại "sứ mệnh" rồi!]
- Việc giới trẻ trong phim vấp ngã là điều đương nhiên [Sao lại đương nhiên?] Nếu không vấp ngã thì không phải là giới trẻ [Hô hô, hay!] Họ phải tự lột xác rất nhiều lần thì mới có thể có chân dung hoàn thiện được. Tôi cũng là một người trẻ nên tôi hiểu [Chắc không?] Vì vậy những nhân vật của tôi có những sai lầm thế nào đi chăng nữa thì cũng không sao bởi vì họ không phải là người già [Người già mà vấp ngã thì gay nhỉ, vì không còn khả năng gượng dậy hoặc sửa chữa nữa? Ui, ý này thâm! :)].
- Điều tôi muốn gửi gắm ở đây là giới trẻ có ngông cuồng, có ngạo mạn, tự tin vào bản thân mình rồi họ vấp ngã cũng là cách để họ nhận ra, họ tự đứng lên. Tôi tin vào sự ủng hộ của khán giả đối với bộ phim này. [Chà, bao giờ VTV4 mới chiếu đây nhỉ?]
Bổ sung: "VieTimes" tiếp tục chiến dịch PR cho "Vòng nguyệt quế" ghê quá! Nếu chán, nên chuyển sang "Nghệ thuật cộng đồng không là cái gì cả?": "Với những gì đang diễn ra, với những phản biện của một chuyên gia đến từ Viện Goeth, thì nên chăng có thể hiểu, nghệ thuật đương đại là nghệ thuật “làm rối rắm, khó hiểu những vấn đề đơn giản”? Một người trong giới còn cảm thấy, sự xuất hiện của nghệ thuật đương đại chưa đúng lúc, thì công chúng, những người chưa biết gì về nó, đã sẵn sàng để “vào chợ”, “ra đường”???" (cảnh cáo bác Búp bê bằng bột ;))
(*) Ảnh: "Nụ cười hiền lành, nhưng lại bộc lộ sự tự tin hiếm có của cô gái tuổi 22", theo tác giả Giang Bách Phương.
38 nhận xét:
Em nghĩ văn nghệ sĩ có nổ một chút cũng là việc rất bình thường. Người ta có câu "văn mình, vợ người" mà. Kể cả nếu họ có một chút ảo tưởng nào đó về sứ mệnh nghề văn thì cũng là quá trình tự va chạm, tự khẳng định, tự tìm đường của họ, bác soi kỹ thế này em thấy không cần thiết lắm.
@deep: Tôi không thấy cô Hà Thủy Nguyên nổ gì nhiều.
@HL: Vâng, bác phản biện là bình thường thì việc em có ý kiến là bác hơi "soi" quá cũng là chuyện bình thường.
Nói thật, em không thấy bài cô Thủy Nguyên có gì thiếu chừng mực cả. Những cái nhận xét trong ngoặc của bác em thấy nặng phần suy diễn quá, đôi khi đi khá xa ý người phát biểu. Cũng có thể quan niệm về cái chừng mực của em hơi khác bác.
Việc một cô gái 22 tuổi viết văn vẫn tin tưởng vào có một cái "đạo" nào đó, cái "sứ mệnh" nào đó của việc viết văn thì gọi là ngây thơ cũng được, nhưng em không nghĩ đó là cái thích hợp để mang ra chế giễu. Hay những câu như "Việc giới trẻ trong phim vấp ngã là điều đương nhiên. Nếu không vấp ngã thì không phải là giới trẻ" nó thuần túy chỉ là các statement có thể không chặt chẽ 100% về mặt logic nhưng là một khái quát hóa mà người ta vẫn nói. Ví dụ cũng câu như cô ấy nói, giờ cô ấy thêm vào cái cụm từ "Người ta vẫn nói (hay có câu rằng) giới trẻ vấp ngã là điều đương nhiên. Nếu không vấp ngã thì không phải là giới trẻ" thì liệu bác có phản đối không? Và ý tứ thì chẳng khác gì ngoài việc đưa đẩy vài chữ cho nó có vẻ khách quan, không làm những người như bác H.L. phật ý.
Dang ky xem kenh cua Dai THVN o dau ha anh?
