16/3/08

Người Việt có mê đọc sách?



“VietNamNet” lại giật tít rất vớ vẩn ở bài này: “Nói người Việt không đọc sách là xúc phạm dân tộc”.

Đây là bài report về hội thảo “Người Việt có mê đọc sách?” ở Sài Gòn (ngày 15-3 qua), và đây thực ra là đề tài nghiêm túc, đáng để ý.

Trong bài viết, ký giả có điểm qua một số ý kiến của hội thảo, đại để như:

- Một thống kê cho thấy trong số hơn 250 triệu bản sách in của cả nước trong năm 2007, có tới 80% là sách giáo khoa, số sách khác còn lại 20% chia cho đầu người chỉ đạt chừng 0,6 cuốn/người. PGS.TS Trần Hữu Tá cho rằng chỉ số này thấp khó tưởng tượng, "nó quá bi đát và không thể chấp nhận được".

- TS (nhà văn) Ngô Tự Lập (bạn của bạn Minh?): dân ta không đọc sách là điều... đáng mừng vì có quá nhiều sách dở, sách cẩu thả mà theo bác Lập thì "sách dịch vừa thiếu, vừa yếu, vừa lệch lạc, sách trong nước chủ yếu là sách văn học, còn sách nghiên cứu thì quá nhạt nhẽo".

- Một cử tọa: khi chưa có nhiều cơm để ăn, thì có thể ăn tạm mì, bắp, nhưng không thể cứ kéo dài tình trạng kham khổ này mãi đến mức bị cho rằng... ghét cơm.

- Giảng viên Phạm Xuân Thạch (Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội): đồng tình với quan điểm không có nhiều sách hay để đọc, nhưng lại cho rằng nếu thiếu những con số thống kê, căn cứ khoa học thuyết phục, thì khẳng định hay phủ định câu hỏi “Người Việt có mê đọc sách?” đều không chính xác và sẽ rơi vào tình trạng thầy bói xem voi.

- Bà Quách Thu Nguyệt, giám đốc NXB Trẻ đưa ra các giải pháp "để người Việt mê đọc sách hơn": tạo dựng thói quen đọc sách từ nhỏ, thay đổi phương pháp dạy học, cần có nhiều sách hay và giá sách phải... rẻ.

v.v…

Như vậy, ý kiến đặt ra trong hội thảo tuy đa dạng, nhưng theo report thì có lẽ ai nấy đều đồng ý là việc đọc sách hiện nay "có vấn đề" (theo cách nói của TS Trần Đình Thiên, phó viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam). Tuy nhiên, ông Thiên này – theo report - lại “bồi” thêm rằng, “cần phải nói rõ "người Việt" [ít, hoặc không đọc sách] đó là những ai, đọc với động cơ nào và bằng năng lực gì”, “bởi theo ông, nói người Việt không đọc sách, e chừng xúc phạm dân tộc!

Và ký giả vớ luôn câu nói có vẻ “quan điểm” ấy, bỏ qua ngữ cảnh của nó, "biên tập" từ "e chừng", tương làm tít cả bài cho giật gân!

(*) Ảnh minh họa của VNN được chú là “Đọc sách "cọp" trong nhà sách”, đầy tính bỉ thử. Nhà sách là nơi giới thiệu & bán sách, người đọc có quyền mua, hoặc… đọc chơi để có thông tin, rồi lúc khác mua, hoặc không mua. Cho dù không mua đi nữa, thì chức năng giới thiệu, quảng bá sách cũng đã được thực hiện. Chữ “cọp” dùng ở đây, tưởng là vui, hóm, mà hóa vô duyên!

Bố cún, khi có thời gian, cũng hay tạt qua hiệu sách, mua thì ít, mà đọc “cọp” như vậy là chủ yếu, vì sách nhiều như bể, sức mấy mà mua? Trong trường hợp này, “cọp” là rất lành mạnh ;)

11 nhận xét:

Hoa Pion nói...

Hi hi, cứ phê bình (nói xấu) dân tộc là xúc phạm dân tộc rùi còn gì :P

Người Trẻ nói...

