20/3/09

Tôn vinh nghề xe ôm?



Lại một quyết định ngu si và tối kiến, nếu được phê chuẩn: "Quản lý xe ôm để... tôn vinh nghề xe ôm"!

Bài phỏng vấn ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải), người chủ trì soạn thảo bản thông tư "quản lý xe ôm", có mấy câu hay:

Hỏi: Nhưng thưa ông, quan trọng nhất là làm sao để phân biệt được người hành nghề xe ôm với người dân bình thường đi đưa đón người thân để từ đó, lực lượng chức năng biết mà xử lý?

Đáp: Vì thế, cần phân loại đối tượng xe ôm. Nghề này rất đa dạng. Có người làm thêm, nhưng cũng có người làm nghề "chuyên nghiệp". Mà tôi nghĩ, những người làm nghề chuyên nghiệp, nghĩa là muốn kiếm tiền thường xuyên và chân chính bằng nghề này thì họ nên đăng ký, nên tập hợp lại, có đồng phục, có tổ chức. Như thế cũng là một cách để tôn vinh một nghề lao động đàng hoàng.

Hỏi: Về việc quản lý giá, ngay trong vận tải hành khách bằng ô tô nhà nước cũng không còn quản lý giá trần, nhưng dự thảo lại nói đưa ra khung giá trần. Vậy có phải một bước thụt lùi về chính sách?

Đáp: Lúc soạn thảo, anh em cũng bức xúc xe ôm ở chỗ bị chặt chém, bị ép giá nên họ "máu" quá mà đưa vào. Cái này là thuộc thẩm quyền ngành tài chính. Nên dự thảo việc quản lý giá vé chắc sẽ phải bỏ đi.

Ai muốn nói gì thì nói, lạy cụ những kiểu quản lý nhằm "tôn vinh" nghề nghiệp thế này. Thêm nữa, nếu dự thảo quản lý lại do các "anh em" "máu" như thế làm, thì chết mất!

*

Hồi về Việt Nam, bố cún cũng hay đi xe ôm. Có cảm giác đa phần xe ôm là người làm ăn lương thiện, cực khổ, bần cùng nên mới phải làm cái nghề mệt nhọc này. Tất nhiên họ cũng có nói thách (nhất là khi thấy bố cún có vẻ ngớ ngẩn, đường xá chẳng biết), nhưng thường cứ mặc cả chừng 30-50% là ra giá đúng (hoặc cũng chỉ sai lệch vài ngàn, cũng không nhiều). Mấy khi "chặt", "chém" được ai đâu?

Trong số những xe ôm bố cún đi, chưa thấy ai ăn nói lỗ mãng, bất lịch sự (như bố cún đã thấy ở nhiều ngành dịch vụ khác ở Việt Nam), thậm chí có người còn thơ phú rất khá (thơ bậy bạ thôi, nhưng hay - tiếc là không nhớ lại được để bốt ở đây). Nói chung, có lẽ xe ôm chưa phải là nhóm đối tượng gây hại gì đáng kể cho xã hội để phải "xử lý", "quản lý". Ngược lại, bố cún đã thấy cảnh một xe ôm đứng tuổi phải van lạy một cô gái "chó cậy gần nhà" (có lẽ chỉ bằng tuổi cháu ông), sau khi cô kia chửi bới ỏm tỏi rất tục tằn, rồi đập phá chiếc xe máy và dọa "sẽ không cho mày còn đường sống ở đây nữa".

*

Dĩ nhiên, việc của nhà nước là cứ ra thông tư, quản lý bừa bãi những gì mà thực ra, họ bất lực. Tuy nhiên, làm gì cũng nên phai phải thôi: sao đến giờ, chưa có những quy định để phạt thật nặng những tối kiến ngu đần và có hại đến tâm trạng của cả xã hội (nói đúng hơn là gây stress cho một bộ phận đáng kể trong xã hội), như kiểu cấm phụ nữ ngực nhỏ lái xe máy, hoặc "quản lý để tôn vình nghề xe ôm" này nhỉ?

(*) Minh họa của H.Lê, VNN.

11 nhận xét:

Sweet tears nói...

Neu bat xe om dang ky hanh nghe de thu thue thi cung nen hop phap hoa callgirls de vua tang ngan sach Nha nuoc, vua giam duoc " te nan " xa hoi ( bao ke, benh tat...) !!! ;-)

Ferenc Luu nói...