Nếu đúng như mấy bạn cho thông tin và dự báo thì hy vọng họ ko chiếu trên VTV 4, không có thì đi toi mấy chục ngày xa xứ :P
Nổ một chút khác với nổ nhiều chút :]
Em Thủy Nguyên này có một chút nổi tiếng nhất định, vì cuốn tiểu thuyết dày hơn 1000 trang có tên là Ngọn gió trần gian (hay thiên đường gì đó) được in từ khi em ấy mới 19 tuổi. Em ấy bên ngoài có vẻ rất nhẹ nhõm, khiêm tốn, mỗi cái lấy chồng hơi sớm. Hai ba năm rồi thì phải.
Có điều là, xem bộ phim này thấy nó dở ẹc.
Tuy nhiên, nó cũng chỉ dở ở mức độ mà phim truyền hình VN vẫn dở thế thôi.
Em cũng thấy bác Hoàng Linh cái này "mẹ chồng" quá ;)) Các phát biểu của em Thủy Nguyên cũng chả có gì quá sốc. Mấy cái kiểu trong phim vấp ngã là đương nhiên thì đương nhiên quá chứ gì nữa, không ai vấp ngã thì ai mà thèm coi phim :-D Chưa kể nghĩ lại ;)) khi người ta trẻ, có ai mà không "vấp ngã" lần nào. Không vấp ngã lần nào thì chán chết, hóa ra boring life hơn cả em :-D
Những phát biểu như vậy xưa nay tây ta nhiều lắm, người ta có thể đặt câu hỏi về độ đúng sai cũng như mức độ phổ quát ở từng thời điểm (giới trẻ cô đơn, giới trẻ hoang mang, giới trẻ suy đồi blahblah...) nhưng cũng không có gì để mang ra chế giễu, em nghĩ thế.
Còn người già nên cẩn thận hơn không nên vấp ngã là một điều được thừa nhận rộng rãi (theo ý kiến của em he he) :-D Đấy, dân gian còn có câu "già rồi còn dại" đầy ý phê phán, trong khi "trẻ dại" là một điều đương nhiên đáng dung thứ :-D
Tiếp tục truyền thống bỏ bóng đá người personal attack của dân tộc ta (he he 1 sự khái quát hóa khác mà theo ý em cũng được thừa nhận rộng rãi), thì anh Hoàng Linh mà cứ soi thế là tương lai bạn gái Cún sẽ đau thương lắm đấy, câu nào mở mồm ra cũng phải nghĩ và đưa vào các loại che chắn an toàn, chứ không cứ bị bác bẻ bai thế này tối về cháu nó lại khóc :-D
À à em Moonie nói mới nhớ ra cái quyển tiểu thuyết 1000 trang của em Nguyên, mình chưa đọc nhưng hồi đó cũng là hiện tượng lên nhiều báo ra phết.
Em nó nói nổi tiếng khá sớm thế là đúng rồi chứ gì nữa :-D
Cho em hỏi ạ, thế cái ảnh cô trên kia là nhà văn Thủy NGuyên đấy ạ?
Hì, em thì nghĩ ai cũng có quyền và dễ bị vấp ngã cả. Cái chính là nhìn ở góc độ nào, có người coi đó là vấp ngã, có người lại bảo đó là một bước đo đất đo giời gì đó hi hi.
@ Bác Nhị Linh: Cám ơn "tu chính" giá trị của bác ;)
Tuy nhiên, em Nguyên này trẻ và viết được dài như thế, lại được có nơi in, thì tôi thấy cũng giỏi đấy chứ? :)
@ Hoa Pion:
- Chắc vậy, thấy báo bảo thế (vụ hình em nhà văn trẻ).
- Anh ko có ý kiến gì về việc vấp ngã, vì đúng là ai cũng có thể, cũng dễ, và cũng có quyền vấp.
Anh chỉ hơi buồn cười những tuyên bố hơi tự nhiên chủ nghĩa: "Việc giới trẻ trong phim vấp ngã là điều ĐƯƠNG NHIÊN. Nếu không vấp ngã thì KHÔNG PHẢI LÀ GIỚI TRẺ...", v.v...