Entry tuyệt vời!
Em đồng tình với tất cả những ý kiến của anh bên trên.
Cánh báo chí nhà mình sẽ bám theo thành công doanh thu của hội sách kỳ này mà tiếp tục tán dương "văn hóa đọc" cho anh xem...

Katia nói...

Eo ôi, sao mà giật cái tít kinh thế :D
Em thì ít đọc sách nước ngoài. Đầu óc giờ nhạt nhạt, toàn đọc sách truyện VN, mà đặc biệt là văn mới thôi anh ạ :(

Hoang Linh nói...

@ Katia: "Văn mới" ví dụ như văn của ai? Kiểu như của chị Triệu Vương? ;)
@ 2Ti: Cứ bình tĩnh, chịu khó đọc là OK rồi. Anh phải cám ơn những ai chịu khó đọc sách văn học ;). Mệt lắm!

Hoang Linh nói...

@ Hoa Pion: Ừ, phải nói cụ thể, ví dụ anh A., chị B. ít đọc sách. Cho dù con số những anh A. chị B. này có thể lên tới vài chục triệu người, thì vẫn ko thể nói "dân tộc Việt Nam ít đọc sách" được, nhỉ? Ngượng lắm, ko là "đỉnh cao trí tuệ" được :((

PVNH nói...

Hihi, em thấy thế hệ trẻ bây giờ, ai thích đọc sách thật, thì toàn đọc sách gốc là chính (bằng tiếng Anh, Pháp, Nga,...). Còn những người nghiên cứu thì đọc sách nước ngoài là thường xuyên rồi :D
Nhưng cũng phải công nhận là so với thế hệ bọn em (không dám so với thế hệ trước nữa nhé :p ), thì bây giờ, tỷ lệ đọc sách cũng giảm đi đáng kể. Mà nếu có đọc thì cũng toàn mấy kiểu truyện tranh (Doremon, 7 Viên Ngọc Rồng, Thủy Thủ Mặt Trăng, v.v...).
Em là em khá phản đối đọc truyện tranh (nhất là khi trước đó người đó chưa đọc được nhiều sách mấy), vì nó làm mất đi trí tưởng tượng riêng của mỗi con người (có thể thỉnh thoảng cho một vài tranh vẽ vào minh họa để tăng thêm phần sinh động, nhưng dù gì đi chăng nữa, nó vẫn tác động và điều khiển trí tưởng tượng cuả mình). Hơn nữa, truyện tranh thường sử dụng những từ ngữ mạnh, câu nói ngắn (vì có hình ảnh mình họa rồi còn đâu), làm cho người đọc nó không còn biết cách dùng từ ngữ để miêu tả cảm xúc, hoặc đon giản hơn là viết (tả) về một cái gì đó...).
Mà nói đến đọc sách, em cũng sẽ phải tự nhủ là phải chăm đọc sách hơn, chứ khoảng 10 năm trở lại đây, số lượng sách Văn học em đọc chỉ được đếm trên đầu ngón tay :-(

Zaisev nói...

Thừa nhận là maấyku nhà báo giật tít kinh. EM cũng định vieết vài dòng chửi thì bác đã làm hộ em.
Bố khỉ, trung bình mỗi năm đọc 0,6 quyển sánh/đầu người thì xúc phạm gì.
Ra đường toàn thấy cầm di động với mấy tờ báo lá cải chứ có thấy mấy ai cầm trên tay quyển sách đâu, trừ mấy chú sinh viên cầm giáo trình:)

Hoang Linh nói...

Đề tài của hội thảo rộng như biển, khó có được câu kết rốt ráo lắm! Một phần, vì mọi thứ Việt Nam mình hay dựa theo cảm tính, kêu ca này nọ cũng vậy, ko có công trình nghiên cứu thống kê - xã hội học nào nên hồn. Phần vì, "đọc" và "sách" có thể định nghĩa theo nhiều kiểu, quan trọng là "đọc" gì, "sách" thế nào? ;)
Cũng vậy, có lẽ nên tổ chức hàng loạt hội thảo khác cùng đề tài, ví dụ: "Người Việt có thích nghe nhạc?" (có chứ, và thích hát nữa, nhỉ, karaoke ấy, nhưng mà là nghe nhạc gì, và hát nhạc gì, v.v... ;))
Nói chung, tình hình vẫn rất là tình hình! ;)

2Ti nói...

