14/10/08

...



Nghe bản thu âm phiên tòa, anh Chiến trả lời đĩnh đạc và đường hoàng! Còn những câu vặn vẹo, thậm chí cắt ngang anh Chiến (chắc sợ... anh ấy nói ra nhiều cái "bất tiện"?) của ông đại diện HĐXX, thấy quá thảm hại và nhếch nhác. Thậm chí bất lịch sự! Buồn! :((

Ngẫm lại, sao đưa tin mà khổ như thế? Nếu đưa tin mà phải "phối kiểm thông tin từ 5 nguồn" như anh Chiến khẳng định, thì làm tin như thế là quá cẩn trọng còn gì? Nhà báo chỉ cần có nguồn là đủ, dẫn được ra nguồn là đủ, chuyện xác thực hay không, đúng sai đến đâu có phải là bổn phận của nhà báo đâu. Ký giả cũng không phải là thám tử hay... mật vụ mà phải làm thay việc của cơ quan điều tra.

Vừa vừa phải phải thôi, thì còn chịu được...

Bổ sung: Nói thêm về cách dùng từ nhố nhăng (đã được/bị chỉ đạo?) của báo chí: "nguyên nhà báo".

"Nguyên" là cái gì? Là đã từng, nhỉ. Như vậy, chỉ có thể dùng nó khi hai anh Hải và Chiến không còn viết báo nữa, ví dụ, hai anh chính thức tuyên bố chuyển nghề, đi cày, và đoạn tuyện với "cây viết". Còn, giả sử, hai anh có bị tước thẻ (hành nghề) báo chí, tước hội tịch (Hội Nhà báo), bị cấm viết... mà vẫn cứ viết (chui lủi, dưới tên người khác, hoặc viết để đấy, viết để lên blog...), thì họ vẫn cứ là nhà báo.

Cũng lạ! Sau thời Nhân văn Giải phẩm, hàng loạt nhà văn bị cấm viết, không thấy ai gọi họ là "nguyên nhà văn"...

(*) Ảnh trên là của VNN với chú thích "Đồng nghiệp và hoa". Lại nhớ hồi ông Nguyễn Việt Tiến được phóng thích, báo chí cũng loan những tấm ảnh ông ta ôm hoa...

4 nhận xét:

quê choa nói...

thật lòng bọ rất cảm phục và thương Nguyễn Việt Chiến. Làm như anh là đúng, chứ ân hận một phát, lợi lộc đâu không biết nhưng cả đời ân hân...

2Ti nói...

Buồn thật :(((

Hoang Linh nói...

T.H.: Em đặt cái câu anh viết vào ngữ cảnh (và hoàn cảnh cụ thể) của nó, đừng cắt xén như thế chứ. Nhà báo đưa tin có nguồn (và có những lý do để tin vào sự xác tín của nguồn đó) là đủ. Còn nếu về sau, hóa ra nguồn đó là sai, thì nhà báo (tòa báo) có thể chịu một phần trong đó, tùy trường hợp, nhưng đây là đối tượng của Luật Dân sự và Báo chí (nếu chỉ ra được khách thể bị thiệt hại vì tin sai ấy, và khách thể ấy đứng ra kiện báo chí theo Luật Dân sự).
Nhà báo, nói chung, không phải là cơ quan điều tra và cũng không có điều kiện, không có những công cụ như của công an điều tra để có thể xem xét tính đúng, sai tuyệt đối của một thông tin (nếu có cái gọi là đúng, sai tuyệt đối). Ngay cơ quan điều tra cũng có thể thay đổi xoành xoạch về hiện trạng vụ án trong quá trình tiến hành thủ tục điều tra, chưa nói đến chuyện tòa các cấp cũng có thể thay đổi phán quyết của mình là điều bình thường, vậy trong thời gian vài năm ấy (từ khi bắt đầu điều tra đến khi có phán quyết có hiệu lực pháp lý), nhà báo làm gì, nếu không dựa vào những nguồn (như các thành viên cơ quan điều tra, hoặc một số nguồn riêng có thể tin cậy được), để đưa tin cho dân được biết?

T.H nói...

"chuyện xác thực hay không, đúng sai đến đâu có phải là bổn phận của nhà báo đâu" <--- ủa có cái này thật hả anh? Nghe chừng cảm tính quá. Nhà báo mà đưa tin sai đâu còn gọi là nhà báo nữa nhỉ? Phải gọi là buôn chuyện mới đúng. Cái này thì lá cải thừa sức, mà chẳng mấy khi người ta kiện được.

Đăng nhận xét