Còn 1 điều nữa là trên báo chí nhà mình ít khi thấy các em (anh, chị, cô bác...) trả lời đúng vào trọng tâm câu được hỏi, cứ hỏi A nhất định là phải nói B đâu đâu... Lắm khi rất uyên bác, "lập thuyết", nhưng trật lấc :)
Tu chính cho các bác không lại một lúc không biết là đang cãi cái gì :)) Tên tiểu thuyết đầu tay dày cộp xứ sở thần tiên này xứ sở thần tiên nọ của em HTN là "Điệu nhạc trần gian". Nó không thành công, vì đơn giản là nó rất chán. Quyển mới đây tên là "Cầm thư quán" về Lê Thánh Tông, số phận còn tệ hơn.
Còn tại sao lại có loạt bài này trên Vietimes, trong khi các báo khác đều lên tiếng phàn nàn chê bai? Đấy là vì Vietimes từ lâu nay đã nuôi tham vọng đánh tơi bời các nhà văn trẻ Việt Nam nhưng chắc cũng nhụt chí sau mấy cái vụ ì xèo, giờ vớ được quả "Vòng nguyệt thối" này sướng quá rú cả lên hehe.
Hìhì, nếu văn nghệ sĩ nổ một chút là chuyện bình thường thì người dân "phản biện" một tí cũng là chuyện bình thường chứ :)
Với cả, văn nghệ sĩ hay có được diễn đàn trên báo chí, TV... nên họ càng cần chừng mực khi phát biểu chứ nhỉ? :)
Hehe, đọc blog về phim này thấy các nhà báo phẫn nộ vì nhân vật nhà báo trong phim xấu. Còn vào đây lại thấy có dịch giả uất ức vì dịch giả trong phim "giàu thế sành điệu thế xã hộ đen thế"
Báo VieTimes làm chùm bài PV lình xình, bơm thổi cho phim này quá tệ.
Em Hà Thuỷ Nguyên trả lời nông cạn thế kia, thảo nào phim ko nuốt nổi là phải. Các nhân vật trong phim của em ấy, cũng nông cạn, hời hợt như em ấy.
Ông Khải Hưng chưa bao giờ là 1 người trả lời PV khôn ngoan cả. Ngày xưa ông này từng bị chửi tơi bời vì tội trả lời PV trên HHT về phim "Văn nghệ chủ nhật" trên VTV3: Ai ko thích xem thì tắt ti-vi đi.
Em là em chỉ hơi tò mò quả này. Chị Thuỳ Linh biên tập viên phim nổi tiếng của VTV3 xưa nay, cứ nhấm nháy ngay từ sapo bài PV:
"Khán giả hãy xem hết 25 tập phim rồi hãy đánh giá một cách khách quan và công bằng nhất. Thật đáng tiếc, họ lại chưa nhìn thấy được thiên lương và những gì tốt đẹp trong của các nhân vật trong phim."
Người ta thường nói là "thùng rỗng thì kêu to". Khà khà...
@ today 20: Ừ, có thể, anh đanh đá quá :)
1. Anh ko hề biết em Nguyên, cùng cuốn tiểu thuyết một ngàn trang ấy (đây là lỗi của anh). Do đó, khi nghe em thấy tự nói là em ấy đã nổi tiếng sớm, thì thấy hơi dị ứng, mà chưa có được cái nhìn thực tế là văn nghệ sĩ (trẻ) thời nay thường có phong cách tự tin (hơn xưa?)
2. Các phát biểu của em Nguyên thì có gì gây sốc đâu, chỉ là (cá nhân anh) thấy nó „nổ”, có vẻ khuếch trương, to tát. Tất nhiên em ấy có quyền nói thế, có ai cấm đâu :)
3. Như đã nói, anh chưa xem phim nên biết mò đâu về chuyện trong phim người ta vấp ngã như thế nào? Chỉ căn cứ vào lời lẽ em Nguyên trả lời phỏng vấn thôi, hy vọng ký giả thực hiện ghi đúng. Thấy có cái gì (mà anh nghĩ) ko logic, thì nói, vậy thôi.
4. Ở đây, là đang nói về những gì em Nguyên nói, chứ anh cũng ko có ý đả kích cá nhân (anh ko biết cá nhân em này :).