Đọc bài này làm em nhớ ra là chưa ghi "bình loạn" cuốn Những ngọn nến cháy tàn cho anh.
Cho em khất vì đang "lụt" quá :(

ΜΟCΆ™ nói...

Anh ơi, chẳng biết bên Âu- Mỹ họ thế nào, chứ em thấy ở nhà mình, có một điều rất chi đáng phê phán, đáng bàn, nhưng lại ít khi được chú ý và đề cập đến, ấy là cái văn hóa bán sách anh ạ.
Em mê đọc sách từ bé, cũng tại hồi bé chẳng có gì chơi ngoài sách, và em thấy may mắn cho đời em là ba mẹ em có đủ tiền để mà thỏa mãn cái sở thích "nành mạnh" này của em. Nhìn mấy đứa bạn, thích đọc sách, nhưng nhà khó khăn, đến ăn còn lo từng bữa, thì sách đâu mà đọc, tiền đâu mà tậu những bộ từ điển, đại từ điển và ti tỉ các thứ sách tham khảo với chuyên khảo khác, mà lòng em lại rộn ràng những cảm xúc khó tả. Vui riêng cho bản thân và buồn riêng cho những bạn bè.
Ai vào hiệu sách Tràng Tiền cũng biết, rờ vô quyển sách lâu lâu, săm soi hết quyển này đến quyển khác đã bị mấy cô bán sách NHÀ NƯỚC lườm cho lác xệch cả mắt, lườm cho mặt mũi mình cũng phải đỏ bừng ngượng nghịu, chứ đừng có nói hoặc mơ đến chuyện ngồi đó mà đọc cọp, coi cọp sách. Nhiều khi anh ạ, chỉ cần tra dăm ba chỗ, chạy ra cửa hàng (tiền xăng cũng quá tội), rờ vô cuốn sách đã bị lườm với nguýt, tra sách mà lấm lấm lét lét như đi trộm dưa... Bố khỉ!
Em đi 3 năm, không biết ở nhà đã đổi khác chưa, nhưng nếu như các cửa hàng sách thông thoáng hơn trong việc tạo điều kiện cho ng đọc....... coi cọp thì chẳng những cửa hàng ko mất gì mà còn góp phần nâng cao dân trí và thu hút đc nhiều người hơn nữa đến với sách, nhất là những ai thích đọc mà không có tiền, hoặc không muốn mất tiền.
Như nơi em đang học bây giờ, Tàu thôi, nhưng cửa hàng sách rất hay, từ nhà sách tư nhân đến nhà nước, anh thik coi sách, ok, cứ vào mà coi, xem đọc, ngồi phịch ra đất cả ngày, đọc hết cuốn này đến cuốn khác cũng được, miễn là ko làm ồn, làm mất vệ sinh chung và làm hư sách. Bọn sinh viên, kì thì là kéo ra hiệu sách còn hơn lên thư viện. một là thoáng mát, được mang đồ ăn thức uống vào; hai là lắm sách tham khảo mới; ba là không mất tiền; bốn là copy thoải mái...
Chẩng biết có nổi không một nền văn hóa đọc, rồi thì văn hóa viết và văn hóa tiêu thụ sách nếu như chẳng có cái tối thiểu là sự tôn trọng người đọc...
Hội chợ sách, màu mè lắm thay!!!
Phải không anh:P

Hoang Linh nói...