Cái này em cũng đọc qua. Cảm thấy có cái gì đó vui vui, nhưng bất hợp lý. Anh Linh in đậm mấy dòng hay quá. Cái ông này sắp thành bác Hồ khen:"Không có nghề gì là thấp hèn" và tặng luôn cho cái anh gì đó chăn bò huân chương Hồ Chí Minh. (hihihi- con cháu cụ Hồ cả).
Còn cái vụ "máu" quá mà ra luật thì đây đâu phải lần đầu. Cứ máu vậy mới có vụ không đủ cân không lái xe máy chứ.
Còn nếu chuyện thuế má vào đây thì rõ khổ lắm. Đúng là ngành xe ôm sắp thành ... ngành giáo đến nơi rồi. (Trộm ý tưởng của bogger Trang).

Trang nói...

Chính quyền đang muốn tôn vinh nghề xe ôm, thôi thế là toi mấy anh lái xe ôm rồi!
Ở VN có một thực tế là giới nào được tôn vinh thì giới ấy khốn nạn lắm. Ví dụ em thấy các bài hát ca ngợi nghề giáo, y tế, phụ nữ, đầy ra đấy, chưa thấy bài hát nào ca ngợi dân bán hàng cơm cả. Nhưng chính ra dân bán hàng cơm, trộm vía, lại sống rất ổn.
Cũng như là phụ nữ được ca ngợi nhiều trong khi chả có bài hát nào tôn vinh đàn ông cả, trên thực tế giới nào được nhiều ưu đãi hơn thì ai cũng biết :-D
Khổ thân các anh xe ôm, tự nhiên thì lại sắp lãnh “một phát tôn vinh bỏ mẹ đời”…

Hoang Linh nói...

"Tôn vinh" bằng hành động cụ thể ấy chứ, đâu cần chờ đến ngày? ;)

Nguyen Xuan Dien nói...

Ah!Hôm nay đi xem ôm, anh em người ta bảo bố ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải), trước cũng làm nghề xe ôm bác ạ! Nên ông ấy tôn vinh cũng phải thôi

Hoang Linh nói...

@ Trang: Ý tưởng hay, nhưng... phản động: Muốn cho giới nào chết, thì cứ... tôn vinh giới ấy ;)
(Anh có nghe 1 mật tin, là giới ký giả, một lần nữa, sắp được [tái] tôn vinh :))
@ ST: Đề tài hợp pháp hóa callgirl hay đấy (vì là thứ "cũ người mới ta"), bác entry mổ xẻ vụ này đi :)
@ Quỳnh: Em định nói anh Hồ(i) Giáo, chăn bò quen đến mức yêu bò như yêu vợ, hôn hít các kiểu? ;)

Trang nói...

Phụ nữ VN có 2 ngày kỷ niệm là 8/3 và 20/10, khổ gấp đôi nam giới.
Giới ký giả đã có ngày 21/6 rùi, nếu được tôn vinh, thêm ngày nữa, thì chúng nó khổ gấp đôi bây giờ à anh? :-((

Hoang Linh nói...

Đề nghị bác Diện ko lôi chủ nghĩa lý lịch để "tôn vinh" lãnh đạo nhé ;)

Ferenc Luu nói...

Hihihi. Anh Linh lại giật title shock cho blog rồi. Làm em lao đầu chạy qua, tưởng có tin "Giới ký giả lại sắp được/bị tôn vinh" thật.
Cái vụ anh Hồ Giáo tí nữa thì em nhớ nhầm sang ... Hồ Dzếnh. Cứ viết anh Hồ Dzếnh vừa chăn bò vừa viết văn, được cụ ... (cũng) Hồ khen thì có khi em bị cười thối mũi. :P.
Khi nào cánh nhà báo cũng được tôn vinh như cánh ... phụ nữ hay ... xe ôm thì em lên này bỏ bom blog anh Linh. :D.

Zaisev nói...

Bỏ mẹ rồi bác ơi, em cũng đang định về vác con xe máy ra ngồi ở cổng bệnh viện vừa ngắm gái vừa chở khách đây.

Diệu Hồng Đặng nói...

Du học sinh ở Úc: một ngày nghỉ của họ như thế nào? Hư hỏng: Tin đồn hay tin xịn (sự thật?)

Đăng nhận xét