@ Linh: Ừ, có thể thế :)
Nhắc lại, đây là ý kiến riêng thôi, cũng ko bởi lý do em Nguyên ko „đưa đẩy vài chữ cho nó có vẻ khách quan” :). Mà mình cũng ko „phật ý” gì cả. Đọc những bài có cái để mình nói, vẫn hơi cả tỉ bài mà ko hề để lại bất cứ cái gì :)
Hic! Tớ cũng là một Người Trẻ. Hèn chi vấp té liên tục. Nhưng mà có sao đâu nhỉ, "người trẻ vấp ngã là đương nhiên" cơ mà.
Ô, mọi người bàn tán gì thế? Phim hay đấy chứ. Đội ngũ làm phim vừa trẻ vừa khỏe. Đẹp nữa, tất nhiên.
Nói riêng với anh Linh, cái duy nhất em không thích ở phim này là em cứ phải vừa xem vừa nghiến răng ken két vì ghen ghét: "Thôi, mình mất mẹ nó chức Thiên hạ Đệ Nhất Lố bịch rồi!!!"
Hị hị em thấy được in sách khá sớm với nổi tiếng từ khá sớm nó cứ khác nhau như thế nào ấy :)) Chửi là tô đen thì cũng chẳng được. Không tô đen thì sẽ bôi hồng, mà không tô đen bôi hồng thì sẽ là phản ánh hiện thực một cách thô thiển :))
Nhưng chuyện đó chả nói làm gì, trật lấc trật lấc :)) Ở đây là cái phim thì ra sao. Em rất ghét xem phim truyền hình, và nghĩ là 99% phim truyền hình của bất kỳ nước nào cũng chỉ nhằm phục vụ các bà nội trợ (desperate or not), nhưng vì cũng thấy lắm lùm xùm tò mò nên có xem qua phim này, lõm bõm được vài tập. Theo em thì quay phim cũng ok, diễn viên mặt mũi sạch sẽ, đạo cụ bối cảnh không bị quê quê. Chỉ có cái là kịch bản nó kém quá.
Thành ra người lên tiếng ủng hộ rất to là Thùy Linh very ridiculous: đã không biên tập được cho nó hay hơn mà khi thấy bị chê thì nhảy ra nói cái kiểu cố mà hiểu đi cố mà hiểu đi. Kịch bản kém chẳng hạn như đúng đoạn em xem, thế này: hai anh chị Đông Bích (nhà văn nhân vật chính) và anh gì giám đốc nhà sách Lam Điền tự dưng nhảy vào yêu nhau (cái này thôi cũng được đi) và gọi điện cho nhau. Anh chị hẹn chị ăn cơm với bố mẹ rồi sẽ sang với anh. Anh vẫn đang nói chuyện điện thoại thì bạn ở cùng nhà về mua cả thịt chó, hai anh bèn ngồi vào ăn, chưa được miếng nào thì chị Đông Bích đã đến: hóa ra chị ăn với bố mẹ, phóng xe, thậm chí còn kịp mua hoa, mà chỉ mất khoảng 10 phút. Timing như thế, hỏi làm sao mà làm nổi phim hình sự :))
Kịch bản cũng xây dựng nhân vật có đầu óc biased: cô nhà văn được tác giả kịch bản cố tình hướng đến hình mẫu của chính mình, kiểu ca ngợi Á Đông còn thì miệt thị phương Tây kiểu kiểu đó. Tầm 18, 19 tuổi nghĩ thế còn được, 22, 23 vẫn vậy thì tệ quá.
Nhưng bực nhất là không hiểu lôi đâu từ thực tế có anh dịch giả giàu thế sành điệu thế xã hội đen thế hehe :))
Có khi thực tế có thế thật đấy bạn Nhị Linh ;)) cố lên, phần dịch giả và sành điệu có rồi đấy :-D
À ừ, cuốn sách của em Nguyên là Điệu nhạc trần gian, ngày xưa in bìa cứng đỏ chói. Thú thật là em chưa đọc chữ nào trong đó. Em chỉ ngó thấy em Thủy Nguyên này vài lần khi còn đi học, nhìn bên ngoài khá có cảm tình, ít nói, phốp pháp. Hehe.