Âu - Mỹ thế nào anh ko biết, nhưng theo cái tư duy của chúng nó, anh nghĩ, để bóc lột được khách hàng, chúng nó phải biết tôn trọng, lễ độ và chiều Thượng đế! Nhất là trong những lĩnh vực văn hóa, sách vở... vì cái đó có thể liên quan đến sự tồn vong của đất nước, và doanh nghiệp (dài hạn là như thế, "trồng người" mà, cụ Hồ xưa học của Tàu, cũng thừa nhận vậy).
Bên anh ở, trẻ con từ bé đã thích vào thư viện hoặc hiệu sách, ít nhất là như thích chơi bời. Vì vào đấy chúng nó được phụng dưỡng như tiên, được coi như là "đối tác" lớn, trưởng thành; dịch vụ thì thật phong phú, từ đọc sách, nghe nhạc, nghe ngâm thơ... đến tất cả những thứ gì mà chúng nó cần, liên quan đến sách vở, thi phú. Và dĩ nhiên, cái này đối với trẻ con là miễn phí, với người lớn như anh thì 1 năm mất đâu vài USD gì đó. Thư viện 1 quận thôi cũng "hoành tráng" quá Thư viện Quốc gia nhà mình, sách mới , cũ, Đông Tây kim cổ chả thiếu thứ gì, nhân viên thủ thư thì dễ chịu đến thế là cùng, ko phải mấy bà, chị mặt "đâm lê" thường gặp ở Việt Nam, ăn lương của dân mà cứ làm như... làm phúc cho người đọc.
Nếu muốn biết CNCS ở đâu, thì cứ vào hệ thư viện bên này, là thấy! Đỡ phải tốn ngân sách cho nhữn công trình cấp nhà nước, tán tụng vớ vẩn về vấn đề này ;)
Nhóc nhà anh, năm nay 9 tuổi, rất bực tức vì bố mẹ bận quá, ít khi đưa nó đi thư viện hay nhà sách (cho dù thư viện cách nhà có 2-3 phút đi bộ). Mỗi lần đến hiệu sách, nó chọn chỗ có ghế đệm êm, mùa hè mát rượi, mùa đông thì ấm áp, lấy một chồng sách ra nghiền ngẫm, ko muốn về. Bây giờ, nó bắt đầu đọc và rất thích loạt sách phổ biến khoa học, xong cuốn nào là đố bố luôn, ví dụ "mời bố liệt kê 6 lý do khiến khủng long tuyệt chủng", hoặc "bố nói tên các hành tinh thuộc Thái Dương Hệ", làm bố hay bí lắm ;) Ko bao giờ có chuyện các cô bán sách, hay nhân viên thư viện, ý kiến ý cò gì về chuyện đọc sách "cọp", hay... ngả ngốn đọc lâu cả.
Hồi mới sang đây, một phát hiện mà anh rất thích thú (nghĩ lại mới thấy sự ngu si và ấu trĩ của mình ;)), là thư viện lớn nhỏ, từ cấp quận đến cấp... Quốc hội, ai vào cũng được, chả có những ngăn sách "cấm", hay ngăn dành riêng cho các vị này nọ. (Ở Việt Nam một thời, có quy định rất... ngu là dân chỉ được xem in ít thôi, chỉ chuyên gia, hay lãnh đạo mới được xem full, ko biết bây giờ vụ đó được cải thiện chưa?)
Cho nên, cứ kêu ca dân trí, văn hóa đọc này nọ, đúng là phải bắt đầu từ khởi điểm văn hóa bán sách, văn hóa thư viện (cho cộng đồng, đại chúng...). Đó là những cái căn bản, có thể cần 1-2 trăm năm, ko thể "lanh trí khôn" kiểu Trạng Quỳnh hay "đốt cháy giai đoạn", "đi tắt đón đầu" như phương châm hiện nay của Việt Nam...
Cái này, muốn có, trước hết Nhà nước phải có cái... đầu, và phải coi đó là một quốc sách trong nền giáo dục toàn dân. Ko phải Việt Nam ko có tiền để hỗ trợ những thứ văn hóa ấy, vấn đề là tiền đi đâu? Vào túi các quan tham nhũng, hay vào những mục đích vô bổ nhân danh Nhà nước (và cả nhân danh... Nhân dân ;)), mà ko cần nói ai cũng biết :((

Đăng nhận xét