Thiên hạ bàn cãi loạn xị vì chuyện sát thực hay không sát thực... Bệnh tại miệng rồi, phi thực tế hay thực tế quá là không được. Em chỉ xem có mỗi một đoạn khi anh dệch giả đi xe ô tô tới đón cô Đông Bích ở cổng trường(ờ, cái này thì em cũng hơi kinh ngạc, nhưng vừa vừa, vì dệch giả ở VN vẫn có thể giàu cỡ đó nếu có làm kinh doanh hoành tráng, ví dụ như cái anh gì dịch Nửa kia của Hitler ấy, hí hí). Đoạn này nó đậm chất phim truyền hình VN ở chỗ khi em Đông Bích tiến tới chỗ cái xe, mọc ngay ra hai em sinh viên nữ nói rõ to với nhau: Nhìn kìa, hơn kém nhau cả hai chục tuổi mà cứ anh anh em em ngọt xớt. Một chi tiết thừa thãi, vô ích và tốn nguyên một cảnh quay hai diễn viên, chẳng hỗ trợ gì cho cả nhân vật lẫn câu chuyện, lặp đi lặp lại qua quá nhiều phim mà không chán. Ngán không thể tả được, em chuyển kênh luôn.
Hehe.
@ Trang: Có cái chức Đệ nhất lố bịch mà cũng tranh nhau, rõ lố thật :)
em này máy nổ thật, nhưng mà kệ chứ! em nghĩ là các bác cứ để các em trẻ nổ cho đã đời, nếu đó là những suy nghĩ thật của các em, nếu cái số em ấy sẽ thành người có bản lĩnh văn hoá thật, thì một ngày nào đó em ý sẽ khôn ra mà tự cắn lưỡi đào lỗ nẻ như mình, còn nếu không thì sẽ chết thôi, dù em ấy và fan em ấy kh nghĩ thế thì sự thật vẫn là thế. Còn nếu các bác soi kỹ các bạn trẻ quá, thì các bạn ấy chột hết. Như em đây, phát biểu 10 câu hôm sau thấy 9 câu rưỡi ngu, mình thấy ngu mình lại bập bập, nói lại, hôm sau lại thấy vẫn ngu, chỉ là ngu kiểu khác, thì lại bập bập, hì hì. Đến Đảng sáng suốt, tập trung tinh hoa trí tuệ của toàn dân tộc thế mà còn cứ sửa lại sai, sai lại sửa mà! Còn tờ báo nào đăng loại bài nào, thì sẽ nói lên tờ báo đó đứng ở vị trí nào, thế thôi.
bập bập, câu lỗ nẻ trên xin đọc là: muốn đào lỗ nẻ tự chui xuống, vừa viết xong đã thấy sai, sai lại sửa, sửa rồi khéo vẫn sai, hihi!
Hihi, thì nhận xét thế thôi, chứ đâu có cấm đoán được các em ấy "Bình Đà" :). Với lại, cũng nên có thế này thế khác, chú ai cũng uốn lưỡi cả chục lần trước khi nói, thì báo chí bờ-lốc ỉu lắm :)
Anh Linh ơi là anh Linh, người ta đã nói là người ta được quyền sai hay là vấp ngã gì đó thì giả như người ta có nổ, nổ hơi nhiều, rất nổ, vân vân và mi vân, đi chăng nữa thì âu cũng nằm trong cái quyền hay cái đương nhiên kia rồi :-)
@ Very_...: Hìhì, đã bảo là "Bình Đà" mà, ai cũng có quyền lên Bình Đà cả. Cơ mà tết nhất hẵng nên lến đấy thôi... :)
"v.v.. và mi vân", có phải là một em mà giống kiểu Thủy Top ko nhỉ? Gần đây anh mới đọc trên TPO về Thủy Top, thanh niên thời nay sợ nhỉ? ;)
Doc bai tra loi phong van nay xong, chan cha muon noi.
Moi cac bac vao http://WWW.Diendanvanhoathethao.net, muc Nho vang anh
cho em bàn sang chuyện phim tý nhá vì em chưa kịp đọc bài phê bình của cô Hà Thuỷ Nguyên. Khen chê là chuyện thg tình khi ai đó đánh giá một chủ thể. Với em thì phim VN muôn đời vẫn vậy trừ những phim đc dàn dựng từ những tác phẩm VH kinh điển. Có lẽ đây là lần đầu tiên đạo diễn VN dựng phim về làng Văn, thế giới mà ít người hiểu rõ và hiểu hết. Nhưng đạo diễn thì vẫn coi thg ng xem lắm vì cho rằng người xem ko hiểu rõ và hết nên thích bốc phét ra sao thì bốc phét. Hay thế chứ. Một nhà văn,hay nhà thơ nếu ko có tâm hồn đẹp thì lấy đâu ra những tác phẩm hay. Đằng này nhà văn trẻ thì quan hệ với đủ loại đàn ông, cứ đi du lịch với nhau là ngủ chung phòng, hôm trước chia tay ng này mai đã yêu ngay ng khác, rồi đc mệnh danh là Điêu Thuyền của làng Văn; một nhà văn trẻ khác thì suốt ngày dùng thủ đoạn để giành giật bạn tình và giành giật vị trí khác nào cave làng Văn; nhà thơ thì nghiện ngập (tất nhiên cũng chỉ là sự vô tình đem lại) nhưng bản chất thì chất chưởng, vô công rồi nghề.............Những điển hình lớn đó có nên đại diện cho làng Văn. Và cuối cùng thì cho đến hôm nay (tuy bộ phim chưa chấm dứt) nhưng em chả hiểu thông điệp mà đạo diễn muốn chuyển tới người xem. Có phải là những vết đen trong làng Văn hay là sự vươn lên của con người, những điển hình tâm hồn thiếu lành mạnh có nên cho ra những tác phẩm của mình và có nên ca thán như vậy. Đó là cái mà em băn khoăn, và bài báo của chị Hà Thuỷ NGuyên cũng có ý đồ tương tự........ Hi, hôm nay em chính luận quá anh Linh nhỉ
@ Anna: Anh nghĩ rằng sẽ nhẹ nhàng hơn, nếu người đọc xác định rằng:
- Các nhân vật trong phim ko đại diện cho văn giới, việc họ là nhà văn nhà dịch nhà báo hay nhà gì đi nữa... chỉ là... ngẫu nhiên mà thôi :) (em xem lại entry về "tính đại diện chưa cao" của anh ấy, vụ hoa hậu :)
- Và nếu đã ko phải đại diện thì mặc kệ họ, mình chỉ cần xem tính chân thực của phim đến đâu, nó có quá phi lý hay vô duyên không, v.v...
- Còn em Nguyên "Bình Đà" thì đó là quyền của em ấy, nhà văn họ có quyền "cao vọng", mình phê phán, nhận xét nhưng cũng tôn trọng :)
- Vớ vấn, nhiều tác phẩm chả có thông điệp quái gì cả (cho dù tác giả có muốn đi nữa), nên em chớ băn khoăn về vụ ấy... ;)
Nói thêm là anh cũng chưa xem phim, nhưng qua các cuộc tranh luận thì lờ mờ hiểu (đoán) là tại sao phim bị kêu ca ghê thế.
hôm nay em đọc thêm một phản hồi nữa trên báo Lao động của khán giả khi xem phim. Họ gọi đó là thứ rác rưởi, hic.....Chả hiểu đó là thất bại hay thành công của đạo diễn nữa. Khen chê cũng nhiều nhưng nhìn chung khán giả VN cũng thuộc hàng dễ tính, đa trình độ nên thế nào cũng đc. Như bà giúp việc nhà em ý, xem say mê và thích thú. Còn mình thì càng xem càng thấy khó chịu vì mình đâu phải xem chỉ để xem, giải trí cũng phải cho hay ho chứ.
- Còn nếu đi theo tính chân thực như anh nói thì em cũng chả hiểu nó nói về cái gì, ca ngợi phê phán cái gì. Nếu bóc đi những từ đc nhắc đi nhắc lại như "văn sỹ, dịch giả hay nhà thơ" thì bộ phim cũng chỉ nằm trong một loạt phim ko có điểm nhấn chủ đạo.
- Hay nhất là vừa đọc báo này phê phán thậm tệ đã thấy báo kia tăng bốc lên giời
xem phim thấy nv hân như cave í, đang yêu nv quang thì đến nói chuyện với nv long là sẽ nhớ mãi những kỷ niệm khi lên giường với long, tóm lại nv quang ko nên yêu nv hân
Đăng nhận xét